Nông dân Đồng Nai giúp TP HCM truy xuất thịt heo qua điện thoại
15 máy quét mã vạch cùng hàng chục trang trại, hộ chăn nuôi sạch được đưa vào triển khai nhận diện nguồn gốc thịt heo qua điện thoại thông minh của người tiêu dùng TP HCM.
Cuối tháng 12, đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn thịt heo tại TP HCM sẽ được triển khai đến với người tiêu dùng. Trong đó, hơn 60% thịt heo của thị trường này là do thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai cung ứng.
Nhận diện nguồn gốc thịt heo qua mã vạch bằng điện thoại thông minh. Ảnh: Sở Công Thương TP HCM
Ông Trần Văn Quang, Trưởng Chi cục Chăn nuôi Thú y Đồng Nai cho biết, tỉnh hiện có khoảng 1,7 triệu con heo, với gần 1.600 trang trại. “Việc triển khai đề án sẽ giúp những hộ chăn nuôi bắt đầu nắm bắt, thay đổi phương pháp, mô hình để thích hợp với nhu cầu thị trường thực phẩm sạch, người sản xuất phải có trách nhiệm với người tiêu dùng. Người chăn nuôi cũng phải tự thích nghi, sàng lọc cách nuôi của mình để tồn tại”, ông Quang nói.
Theo ông Quang, thời gian qua Chi cục cũng chú trọng việc ứng dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi sạch, chuỗi giá trị, mô hình VietGap… Các nguồn gốc giống, thức ăn, kháng sinh và đặc biệt chất cấm được kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, hạn chế là số trang trại tham gia vào các mô hình này chưa nhiều.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Đồng Nai cho rằng, ngoài việc truy xuất nguồn gốc, việc đưa tem mã vạch vào các trang trại sẽ thuận lợi cho việc quản lý kiểm dịch hơn kiểu truyền thống rất nhiều. Hiện TP HCM đã cung cấp cho cán bộ kiểm dịch Đồng Nai 15 máy quét mã vạch cầm tay. Ngoài các chốt kiểm dịch, những máy này có thể kiểm tra, kích hoạt ở ngay trang trại cũng như lò mổ để kiểm soát thực phẩm…
Video đang HOT
Mô hình chăn nuôi heo sạch của ông Hải được ghi chép thông tin trên bảng theo dõi. Ảnh: Phước Tuấn.
Là một trong những hộ nuôi heo sạch được tham gia đề án, ông Nguyễn Văn Hải (Xã Bình Lộc, thị xã Long Khánh) phấn khởi khi heo của mình sẽ có chỗ đứng trong tương lai, chứ không phải bán trôi nổi trong mấy năm qua. Ông cho biết đã tham gia chăn nuôi heo sạch theo chuỗi giá trị của phân hiệu chăn nuôi Nam Bộ nhưng đầu ra rất bấp bênh.
“Chăn nuôi theo chuỗi, ngoài việc đầu tư công nghệ vào cơ sở hạ tầng, người nuôi cần phải ghi chép đầy đủ, khoa học nguồn giống, thức ăn, kháng sinh, ngày tháng xuất chuồng đầy đủ. Nhờ vậy mà sản phẩm làm ra luôn đạt tiêu chuẩn theo quy định”, ông nói.
Khi tham gia đề án, hầu hết trang trại, công ty cần cung cấp thông tin đầy đủ nhất để người tiêu dùng có thể nhận diện qua điện thoại thông minh. “Khi quét mã vạch trên sản phẩm ở chợ hoặc siêu thị, nếu thấy đó là trang trại mình thì cũng vui lắm chứ, vì sản xuất sạch đã có chỗ đứng hơn và dần xóa bỏ những thực phẩm trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ hiện nay”, ông Hải bộc bạch.
Đồng quan điểm, bà Lê Thị Lan (xã Cây Gáo, Trảng Bom) cho biết, mỗi ngày công ty bà xuất đi TP HCM gần 100 con heo. “Với việc tham gia đề án truy xuất nguồn gốc thịt heo qua điện thoại, ngoài lợi ích của người tiêu dùng thì mức độ ổn định giá sẽ tăng cao hơn khi chuỗi thực phẩm được rõ ràng, mình bạch”, bà Lan nói.
Hệ thống uống nước sạch tự động được ông Hải đầu tư cho trang trại heo của mình. Ảnh: Phước Tuấn.
Theo bà, đề án này mới nhưng người chăn nuôi Đồng Nai không bỡ ngỡ vì lâu nay họ đã áp dụng nhiều mô hình công nghệ hiện đại vào chăn nuôi. Nguồn giống, thức ăn được ghi chép đầy đủ, rõ ràng nên khi người tiêu dùng quét mã vạch sẽ thấy rõ điều đó.
Đề án Quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn thịt heo do sở Công thương TP HCM triển khai trên các chợ đầu mối của thành phố nhằm mục đích quản lý thực phẩm, giúp người tiêu dùng biết được nguồn gốc thông qua quét mã vạch trên thực phẩm bằng chính điện thoại thông minh của mình.
Phước Tuấn
Theo VNE
Sản xuất lúa theo VietGAP, nông dân hưởng lợi kép
Chuyển đổi sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP không chỉ giúp nông dân xã Yên Thái, huyện Yên Mô (Ninh Bình) giảm chi phí, tăng năng suất, mà còn tạo ra nông sản hàng hóa chất lượng cao, đồng đều, an toàn cho người sử dụng và môi trường.
