Nông dân Cố đô xây dựng chuỗi nông sản sạch
Đề án “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn” do Hội ND tỉnh Ninh Bình triển khai, đến nay đã được đông đảo nông dân tham gia hưởng ứng và trở thành phong trào lan tỏa khắp các xã, huyện trên địa bàn.
Nông dân tích cực tham gia
Là một trong những cơ sở đã cam kết tham gia mô hình “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn” do Hội ND tỉnh, Hội ND TP.Ninh Bình triển khai, cơ sở sản xuất bún an toàn Tiến Thơm tại phố Phúc Chỉnh 1, phường Nam Thành, TP.Ninh Bình đến nay đã thấy được nhiều lợi ích và có hiệu quả kinh tế cao hơn trước. Đặc biệt, cơ sở này cũng đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Lãnh đạo T.Ư Hội NDVN và Hội ND Ninh Bình tham quan, kiểm tra sản phẩm nông sản an toàn bày bán tại cửa hàng Minh Công ở Yên Mô (Ninh Bình). Ảnh: Trần Quang
Từ một nông hộ nhỏ lẻ, sản xuất chủ yếu thủ công kết hợp với chăn nuôi dẫn đến năng suất chưa cao, lãi ít, doanh thu còn thấp, năm 2005 được sự hỗ trợ của Hội ND địa phương, gia đình ông Đàm Viết Tiến đã mạnh dạn đầu tư 200 triệu đồng để mua sắm hệ thống dây chuyền máy móc làm bún hiện đại.
“Ngày nay, với công nghệ máy móc hiện đại, người làm bún chỉ việc ngâm gạo rồi cho vào máy vừa xay bột vừa làm bún, công việc nhẹ nhàng, cần ít lao động hơn” – ông Tiến nói.
Theo ông Tiến, dù máy móc mới có năng suất rất cao nhưng để làm ra được sản phẩm bún ngon đòi hỏi phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu lựa chọn gạo, ngâm gạo. Vậy nên, cơ sở của ông Tiến đã sáng tạo ra bí quyết ngâm gạo theo cách riêng, khi làm thành bún không bị vữa và không có mùi chua, sợi bún sản xuất ra đẹp và thơm ngon, có độ dai hơn đáp ứng với nhu cầu của khách hàng.
Hiện, trung bình mỗi ngày cơ sở của ông Tiến sản xuất được 4 tạ bún, tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài thành phố với giá thành 6.500 – 7.000 đồng/kg. Trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình ông thu 100 triệu đồng.
Bên cạnh việc làm giàu cho mình, ông Tiến còn tích cực vận động các hộ nông dân sản xuất bún trên địa bàn tham gia thành lập tổ hợp tác “Sản xuất bún bánh an toàn” với 8 thành viên để cùng nhau trao đổi chia sẻ, kinh nghiệm sản xuất bún đảm bảo an toàn góp phần tạo sức lan tỏa niềm tin về thực phẩm sạch đến người tiêu dùng.
Video đang HOT
Tiếp tục nhân rộng mô hình
Cùng với mô hình sản xuất bún an toàn của ông Tiến, tỉnh Ninh Bình cũng đang nổi lên nhiều mô hình khác như cơ sở sản xuất bún Thiện Oanh (TP.Ninh Bình), cơ sở sản xuất mắm tép Bà Thiều (Gia Viễn)…
Bên cạnh việc nhân rộng mô hình sản xuất an toàn, Hội ND tỉnh Ninh Bình cũng tích cực phối hợp với các cấp hội trên địa bàn liên tiếp mở thêm các cửa hàng nông sản sạch trên địa bàn tỉnh. Đáng mừng hơn cả, những cửa hàng này đã có mặt ở các xã thay vì chỉ nằm ở trung tâm các huyện như những cửa hàng nông sản sạch trước đây. Điều này thể hiện sự mạnh dạn, thậm chí có phần mạo hiểm của Hội ND cũng như các chủ cửa hàng, bởi thị trường tiêu thụ ở vùng nông thôn vẫn được coi là “yếu hơn” khu trung tâm.
Ông Đinh Hồng Thái – Chủ tịch Hội ND Ninh Bình cho biết, sau thời gian triển khai đề an “Nông dân Ninh Bình noi không vơi thưc phẩm bẩn giai đoạn 2016-2020″, toàn tỉnh đã có 9 cửa hàng nông sản an toàn cấp tỉnh và 2 cửa hàng nông sản an toàn cấp huyện; 458 mô hình “Nông dân nói không với thực phẩm bẩn”, trong đó có 22 mô hình cấp tỉnh, 43 mô hình cấp huyện, thành phố.
“Từ việc nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản an toàn, chúng tôi rất kỳ vọng sẽ đem nông sản sạch đến cho bà con ở các vùng quê, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống ngày một tốt hơn” – ông Thái khẳng định.
