Nông dân “chơi” Facebook, Zalo: Không ngờ nhiều người mua đến vậy
Cùng với xu thế phát triển của xã hội hiện đại, người nông dân sử dụng mạng xã hội như một công cụ hữu ích, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp.
Kết nối
Đã 2 năm nay, mỗi tối bà Mạc Thị Hải ở xã Thanh Lang (huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương) đều dành 1 tiếng đồng hồ bên chiếc máy vi tính để giao lưu với những người bạn làm nông nghiệp ở khắp mọi miền đất nước qua Facebook. Thông qua mạng xã hội (MXH) này, bà Hải có thêm được nhiều kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi để áp dụng vào sản xuất.
Nhà nông đã quen với việc dùng Smartphone chụp ảnh nông sản đưa lên mạng xã hội để tìm mối tiêu thụ
“Cứ nhắc tới nông dân là mọi người nghĩ ngay về sự lạc hậu, chậm thay đổi. Nhưng con gái chỉ mất 2 ngày hướng dẫn thì một người ít tiếp xúc với máy móc như tôi đã có thể dùng Facebook thành thạo. Hiện tôi tham gia vào các nhóm và theo dõi các trang liên quan tới nông nghiệp, nông thôn trên Facebook để tìm hiểu tình hình sản xuất ở khắp các vùng miền. Từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm cho bản thân”, bà Hải phấn khởi nói.
Trước kia, những lúc gặp khó khăn trong sản xuất, bà phải xoay xở rất vất vả vì chỉ trông chờ vào tư vấn của cán bộ HTX Dịch vụ nông nghiệp hay người bán vật tư nông nghiệp. Còn hiện tại, bà được hỗ trợ bởi cả cộng đồng mạng.
“Mặc dù không thân quen nhưng mọi người chia sẻ thông tin rất nhiệt tình. Qua đó, tôi biết được vấn đề mình đang gặp phải là gì và biện pháp khắc phục như thế nào”, bà Hải cho biết thêm.
Cũng nhờ MXH mà anh Nguyễn Văn Đạt ở xã Hiệp An (huyện Kinh Môn, Hải Dương) có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp ở nhiều nơi mà không phải cất công đi đâu xa. Facebook cá nhân cũng là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm trong quá trình khởi nghiệp của anh. Mỗi bức ảnh, mỗi dòng trạng thái đăng trên Facebook, Zalo khi gặp trở ngại hay lúc thu hái những thành quả đầu tiên trên chặng đường nông nghiệp đầy gian nan, anh đều nhận được sự động viên, ủng hộ từ những người bạn xa lạ.
Đối với anh Đạt, Facebook, Zalo là kho tư liệu khổng lồ về nông nghiệp. Thông tin trên MXH luôn được cập nhật liên tục nên nông dân sẽ nắm bắt được những cái mới trong sản xuất nông nghiệp.
Video đang HOT
Anh Đạt cho biết: “Ý tưởng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ của tôi cũng bắt đầu từ một chia sẻ mà tôi tâm đắc trên Facebook về chất lượng nông sản. Và phần lớn kỹ thuật canh tác của phương thức sản xuất mới mẻ này tôi cũng học được từ những người bạn trên Facebook. Chúng tôi không quen biết song có chung niềm đam mê, tâm huyết với nông nghiệp nên những lời khuyên đều thật lòng”.
Hiện anh Đạt đang làm cố vấn cho Câu lạc bộ Khởi nghiệp nông nghiệp miền Bắc. Câu lạc bộ duy trì hoạt động qua MXH bởi các thành viên ít có điều kiện gặp nhau. Anh hy vọng kinh nghiệm mình tích lũy được qua sách vở và thực tế sẽ giúp ích được cho nhiều người.
Sự bùng nổ của MHX là nền tảng để xây dựng một nền nông nghiệp kết nối. Ở đó, những nông dân không quen biết, chưa gặp mặt vẫn có thể giúp đỡ nhau trong sản xuất. Đây cũng là “chìa khóa” để mở cánh cửa của nền nông nghiệp thông minh, hiện đại.
Thu hẹp khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng
MXH không chỉ kết nối, tập hợp nông dân chia sẻ kinh nghiệm sản xuất mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn khoảng cách giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Nhờ có MXH, nông dân sẽ biết được xu hướng tiêu dùng để có những điều chỉnh phù hợp. MXH cũng là kênh truy xuất nguồn gốc hiệu quả, tiện lợi bởi khách hàng có thể tự kiểm chứng thông tin sản xuất.
