Nông dân điêu đứng vì sò chết đồng loạt
Gần 2 tháng nay, nhiều hộ nuôi sò ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang đứng ngồi không yên khi hàng tấn sò đang vào kỳ thu hoạch bỗng dưng chết hàng loạt.
Năm 2013, xã Cẩm Lĩnh có 8 hộ nuôi sò với tổng diện tích mặt nước hơn 12 héc ta. Đến giữa tháng 5, khi sò sắp đến kỳ thu hoạch thì chết đồng loạt. Nhiều diện tích nuôi sò chỉ sau một đêm đã chết gần hết. Điều lo ngại nhất là mặc dù tình trạng sò chết đồng loạt đã xảy ra gần 2 tháng nhưng đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân. Giờ đây thay vì khai thác sò để bán, người dân nơi đây phải thuê người đi cào sò chết đi chôn để tránh ảnh hưởng đến những diện tích sò còn lại.
Ước tính thiệt hại của 8 hộ dân trong vụ sò chết năm nay lên đến hơn 1 tỷ đồng
Video đang HOT
Gia đình chị Trần Thị Lam năm nay thả gần 2 tấn sò giống. Gần một năm trời ròng rã, chăm sóc, chưa kịp mừng thì chỉ sau một đêm toàn bộ diện tích sò bị chết gần như hết. Chị Lam than thở: “Hôm trước, sò vẫn bình thường vậy mà chỉ qua một đêm đã thấy nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Sò bắt đầu chết vào giữa tháng 5, cứ 10 con thì có khoảng 3 con chết, ngày trước đã nhặt hết sang ngày hôm sau lại thấy nổi lên. Vụ sò năm nay coi như mất trắng chú ạ. Không biết vụ sắp tới, chúng tôi có còn vốn để nuôi thả không nữa”.
Chẳng những không thu lợi được gì từ vụ sò năm nay, ngược lại người dân còn phải bỏ tiền ra đi thuê người về để cào, vớt sò để tránh lây lan sang những diện tích còn lại.
Cùng chung tình cảnh là gia đình anh Thái Văn Phương, năm nay gia đình anh đã đầu tư gần 300 triệu đồng để cải tạo bãi nuôi và thả hơn 4,5 tấn sò giống. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, thì gần 70% diện tích nuôi sò của gia đình anh đã bị chết.
Đó cũng đang là tình cảnh của những hộ nuôi sò của xã Cẩm Lĩnh. Khi hơn 60% diện tích sò nuôi đã bị chết, ước tính thiệt hại của 8 hộ dân này hơn 1 tỷ đồng.
Trao đổi với PV, ông Trần Đình Lam – Chủ tịch UBND xã Cẩm Lĩnh – cho biết, có thể là do thời tiết quá nắng nóng, hoặc do công tác vệ sinh, mật độ nuôi quá dày khiến sò bị chết hàng loạt. Tuy nhiên, theo những người dân nơi đây, thì nguyên nhân có thể là nguồn nước bị ô nhiễm do ảnh hưởng chất phụ gia của cây cầu đang xây nối hai xã Cẩm Lĩnh và Cẩm Nhượng.
Ông Lam cho biết, sau khi nhận được phản ánh của người dân, xã đã tới hiện trường kiểm tra, lập biên bản và báo cáo lên huyện. Huyện cũng đã cử cán bộ Phòng NN& PTNT xuống làm việc nhưng đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân.
Theo Dantri
Phát hiện 3 ngôi mộ trong lòng hồ Kẻ Gỗ
Sáng nay 5/6, Trung tá Đặng Văn Hùng - Chính trị viên, Phó Ban Chỉ huy quân sự huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) - cho biết, đơn vị đang xin ý kiến tiến hành thủ tục để cất bốc, quy tập 3 ngôi mộ vừa tìm thấy tại lòng hồ Kẻ Gỗ.
Các cơ quan chức năng đang làm các thủ tục cần thiết để cất bộc và quy tập các phần mộ về nghĩa trang huyện Cẩm Xuyên
Trước đó, một người dân ở xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh trong quá trình đi rừng đã vô tình phát hiện một số phần mô nằm tại lòng hồ. Ngay sau khi nhận được tin báo từ nhân dân, Ban Chỉ huy quân sự huyện Cẩm Xuyên đã lập đoàn cán bộ liên ngành tiến hành khảo sát và đã phát hiện 3 ngôi mộ.
Vị trí 3 ngôi mộ nằm cạnh sân bay Ly Bi trước đây (hiện nằm trong lòng hồ Kẻ Gỗ), sát tuyến đường 22 - con đường huyết mạch giao thông chi viện quân lương cho tiền tuyến trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả 3 ngôi mộ đều được ghép bằng các viên đá.
Ngay sau đó, Ban Chỉ huy quân sự huyện Cẩm Xuyên đã tiến hành mọi thủ tục tâm linh và có văn bản báo cáo lên Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo. Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết sẽ tiến hành cất bốc, quy tập các phần mộ về nghĩa trang liệt sĩ huyện theo quy định.
Theo Dantri
Cán bộ xã đồng loạt đi tham quan, dân "ngơ ngác" Khi hàng chục héc ta lúa sắp đến thời điểm thu hoạch đang bị ngả rạp, người dân đứng ngồi không yên, thì cán bộ xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lại kéo nhau vào Nam tham quan. Người dân địa phương phản ánh, thời gian qua, nhiều diện tích lúa sắp đến thời kỳ thu hoạch bị đổ hàng loạt...