Nông dân chờ…”cuộc cách mạng”
Trong một cuộc gặp gỡ hồi đầu tháng 3.2017 giữa lãnh đạo tỉnh với các hộ làm nghề truyền thống, nhiều lão nông từ những làng rau trên địa bàn tỉnh có vẻ không hào hứng mấy với câu chuyện trông chờ đầu tư công nghệ hay hỗ trợ ít vốn phát triển từ Nhà nước. Liệu có phải họ đợi một cú hích khác, có chiều sâu hơn và an toàn hơn?
Mô hình chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Tam Thăng (Tam Kỳ) mang lại hiệu quả cao.
1. Tháng 6.2016, những câu chuyện về một nền nông nghiệp xứ Quảng “chất lượng cao” với sự kỳ vọng vào những mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm nông – lâm – thủy sản an toàn “từ sản xuất đến bàn ăn” được quan tâm với nhiều hội thảo, diễn đàn. Và chuỗi nông sản sạch (bao gồm các sản phẩm từ rau củ quả, thịt heo, trứng gà – thịt gà, nước mắm truyền thống và tôm nuôi theo tiêu chuẩn an toàn), với sự tham gia tự nguyện của các trang trại, cơ sở sản xuất, hay thậm chí từ hộ nuôi trồng nhỏ lẻ gần như được xem là phương thức kiểu mẫu để kích thích một cuộc phát triển mới cho ngành nông nghiệp.
Có 4 mục tiêu được đưa ra, từ tăng cường sản xuất nông nghiệp sạch, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà” (nhà nước – nhà nông – nhà doanh nghiệp – nhà khoa học), tiếp cận các cơ chế và chính sách, sự phát triển bền vững của sản phẩm nông nghiệp sạch được xem là định hướng cho việc thiết lập một nền nông nghiệp mới, phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Thế nhưng, những cuộc khủng hoảng thị trường, mà rõ nhất là gần đây giá bán sản phẩm heo thịt, bò thịt và hàng loạt loại rau quả chủ lực rớt thê thảm đã gây nên nhiều “hoài nghi” với câu chuyện này.
Sản phẩm sạch không tiêu thụ được, nhiều hộ dân ở thôn Lang Châu Bắc (Duy Phước, Duy Xuyên) quay lại phương thức sản xuất truyền thống.
Tháng 4.2017. Chúng tôi nhìn thấy những giọt nước mắt của người chăn nuôi heo. Nhà nông điêu đứng vì giá heo sữa và heo hơi tụt dốc không phanh. Ngoài việc mở quán bún nhỏ nơi đầu làng và canh tác vài sào ruộng lúa, cách đây hơn 5 năm vợ chồng bà Lê Thị Tuyết (thôn Trung Vĩnh, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn) đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại kiên cố thả nuôi 6 con heo nái để có nguồn heo con giống bán ra thị trường nhằm tăng thêm thu nhập.
Tuy nhiên, từ tháng 7 năm ngoái đến nay thì giá heo tụt giảm mạnh khiến bà Tuyết chẳng còn mặn mà với mô hình chăn nuôi bao năm qua mình theo đuổi. “Bây giờ, giá một con heo giống còn thua một con gà thịt nặng chừng 1,2kg.
Video đang HOT
Cần mẫn chăm sóc đàn heo nái đó suốt 3 tháng rưỡi trời, nếu suôn sẻ thì nó đẻ được sáu chục con heo con, nuôi mấy bầy heo con thêm hơn 1 tháng nữa nhưng khi bán thì chỉ thu về chừng 7 triệu đồng. Ngần đó tiền, làm sao đủ bù chi phí” – bà Tuyết chia sẻ. Và câu chuyện này, trở đi trở lại trong suốt nhiều năm nay, nhà nông phải gánh lấy những cuộc “sụt sùi” của một thị trường hết sức bấp bênh.