Theo Danviet
Chuyện có ai ngờ: Dùng rác làm phân bón trồng tỏi Lý Sơn sạch 100%
Cách trồng này ngoài giảm chi phí đầu vào còn cho năng suất thu hoạch cao, đặc biệt sản phẩm tỏi củ thu hoạch được chứng nhận là "sạch 100%". Vì vậy giá tỏi mà anh Định dự kiến bán ra thị trường từ 250.000-270.000 đồng/kg tỏi khô, cao hơn gấp 3-4 lần so với sản phẩm cùng loại trồng theo cách truyền thống.
Những ngày gần cuối tháng 2, anh Nguyễn Văn Định (sinh 1981), ở thôn Tây, xã An Hải của huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bắt đầu thu hoạch số tỏi trồng theo phương thức mới, bằng cách dùng mùn rác thay phân để bón, ở tại khu vực cánh đồng thôn Đồng Hộ, cùng xã.
Sau khi tìm hiểu, tham khảo ý kiến từ cán bộ chuyên môn, tháng 9.2018, trên diện tích đất được thuê 6 sào ở tại thôn Đồng Hộ, anh Định thí điểm trồng tỏi theo phương thức mới dùng mùn rác hữu cơ thay phân để bón.
Trò chuyện với PV Báo Dân Việt, anh Định tâm sự: "Thời gian qua tình trạng nhiều nơi người dân lạm dụng phân hóa học để bón, phun thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để cây trồng khỏi bị bệnh, nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy khi chọn mua sử dụng, người tiêu dùng hướng đến các loại nông sản sạch, tự nhiên nên tôi nảy sinh ra ý tưởng trên".
Sau khi tìm hiểu trên sách, báo và tham khảo ý kiến từ các nhà chuyên môn, anh Định quyết định làm thí điểm mô hình tỏi sạch bằng cách chọn dùng mùn rác hữu cơ của nhà máy rác sinh hoạt của huyện, thay phân hóa học để bón như truyền thống.
Qua theo dõi trong quá trình trồng bằng phương thức mới, cây tỏi phát triển tốt.
Theo đó trên diện tích 6 sào (500m2/sào) đất thuê ở thôn Đồng Hộ, cùng xã; trước khi phủ lớp cát trên mặt, anh Định rải lớp phân mùn rác dày khoảng 3cm và xuống giống. Sau 5 tháng trồng và chăm sóc, diện tích tỏi trồng thí điểm bằng phương pháp trên phát triển khá tốt và đã cho thu hoạch, với sản lượng ước đạt từ 500-700 kg tươi/sào, tương đương sản lượng trồng theo cách truyền thống.
Sau 6 tháng trồng (từ tháng 9.2018-2.2019), diện tích tỏi trồng thí điểm của anh Định cho năng suất không kém gì cách trồng truyền thống.
Nói về ưu điểm khi trồng theo phương thức mới này, anh Định chia sẻ: "Ngoài lớp phân mùn (rải giữa 2 lớp đất thịt và cát trước khi xuống giống) mua với giá 600 đồng/kg, với số lượng sử dụng 500-700 kg/sào, thì trong quá trình chăm sóc đến thu hoạch, người nông dân chỉ phải tưới nước, không sử dụng thêm bất kỳ loại phân hóa học, thuốc BVTV thêm. Vì vậy tính tổng chi phí đầu tư theo kiểu trồng này khoảng 8 triệu đồng/sào/vụ, giảm từ 40-60% so cách trồng truyền thống".
Với sản phẩm "sạch 100%" nên giá mà anh Định dự kiến bán ra từ 250-270.000 đồng/kg tỏi khô, cao hơn gấp 3-4 lần so với sản phẩm trồng theo cách truyền thống.
Với phương thức này người trồng tận dụng được nguồn phân mùn từ nhà máy rác, năng suất thu hoạch không thu kém, quá trình chăm sóc chỉ tưới nưới nên sản phẩm tỏi trồng khi thu hoạch "sạch 100%"... Vì vậy giá mà anh Định dự kiến bán ra từ 250.000-270.000 đồng/kg tỏi khô, cao hơn gấp 3-4 lần so với sản phẩm trồng theo cách truyền thống.
Tuy nhiên, theo anh Định, cái khó khi trồng theo phưng thức trên đòi hỏi việc tưới nước hàng ngày phải diễn ra vào sáng sớm, trước khi mặt trời mọc. Lượng nước tưới nhiều và thường xuyên hơn, trong khi nguồn nước ngọt trên đảo đang cạn kiệt dần. Nhưng nếu so sánh chung với cách truyền thống, việc dùng mùn rác thay phân trồng tỏi lợi nhiều hơn hại. "Vì vậy trong thời gian đến, tôi sẽ tăng diện tích và liên kết với một số hộ dân trên đảo mở rộng trồng theo hướng mới này", anh Định cho biết.
Theo Danviet
Trèo đèo, lội suối "săn' đặc sản rau dớn rừng, đếm lọn thu tiền Hiên, rau dớn rừng - một trong những đặc sản của vùng miền núi Quảng Ngãi được kha nhiều người biết và tìm mua. Tuy nhiên để hái loại rau này, có lúc người dân phải đi xa hang chục cây số vào tận rừng sâu nơi hẻo lánh. Cũng như một số loại rau rừng tự nhiên khác, rau dớn mọc hoang...