Gần 40 năm gắn bó với nông nghiệp, đến bây giờ bà Ngô Thị Vụ ở xã Hồng Phong (Nam Sách) mới vơi bớt nỗi lo về đầu ra cho nông sản. Những năm trước, khi 2 mẫu thiên lý chuẩn bị cho thu hoạch, bà luôn thấp thỏm, trông ngóng thương lái đến thu mua. Còn hiện tại nhờ có Facebook, bà đã chủ động hơn trong khâu tiêu thụ. Được con lập cho tài khoản Facebook, bà Vụ đăng bài bán hoa thiên lý trên trang cá nhân và trong các hội nhóm. Bà không nghĩ lại có nhiều người hỏi mua đến vậy. Chỉ trong một thời gian ngắn, vườn thiên lý nhà bà được mọi người biết đến, chủ động gọi điện đặt mua.
“Thấy hiệu quả nên tôi đăng bài nhiều hơn, không chỉ là thông tin về số lượng, giá cả mà còn cả những hình ảnh trong quá trình chăm sóc. Vì vậy, khách hàng càng tin tưởng hơn vào sản phẩm của gia đình. Giờ tôi không còn lo lắng vì phải phụ thuộc vào tiểu thương như trước”, bà Vụ hào hứng nói.
Chị Phạm Thị Thanh Tình ở xã Thanh Thủy (Thanh Hà) cũng sử dụng Zalo để tiếp cận khách hàng có nhu cầu mua vải thiều tươi, khô. Nhiều thời điểm vải xuống giá, thương lái được đà ép giá nên chị Tình mạnh dạn đăng tải thông tin lên Zalo để nhờ bạn bè tìm mối tiêu thụ. Kết quả đạt được còn hơn những gì chị mong muốn.
“Trong khi tiểu thương thu mua với giá rẻ thì người tiêu dùng lại phải mua với giá cao. Từ đó tôi đã dùng Zalo để tự quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình, mang sản phẩm tới tận tay người tiêu dùng mà không qua trung gian. Ban đầu, tôi chỉ định bán vải của nhà nhưng do người nọ giới thiệu người kia, khách hỏi mua nhiều nên vụ vừa qua, tôi lấy thêm vải của các hộ khác để bán mới đáp ứng được nhu cầu của khách”, chị Tình cho biết.
Trước sự phát triển của công nghệ thông tin, những nông dân năng động, nhạy bén đã khai thác được các tính năng tiện lợi của MHX để làm gia tăng giá trị sản xuất. Không những vậy, MXH còn góp phần tạo ra sức mạnh cộng đồng trong nông nghiệp, giúp nông dân có thêm niềm tin trong sản xuất, kinh doanh.
Theo Nguyễn Mơ (Báo Hải Dương)
Điểm mặt các thực phẩm 'sống nhờ' lưu huỳnh, độc hại cần tránh
Từ trước tới nay không ít vụ thực phẩm, hàng hóa được ngâm tẩm lưu huỳnh khiến chúng trở nên ngon, đẹp mắt bị lực lượng chức năng thu giữ gây chấn động xã hội.
Riềng xay nhỏ ngâm tẩm lưu huỳnh tại Hải Dương
Thông tin từ Phòng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (PC05), Công an tỉnh Hải Dương cho biết, ngày 16/1, đơn vị này vừa phát hiện một cơ sở sản xuất riềng xay của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Linh (SN 1970) và chồng là Nguyễn Văn Khánh (SN 1966), có địa chỉ tại xã Tiền Tiến, huyện Thanh Hà, Hải Dương .
Tại hiện trường, lực lượng chức năng Hải Dương đã phát hiện cơ sở này sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm là lưu huỳnh (diêm sinh) và chất tạo màu vàng không có nguồn gốc xuất xứ, hóa đơn chứng từ để trộn vào thực phẩm là củ riềng đã được xay nhỏ.
Vào thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, tại cơ sở này có 500 kg củ riềng; 400 kg củ riềng đã rửa sạch và đang ủ lưu huỳnh; 400 kg riềng thành phẩm đã xay nhỏ và được trộn bột màu vàng. Theo khai nhận của vợ chồng ông Khánh, bà Linh, họ sản xuất riềng xay để bán tại chợ Hội Đô, TP Hải Dương.