Những tưởng ở một con đường đi khác, bài bản ngay lúc bắt đầu, người nông dân sẽ ít chịu rủi ro hơn, bằng việc tham gia chuỗi liên kết sản xuất nông sản sạch. Nhưng kịch bản của 17 hộ tham gia mô hình nuôi heo sạch tại huyện Thăng Bình vẫn không khác mấy các hộ chăn nuôi bên ngoài. Đã có nhiều hồ hởi và kỳ vọng về một hướng đi mới của ngành nông nghiệp Quảng Nam, bắt đầu từ chuỗi thực phẩm sạch ở cửa hàng mang tiêu chí kinh doanh nông sản an toàn của Công ty TNHH Sản xuất & chế biến thực phẩm Quảng Nam khai trương. Với việc thực hiện chăn nuôi và giết mổ theo tiêu chuẩn an toàn, doanh nghiệp này kỳ vọng mỗi ngày sẽ có hàng trăm con heo cung ứng thị trường TP. Hồ Chí Minh và cho thị trường tại chỗ 30 – 40kg. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện nay, cửa hàng thực phẩm sạch của công ty này đóng ngay tại thị trấn Hà Lam vẫn chưa có lượng khách hàng đủ nhiều để tiêu thụ số lượng thịt heo như mong muốn. Những hộ chăn nuôi nằm trong chương trình liên kết này không tránh khỏi tình trạng thua lỗ dù đã được công ty bao tiêu đầu ra.
2. Dịp Tết Đinh Dậu, giá rau rẻ một cách bất thường. Thời tiết thuận lợi cộng với những mặt hàng nông sản không rõ nguồn gốc tuồn vào thị trường, khiến nhà nông khóc ròng. Kể cả những nông sản được kiểm định theo tiêu chuẩn VietGap, vẫn không thể thoát ra được vòng xoáy thị trường. Làng rau Lang Châu Bắc (Duy Phước, Duy Xuyên) “tháo chạy” khỏi tiêu chuẩn VietGap.
Làng rau Bàu Tròn (Đại An, Đại Lộc) ngắc ngoải trong cơn nhập nhằng giữa sản phẩm sạch và sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chưa kể, một làng rau Hưng Mỹ (Bình Triều, Thăng Bình) từng được xem như mô hình kiểu mẫu để kích thích nông dân làm nông nghiệp sạch. Xem chừng những kế hoạch để xây dựng một nền “nông nghiệp công nghệ cao”, “nông nghiệp sạch” không thể trụ vững nếu hiện trạng giá cả thị trường không cải thiện. Quả là câu chuyện khó, khi mà nông nghiệp Việt Nam vẫn đang liên tục tìm cách tăng năng suất để phục vụ cho xuất khẩu… giá rẻ.
Tại các cuộc hội thảo chuyên đề, không ít chuyên gia nông nghiệp vẫn lắc đầu với hiện trạng rằng đầu ra nhiều nông sản sạch vẫn còn quá bấp bênh nên nhiều nông dân ngại tham gia phát triển, nhân rộng nhanh các mô hình sản xuất nông sản sạch. Theo đánh giá của ngành liên quan và nhiều nông hộ, giá rau sạch trên thị trường vẫn tương đương giá các loại rau thông thường khác. Ngoài ra, nông dân chủ yếu bán hàng thông qua thương lái, thiếu các kênh phân phối riêng.
Phần lớn các sản phẩm rau củ quả sạch cũng chưa được đóng gói và có bao bì, nhãn hiệu hàng hóa để giúp người tiêu dùng phân biệt với các sản phẩm được sản xuất theo quy trình thông thường… Đáng ngại hơn, đôi lúc sản phẩm sạch làm ra không được hấp dẫn người tiêu dùng.
Nguyên nhân là sản phẩm không tươi tốt và có màu sắc sáng đẹp như các loại rau quả thông thường vì phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng. Tương tự, nhiều mô hình sản xuất sạch đối với lúa gạo, trái cây, thủy sản, đa số nông dân chỉ gặp thuận lợi về đầu ra sản phẩm khi có sự hợp tác, liên kết sản xuất và bao tiêu của các doanh nghiệp…
Vậy thì người dân xứ Quảng thiếu gì để làm nên một “cuộc cách mạng” nông nghiệp sạch, đầu tiên từ các chuỗi nông sản an toàn đã được xác nhận đầu tư? Ông Nguyễn Văn Tuấn, một nông dân đang có hơn 1ha đất sản xuất rau hữu cơ – không hóa chất tại làng rau Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP. Hội An) kể một câu chuyện rằng, mỗi sáng sẽ có một đội thanh niên từ Đà Nẵng đến làng rau và giúp nông dân mang rau này cung ứng tại TP.Đà Nẵng. Nhóm thanh niên này là trung gian giữa nông dân Trà Quế với các hộ kinh doanh rau sạch ở Đà Nẵng.
