Nông dân các nước phương Tây sẽ khổ vì lệnh cấm vận của Nga
Lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước phương Tây vừa được chính phủ Nga áp đặt có thể làm khó chút ít người tiêu dùng nước này, nhưng bị tác động nhiều nhất sẽ là nông dân các nước xuất khẩu, đặc biệt là Pháp, Ba Lan, Hà Lan và khu vực Baltic.
Các nước Baltic bị Nga trả đũa vì vào hùa với phương Tây?
Ngay trong ngày hôm qua, hải quan Nga và Belarus đã nhanh chóng triển khai lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ EU mà Tổng thống Nga Vladimir Putin ban hành, với hàng đoàn xe tải chở đầy pho mát, sữa chua, thịt bị chặn lại tại cửa khẩu, giới chức Lít-va và Estonia cho biết.
Nông sản nhiều quốc gia Tây Âu và Baltic sẽ không thể vào Nga
Hai quốc gia vùng Baltic này, từng là thành viên của Liên Xô cũ, chính là những nước đầu tiên cảm nhận ảnh hưởng của hành động đáp trả của Nga, nhưng điều đó không phải ngẫu nhiên. Cùng với các nước Latvia và Ban Lan gần đó, đây là những nước lệ thuộc lớn vào doanh thu từ xuất khẩu sang Nga.
Đơn cử như Lít-va, những mặt hàng xuất khẩu của họ vào Nga vừa bị liệt vào danh sách cấm nhập khẩu đóng góp tới 2,5% GDP trong năm ngoái, hãng nghiên cứu Capital Economics cho biết. Hiện các nhà sản xuất thực phẩm tại 4 quốc gia này đều lo lắng.
“Đây quả là một tin không vui vẻ gì, nó khiến tương lai đầy bất ổn”, Sergey Beskhmelnitsky, giám đốc điều hành của công ty sản xuất các sản phẩm từ sữa có tên Food Union tại Latvia cho biết. Một nửa sản lượng xuất khẩu của họ là vào thị trường Nga.
“Không một xe tải nào được phép đưa các sản phẩm của chúng tôi vào Nga, và đây là một rắc rối vô cùng lớn cho những nông dân địa phương”, Zdzislaw Mlonek, giám đốc điều hành công ty xuất khẩu nấm Pieczarka Siedlecka của Ba Lan thừa nhận.
Trong khi lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm được cho là chủ yếu nhằm trả đũa các lệnh cấm vận của EU và Mỹ, đây có vẻ cũng đồng thời là cách Nga chứng tỏ ảnh hưởng với các thành viên Liên Xô cũ, bằng biện pháp kinh tế.
Video đang HOT
“Có vẻ rằng Nga đã thực sự nhắm tới các nước vùng Baltic và Ba Lan vì quan điểm chính trị của các nước này”, Otilia Dhand, đến từ công ty tư vấn Teneo Intelligence tại New York khẳng định. “Ba Lan được nêu tên trong lệnh cấm nhập khẩu táo của Nga, trước khi một lệnh cấm nhập khẩu toàn diện với thực phẩm từ châu Âu được ban bố. Nhưng một ví dụ rõ ràng hơn nữa là Lít-va, nước đã chịu lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm từ Nga từ năm ngoái”.
Theo số liệu của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, Nga là thị trường tiêu thụ 19,8% hàng xuất khẩu của Lít-va trong năm ngoái. Con số này của Latvia, Estonia và Ba Lan lần lượt là 16,2%, 11,4% và 5,3%. Phần Lan, quốc gia ít chỉ trích Nga nhất trong cuộc khủng hoảng Ukraine, cũng vấn bị ảnh hưởng khi 9,6% kim ngạch xuất khẩu của họ là sang thị trường Nga.
Nông dân Tây Âu cũng “méo mặt”
Trong số các nước phương Tây đi đầu trong việc cấm vận Nga, Mỹ có lẽ là chịu tác động nhỏ nhất trước đòn trả đũa của Mátxcơva. Năm ngoái, họ chỉ xuất khẩu 1,2 tỷ USD thực phẩm vào Nga, chiếm chưa tới 1% kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Mỹ.
Nga chủ yếu nhập gia cầm, nhiều nhất là gà từ Mỹ, sau đó đến các loại hạt, ví dụ như hạnh nhân và đậu nành. Thông báo của Hội đồng gà quốc gia và Hội đồng xuất khẩu gia cầm và trứng của Mỹ cho biết, mỗi năm Nga chỉ nhập hơn 300 triệu USD sản phẩm từ Mỹ, chiếm khoảng 7% kim ngạch của toàn ngành này.
Trong khi đó, con số này của EU cao gấp hơn 10 lần, với 11,8 tỷ euro (15,8 tỷ USD) hàng hóa xuất bán sang Nga, đóng góp 10% kim ngạch xuất khẩu nông sản. Do đó, nông dân các nước EU sẽ cảm nhận rõ hơn cả tác động của lệnh cấm nhập khẩu.
Mỗi năm Hà Lan xuất khẩu 1,5 tỷ euro (2 tỷ USD) hàng nông sản sang Nga, còn Đức và Pháp cũng xuất lần lượt 1,6 tỷ euro và 1,2 tỷ euro.