Chi phí giảm, năng suất tăng
Hợp tác xã (HTX) Đông Thôn, xã Yên Thái là một trong hai đơn vị được Sở NNPTNT tỉnh Ninh Bình chọn làm điểm để xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp theo hướng VietGAP trong năm 2016. Mới thử nghiệm nhưng vào vụ thu hoạch vừa qua, bà con rất phấn khởi vì lúa được mùa.
Nông dân thu hoạch lúa đông xuân 2016 trên cánh đồng xã Khánh Thành, huyện Yên Khánh (Ninh Bình). Ảnh: Hải Đăng
Trò chuyện khi đang lội ruộng thăm lúa, chị Vũ Thị Bích ở xóm 1 cho biết: "Thời gian đầu thấy cán bộ xã đi vận động gia đình cũng băn khoăn nhiều, nhưng vẫn mạnh dạn làm. Đến giờ thấy bông lúa to, đều, lại không bị bệnh bạc lá nên tôi an tâm".
Chị Bích cho biết thêm, khi tham gia mô hình, các hộ được cán bộ địa phương xuống tận ruộng hướng dẫn áp dụng các biện pháp thâm canh lúa tổng hợp, sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng cao, gieo cấy tập trung, cấy mạ non, bón phân cân đối nên cây lúa cứng, ruộng thông thoáng. "Cái được nhất khi làm lúa VietGAP là tỷ lệ, mật độ sâu hại thấp và giảm hơn rất nhiều so với việc cấy lúa thường. Nhờ đó, nông dân không chỉ giảm được số lần phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm chi phí sản xuất mà còn bảo đảm được sức khỏe, có thêm thời gian làm việc khác" - chị Bích chia sẻ.
Cùng tham gia mô hình cây lúa VietGAP với hộ gia đình chị Bích, ông Phạm Văn Được ở xã Khánh Thành (Yên Khánh) cho rằng: "So với việc cấy lúa thường, sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP giảm được khá nhiều chi phí. Riêng vụ mùa năm nay, nhờ giảm lượng giống và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào chăm sóc, lúa đã giúp gia đình tôi giảm từ 30 - 40% chi phí".
Là vụ mùa đầu tiên áp dụng mô hình sản xuất lúa theo chuẩn VietGAP, xã Yên Thái, huyện Yên Mô triển khai trên diện tích 10ha với hơn 300 hộ tham gia. Ông Phạm Văn Thận - Phó Giám đốc HTX nông nghiệp Đông Thôn, xã Yên Thái cho biết: "Ban đầu triển khai làm, nông dân còn khá lúng túng. Song đến nay, bà con đã quen dần với phương pháp sản xuất mới. Đáng nói, việc xây dựng mô hình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP đã giúp nông dân trong vùng biết cách quản lý đồng ruộng bằng cách ghi chép nhật ký sản xuất an toàn, vệ sinh đồng ruộng sạch phần bảo vệ môi trường sinh thái".
Nói về hiệu quả việc áp dụng phương pháp sản xuất mới, ông Thận cho hay: So sánh giữa ruộng mô hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP và ruộng cấy truyền thống thì ruộng trong mô hình đẻ nhánh tập trung và kết thúc đẻ nhánh sớm hơn so với ruộng cấy truyền thống, tỷ lệ bông hữu hiệu cao hơn so với ruộng cấy truyền thống là 6,5%. Mật độ sâu, tỷ lệ hại của các đối tượng sâu bệnh hại ở ruộng mô hình cũng thấp hơn. "Đặc biệt, ở ruộng trong mô hình chi phí giống, thuốc BVTV thấp hơn trong khi năng suất lại cao hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn ruộng cấy truyền thống khoảng gần 7 triệu đồng/ha" - ông Thận nhấn mạnh.
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Ông Vũ Khắc Hiếu - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV (Sở NNPTNT Ninh Bình) cho rằng: Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về các sản phẩm gạo ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, năm 2016, Chi cục đã xây dựng mô hình thâm canh lúa tổng hợp theo hướng VietGAP tại 2 đơn vị là xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) và xã Yên Thái (huyện Yên Mô) với diện tích 40ha/2 vụ và bước đầu mang lại nhiều tín hiệu khả quan.
"Kết quả này sẽ là cơ sở để Chi cục tham mưu với Sở NNPTNT triển khai nhân rộng sản xuất lúa VietGAP trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, hình thành những vùng sản xuất được ứng dụng nghiêm ngặt các biện pháp kỹ thuật dựa trên cơ sở của hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI, kỹ thuật IPM. Từ đó, đưa nông nghiệp Ninh Bình phát triển nhanh và bền vững theo hướng tạo ra các sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh cao, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, thúc đẩy công cuộc phát triển nông nghiệp - nông dân - nông thôn và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới..." - ông Hiếu cho hay.
Theo Danviet
Liên kết nuôi cá rô phi VietGAP: Người nuôi lợi, người tiêu dùng an tâm Đó là đánh giá chung được đưa ra tại Hội thảo sơ kết dự án "Xây dựng mô hình liên kết nuôi cá rô phi theo VietGAP gắn với tiêu thụ sản phẩm". Cùng với hội thảo, trong 2 ngày 14 và 15.10, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã tổ chức tham quan mô hình nuôi cá rô phi theo tiêu chuẩn...