Cũng với hình thức tương tự, lão nông Phạm Mèo (Cẩm Thanh, Hội An) nói nhiều khi phải ngưng nhận đơn đặt hàng vì nguồn rau không đủ cung, dù giá rau hữu cơ cao hơn nhiều lần so với rau sản xuất theo kiểu truyền thống. Nhắc lại câu chuyện về kích hoạt cho một sự phát triển nông nghiệp mới của Quảng Nam, từ việc xây dựng các chuỗi nông sản sạch, nhiều người cho rằng, thứ cần nhất của nông dân không phải là công nghệ hay vốn đầu tư, mà phải tạo cho họ cơ hội phát triển. Để nắm bắt thị trường không phải chuyện dễ, và nhà nông thiếu nhất là điều này.
Ở một góc độ khác, khi vừa xuất bán hơn mấy trăm ký ớt với giá rẻ mạt, ông Nguyễn Phi Dư (Điện Bàn) cho biết, mấy chục năm làm hoa màu, chưa bao giờ ông thấy thị trường khốc liệt như hiện tại, kể cả hàng xuất khẩu hay chỉ bán trong nước. Liệu rằng trong câu chuyện phát triển chuỗi nông sản sạch, cú hích để bật lên xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, là cần một sự đầu tư kỹ lưỡng và bài bản để có những nghiên cứu thị trường xác đáng, trợ sức cho nhà nông.
Theo Trí Quân – Văn Sự (Báo Quảng Nam)
Cánh đồng lớn: Lớn rồi lại... bé
Hai năm nay, thi trương lua gao xuât khâu khó khăn khiến cánh đồng lớn (CĐL) "đứng hình".
"Trước đây, chuôi liên kêt chi co doanh nghiêp và nông dân, nay có thêm hợp tác xã (HTX), chuỗi liên kết sẽ bền vững hơn", ông Pham Thai Binh, CEO công ty cổ phần Nông nghiêp công nghê cao, cho biết. Thay vì doanh nghiệp (DN) phai tô chưc hội thảo đầu bờ với nông dân, làm việc đồng áng... nay HTX làm việc với nông dân, DN tập trung phát triển thị trường, lo tiêu thụ hang hoá cho tôt.
Cơ giơi hoa sản xuất lua trên cánh đồng lớn ơ ĐBSCL - Ảnh: HĐ
Thang 3.2011, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN-PTNT) phát động phát triển CĐL theo xu hướng liên kết DN bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ có khoảng 8.000ha với 6.400 hộ nông dân tham gia cánh đồng liên kết trong vụ hè thu 2011, cục Trồng trọt thống kê ở An Giang, Bến Tre. Đến vụ đông xuân 2011 - 2012, ĐBSCL đa hinh thanh cánh đồng mẫu trên 19.700ha. Khi 100 DN ký hợp đồng bao tiêu lúa hè thu 2014, cánh đồng mẫu toàn vùng ĐBSCL biến thành CĐL với 140.000ha.
Năm năm đâu tiên, "phong trao" xây dựng CĐL hưng hưc khi thê, diên tich liên kết sản xuất - tiêu thụ lên đến 175.000ha. Hai năm nay giá lúa hạ, nguy cơ nhiều CĐL đang "tan rã".
Năm 2015, An Giang thống kê diện tích CĐL trên 48.764ha, khoảng 20 DN ký hợp đồng với nông dân (thông qua 14 HTX nông nghiệp, 21 tổ hợp tác). Năm 2016, diện tích CĐL giam còn 36.220ha, 18 DN ký hợp đồng tiêu thụ lúa. Giá cả biến động theo chiều suy giảm, DN và nông dân đều thấy khó làm ăn với nhau.
Công ty Bảo vệ thực vật An Giang (tiên thân cua tập đoàn Lôc Trơi) từng là điển hình cho mô hình cánh đồng mẫu, khi tự giải quyết bài toán thu gom, vận chuyển, sấy, lưu kho bảo quản, chế biến và tìm thị trường. Đên năm 2016, Lôc Trơi xây dưng đươc năm nha may va vung nguyên liêu CĐL khoang 55.000ha tai cac đia phương, nhưng khi thi trương xuât khâu găp kho khăn, phương thưc thu mua lua hôi năm năm trươc không còn phu hơp, cân điều chỉnh theo thơi gia thi trương.