Những thực phẩm được 'ngâm tẩm" lưu huỳnh bị lực lượng chức năng phát hiện
Thu giữ 2,6 tấn măng khô nghi tẩm lưu huỳnh
Trước đó, VOV đưa tin, Công an huyện Đô Lương, Nghệ An đã phát hiện tiến hành kiểm tra đột xuất tại lò sấy măng của hộ đình anh Thái Bá Hào (SN 1971, trú tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương), đã phát hiện cơ sở này sử dụng nhiều chất phụ gia không rõ nguồn gốc để tẩm ướp, sấy măng. Thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất, cũng như mẫu chất phụ gia. Đặc biệt, trong số các loại chất phụ gia có một số lượng lớn chất bột màu vàng, chủ cơ sở khai là bột lưu huỳnh dùng trong quá trình ướp, sấy măng khô.
Thu giữ 5 tấn khoai mài sử dụng lưu huỳnh
Báo Nghệ An đưa tin, qua công tác kiểm tra đoàn liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Tương Dương, Nghệ An đã phát hiện 5 tấn khoai mài tẩm ướp hóa chất tại một cơ sở thu mua trên địa bàn. Đó là cơ sở thu mua lâm sản phụ của ông Nguyễn Văn Hùng, ở xã Tam Quang.
Qua kiểm tra đoàn đã phát hiện cơ sở này này đang chứa trên 5 tấn khoai mài đã được sơ chế, bảo quản bằng lưu huỳnh không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Qua đấu tranh khai thác, chủ cơ sở này cho biết, số lượng khoai mài trên sau khi sơ chế bằng hóa chất bảo quản sẽ được vẩn chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ.
Lưu huỳnh là nguyên tố tự nhiên quen thuộc, có trong thức ăn hàng ngày của chúng ta những thực phẩm có chứa lưu huỳnh như thịt, cá, trứng (nhất là lòng đỏ), hải sản, nấm, tỏi, hạt có dầu... Nhu cầu về acid amin có lưu huỳnh ước tính mỗi ngày khoảng 13mg/kg trọng lượng đối với phụ nữ và 14mg/kg trọng lượng đối với nam.
Lưu huỳnh nguyên chất (công nghiệp) thường được sử dụng để sấy và chống mốc, hoặc phòng trừ một số bệnh hại cây trồng. Lưu huỳnh công nghiệp là hóa chất độc hại không được phép sử dụng trong chế biến và bảo quản thực phẩm. Tuy nhiên ở nước ta, tình trạng lạm dụng lưu huỳnh công nghiệp rất phổ biến trong tẩm sấy các dược liệu, nhất là loại có hàm lượng tinh bột cao, sấy hoa quả khô, măng khô... Vì lợi nhuận, bất chấp việc ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng lưu huỳnh để chống mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng bằng cách tẩm trực tiếp.
Hiện chưa có báo cáo cụ thể nào về các bệnh nhân mắc bệnh có liên quan thực phẩm chứa chất lưu huỳnh hoặc sử dụng chất lưu huỳnh để bảo quản. Tuy nhiên, nếu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm có chứa chất lưu huỳnh công nghiệp có nồng độ cao, lâu dài sẽ gây tổn thương về thần kinh, thay đổi hành vi; ảnh hưởng hệ tuần hoàn, chức năng tim mạch, tổn thương mắt, giảm thị lực, ảnh hưởng chức năng sinh sản, hệ miễn dịch, tuyến nội tiết. Nếu cấp tính, thì có biểu hiện ngạt mũi, chảy nước mắt, đau đầu, tức ngực...
Nếu sử dụng lưu huỳnh bừa bãi và quá mức cho phép trong thực phẩm sẽ gây suy thận, bệnh phổi, ảnh hưởng đến sự phát triển của não...
An Dương (T/h)
Theo VietQ.vn
Bị bỏng điện nặng, bé trai nguy cơ hỏng cả chân lẫn tay Bị bỏng điện, Minh Tuấn phải trải qua 3 lần phuẫt thuật cắt hoại tử, ghép da để cứu chân và cánh tay. Hiện tại, cậu bé đang phải đối diện với muôn vàn khó khăn từ hậu quả của tai nạn không đáng có. Có mặt tại Viện bỏng Quốc gia nơi em Nguyễn Minh Tuấn (sinh năm 2007, trú tại xóm...