Người tiêu dùng Nga cũng sẽ lao đao vì lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm
Chủ tịch nghiệp đoàn trang trại Pháp Xavier Beulin thừa nhận, việc không thể xuất hàng sang Nga sẽ ảnh hưởng tới ngành rau quả nước này. “Nga là một thị trường đáng kể với chúng tôi, và có tốc độ tăng trưởng 10% mỗi năm. Rõ ràng không tầm thường chút nào”, ông Beulin phát biểu trên kênh LCI của châu Âu.
Chủ tịch Liên đoàn nông nghiệp và làm vườn Hà Lan Albert Jan Maat thì cảnh báo, lệnh cấm nhập khẩu của Nga sẽ khiến giá nông sản khắp châu Âu sụt giảm do cung vượt cầu, và kêu gọi chính phủ Hà Lan cũng như EU hỗ trợ nông dân.
Lệnh cấm cũng sẽ khiến ngành đánh bắt cá của Na-uy điêu đứng, bởi theo Liên đoàn thủy sản Na-uy, Nga là thị trường lớn thứ hai của nước này trong năm ngoái.
Người tiêu dùng Nga cũng bị ảnh hưởng
Các lệnh cấm vận nhắm vào phương Tây cũng sẽ gây những hậu quả nhất định cho người tiêu dùng Nga, nước nhập khoảng 55% nông sản từ các nước bị cấm vận, phân tích của hãng tin AP dựa trên số liệu của Tổ chức nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết.
Năm ngoái, khoảng một nửa lượng thịt nhập khẩu của Nga, 47%, đến từ các nước vừa bị họ cấm vận. Để thay thế, Nga có thể sẽ tăng cường nhập từ các đối tác lớn khác là Brazil và Paraguay.
Khoảng 95% sản phầm từ sữa nhập khẩu của Nga cũng đến từ các nước nằm trong danh sách bị cấm nhập khẩu, trong đó có kim ngạch cao nhất là Ukraine, Hà Lan, Đức, Lít-va, Phần Lan và Ba Lan.
Dù vậy, ông Alexis Rodzianko, chủ tịch phòng thương mại Mỹ tại Nga đã xem nhẹ tác động từ các lệnh cấm nhập khẩu đối với việc cung ứng thực phẩm tại Nga. “Giá có thể tăng lên, và số lựa chọn có thể ít đi, nhưng về cơ bản tôi nghĩ Nga có thể tự đảm bảo nguồn cung cho mình”, Rodzianko nhận định.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Anh điều tàu hộ vệ hạng nặng 4.900 tấn đến biển Baltic
Bộ Quốc phòng Anh đã điều tàu hộ vệ F-236 HMS Montrose đến biển Baltic để tham gia cuộc tập trận thường niên Baltops.
Tờ Daily Telegraph đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond cho biết, lực lượng vũ trang của Vương quốc Anh sẽ tham gia ba hoạt động ở biển Baltic, trong khuôn khổ các cuộc diễn tập quân sự liên hợp để thực hiện cam kết của họ đối với các đồng minh ở Đông Âu.
Theo ông, London cũng sẽ gửi tới Estonia và Latvia hơn một trăm lính Anh, những người sẽ tham gia vào cuộc tập trận Sabre Strike. Tuyên bố điều tàu hộ vệ đến biển Baltic tham gia tập trận của Bộ Quốc phòng Anh được đưa ra trong bối cảnh khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine.
Ngày 6-6 vừa qua, cuộc diễn tập quân sự thường niên Baltops đã bắt đầu khai mạc trên biển Baltic. Bộ Quốc phòng Latvia cho biết, cuộc diễn tập sẽ được tổ chức cho đến ngày 21 tháng 6 ở vùng biển Đan Mạch và Thụy Điển.
Tàu hộ vệ F-236 HMS Montrose thuộc Type 23, lớp "Duke"
Cuộc tập trận hải quân thường niên lần thứ 42 đã được tổ chức với sự tham dự của 13 quốc gia, bao gồm Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Georgia, Đức, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển, Anh và Mỹ.
Theo tin cho biết, một số khoa mục thực hành trong cuộc diễn tập sẽ liên quan đến tàu chiến và máy bay của NATO.
Được biết, tàu hộ vệ HMS Montrose mang số hiệu F-236, là chiến hạm thuộc Type 23, lớp "Duke". Nó được hạ thủy ngày 31-7-1992 và chính thức hoạt động trong lực lượng hải quân Hoàng gia Anh ngày 2-6-1994.
Tàu có lượng chiều dài 133m, rộng 16,1m, mớn nước 7,3m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.900 tấn. Nó được trang bị vũ khí chủ lực là tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, tên lửa phòng không Sea Wolf, ngư lôi 324 mm Sting Ray và các pháo hạm, súng máy khác.
Theo ANTD
Pháp điều 4 máy bay chiến đấu tuần tra vùng trời Baltic Pháp sẽ điều 4 máy bay chiến đấu để trợ giúp các cuộc tuần tra trên không của NATO tại khu vực Baltic, Tướng Pierre de Villiers, Tham mưu trưởng quân đội Pháp, cho biết trong một chuyến thăm tới Washington. Theo đó, các máy bay chiến đấu, loại Mirage 2000 hoặc Rafale, sẽ được điều động tới Malbrok ở phía đông Ba...