Ông Nguyên Hoang, pho giam đôc nganh lương thưc Lôc Trơi, đơn vị chủ công khai mở CĐL ở ĐBSCL, nói rằng trong sáu năm qua, CĐL đươc khach hang đanh gia cao, tin nhiêm. San phâm gao Hat Ngoc Trơi đươc ngươi tiêu dung trong nươc lưa chon, thu hut thêm nhiêu đôi tac trong va ngoai nươc. Đăc biêt chât lương lua sản xuất trong CĐL luôn co gia ban cao hơn bên ngoai. Tuy nhiên, tình hình có nhiều thay đổi. Dư kiên, niên vụ 2017 quy mô CĐL của tập đoàn khoang 33.000ha. Phương thưc thu mua sẽ co thay đôi, tập đoàn lưa chon nhưng nông dân tâm huyêt cung xây dưng CĐL và nông dân se thoả thuân ky kêt vơi gia chuân ngay tư đâu vu, đên cuôi vu se thu mua theo gia thi trương. Môi bên cung chia se 50% lơi ich hoăc rui ro theo biên đô trươt gia tăng hay giam.
Tai Soc Trăng, năm 2010 tư canh đông mâu ban đâu 40ha ơ xa Trương Khanh, huyên Long Phu đên vu đông xuân 2012 - 2013 mơ rông đươc 106 điêm, CĐL có quy mô 12.000ha. Nhưng từ đó đến nay mục tiêu mở rộng CĐL 17.000ha thực hiện một cách tiệm tiến. Ông Huynh Ngoc Vân, pho giam đôc sơ NN-PTNT Soc Trăng, cho răng phải chân chinh nhiêu măt, tư quy mô diên tich, ky thuât canh tac, phân bô CĐL rai vu đê tránh bi đông khâu thu hoach, nhât la vao vu hè thu găp mưa dâm. Các DN tham gia CĐL không chi để ban vât tư nông nghiêp ma cân đâu tư xây dưng vung sản xuất - tiêu thu lua môt cach thưc chât, lâu bên.
Cân Thơ là một trong những địa phương sớm triển khai CĐL, từ vụ hè thu 2011 với 400ha ở huyện Vĩnh Thạnh đến vụ đông xuân 2014 - 2015, đến nay đã có 75 CĐL, tổng diện tích hơn 17.600ha (12.500 hộ nông dân tham gia). Hai năm gân đây, 18 - 19 DN liên kêt hơp tac nông dân sản xuất trên CĐL. Phần lớn DN liên kết sản xuất để buôn ban vât tư nông nghiêp, khi số lượng CĐL tăng lên thì quy mô mỗi cánh đồng nhỏ lại.
Ba Nguyên Thi Kiêu, pho giam đôc sơ NN-PTNT Cân Thơ, cho rằng cân co giai phap thao gơ vì trên CĐL vưa qua, khi thi trương tiêu thu lua gao tôt, cac DN tich cưc tham gia bao tiêu, nhât la vu lua đông xuân; con khi thi trương tiêu thu không manh (vu hè thu hay thu đông) thì DN "lơ".
Ông Năm, nông dân xa Thơi Đông, huyên Cơ Đo, Cân Thơ, lam 2ha ruộng. tư khi tham gia CĐL không phai lo đâu ra nhờ công ty Trung An giữ đúng cam kết hơp đông bao tiêu. Tuy vây, ông thú thiệt rất do dự khi công ty đưa ra mưc gia bao tiêu tư đâu vu, nhưng cuôi vu gia lua ngoai cao hơn, vụ xuân hè vưa qua lua OM4218 chênh lêch giữa công ty với bên ngoài khoảng 300 đồng/kg, có người muốn bẻ kèo.
Ông Bay Hoà, ơ kênh Tư Ky, âp Trang Nhung, xa Trương Xuân, huyên Thơi Lai, Cân Thơ, kể lại: cũng có công ty ky hơp đông trông lua thơm jasmine 85, đên khi thu hoach gia lua trên thi trương giam, ho cư nhân viên đên năn ni đê ha gia mua. Co kè qua lai, cuối cùng bê hơp đông. Kê tư đo đên nay cánh đồng này không thây bong dang DN nào tới.
Theo Đức Toàn - Hà My (Thế Giới Tiếp Thị)
Nhiều nông dân Quảng Ngãi thu tiền tỉ mỗi năm Sáng 16.6, Hội Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đã tổ chức "Tổng kết Phong trào Nông dân (ND) thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, giai đoạn 2012-2016". Tham dự có hơn 200 đại biểu đại diện các cấp ngành và ND SXKD giỏi của tỉnh. Mô hình trồng măng tây của người dân ở huyện miền núi Sơn Hà Trong 5...