Nông dân “bắt” vùng đất mặn “đẻ” 100 triệu đồng/ha
Lâu nay một ít diện tích vùng đất Vĩnh Thuận (Kiên Giang) chỉ được ngọt hóa 1 – 2 tháng nhờ nước mưa, phần lớn diện tích còn lại là ngập mặn. Không chấp nhận điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nông dân nơi đây khoan giếng lấy nước ngọt, trồng hoa màu cho thu nhập 100 triệu đồng/ha.
Những ngày về vùng đất Vĩnh Thuận tìm hiểu về những thiệt hại của bà con nơi đây do đợt hạn mặn lịch sử gây ra, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước ý chí tăng gia sản xuất của bà con nơi đây. Khi lúa chết vì mặn, bà con nhanh chóng vệ sinh đồng ruộng rồi bằng nhiều cách vay vốn, mua tôm giống thả nuôi; khoan giếng trồng hoa màu… Tất cả bà con nơi đây đều hành động theo châm ngôn người xưa “thua keo này, bày keo khác”, không khuất phục thiên tai.
Anh Tạ Hoàn Kiếm – ở khu phố Vĩnh Đông 2, thị trấn Vĩnh thuận, huyện Vĩnh Thuận (tỉnh Kiên Giang) cho biết, mấy năm qua vì muốn thoát nghèo nên vợ chồng anh thuê 3 ha đất (giá 18 triệu đồng/ha) để trồng lúa, nuôi tôm. Vụ lúa vừa rồi, do nắng hạn quá mức nên lúa chết hết. Không nản chí, vợ chồng anh Kiếm tiếp tục vay hỏi bà con mua tôm giống về thả nuôi, ban ngày đi phụ hồ lấy tiền mua thức ăn cho tôm. Hiện 3 ha tôm của anh Kiếm còn hơn 1 tháng nữa là có thể thu hoạch.
Anh Kiếm nói: “Nếu thuận lợi, 1 ha tôm đạt 1 tấn thì với giá bán như hiện nay là 90.000 đồng/kg, trừ mọi chi phí tôi cũng kiếm được 100 triệu đồng. Nếu được như vậy, gia đình tôi sẽ trả được số nợ gần cả 100 triệu đồng tiền phân thuốc, tiền thuê đất, giống lúa… mà vụ lúa rồi đã mất trắng”.
Trên mảnh đất trồng bí đao của mình, ông Giang đào các rảnh nhỏ rồi khoan giếng bơm nước vào các rãnh để tưới bí đao.
Đến ấp Bời Lời B, xã Bình Minh, gặp ông Võ Văn Giang chuyên trồng bí đao cho biết, sau những vụ lúa, vụ tôm thất bát, ông Giang về nhà khoan giếng lấy nước ngọt trồng hoa màu. Hiện ông Giang trồng 2 công (2.000m2) bí đao, theo ông Giang tính toán, với diện tích này sẽ thu hoạch từ 6 -7 tấn bí đao, với giá 3.000 đồng/kg thì ông cũng thu được trên 18 – 21 triệu đồng/công.
Riêng anh Võ Văn Tài (37 tuổi) – có 3 năm kinh nghiệm trồng dưa hoàn kim, chia sẻ: “3 công dưa hoàn kim của tôi đang cho trái, khoảng nửa tháng nữa là có thể thu hoạch. Nếu giá ở mức 6.000 đồng/kg thì 1 công dưa tôi thu nhập khoảng 18 triệu đồng, trừ chi phí 4 triệu thì cũng còn lời 14 triệu/công. Nếu tôi có 1ha đất trồng dưa hoàn kim thì sau 60 ngày đã có bạc trăm triệu trong tay”.
Video đang HOT
Theo anh Tài, dù bà con trồng hoa màu ở đây phải khoan giếng lấy nươc ngọt nhưng 1 ha trồng hoa màu có thể thu nhập cả 100 triệu đồng.
Anh Tài và ông Giang cho biết, nhiều năm qua bà con ở xã Bình Minh, thị trấn Vĩnh Thuận… không còn mặn mà với con tôm nên bà con nơi đây đã mạnh dạn khoan giếng lấy nước ngọt trồng hoa màu. Nhiều hộ có diện tích từ 1 – 2 ha chỉ sau 2 -3 vụ màu là kinh tế phát triển hẳn lên. Tuy nhiên ông Giang cũng cho biết, do có nhiều người khoan giếng lấy nước ngọt trồng hoa màu nên nguồn nước ngầm cũng cạn kiệt, các giếng phục vụ sinh hoạt ở gia đình phải đâm tim (dùng ống nhỏ đưa xuống giếng) dùng máy bơm mới lấy được nước.
Do nắng hạn nên cái máy bơm của ông Tài phải hoạt động gần như xuyên suốt mới có đủ nước tưới bí đao.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trịnh Tài Mon – Phó Phòng NN&PTNT huyện Vĩnh Thuận cho biết, tổng diện tích trồng hoa màu trên địa bàn huyện tương ứng khoảng 1.200 ha. Thời điểm bà con xuống giống là sau vụ đông xuân kéo dài đến tháng 10. Hiện nay, bà con trồng hoa màu hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nước ngầm, bà con phải bỏ ra số tiền từ 4 – 6 triệu đồng để khoan giếng. Tuy điều kiện trồng trọt khó khăn nhưng việc trồng hoa màu đang mang lại thu nhập cao, ổn định cho bà con nông dân, trung bình 1ha trồng dưa hoàn kim, bí đao.. ở mức giá hiện tại trừ hết chi phí cũng có thu nhập trên 100 triệu đồng”.
Anh Tài cho biết, để khoan một cái giếng, bà con tốn từ 4 – 6 triệu đồng, nhưng hiện này nguồn nước có dấu hiệu cạn kiệt vì có nhiều người khoan giếng trồng hoa màu.
Cũng theo tìm hiểu của PV Dân trí, hiện nguồn nước ngầm do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện quản lý nhưng hiện nay việc quản lý, cấp phép cho người dân khoan giếng lấy nước ngọt cũng còn nhiều bất cập. Khi người dân có nhu cầu tự liên hệ với các đơn vị khoan giếng rồi tiến hành, không thông qua một cơ quan Nhà nước nào.
Một cán bộ nông nghiệp chia sẻ, nếu xiết chặt vấn đề khoan giếng trồng hoa màu thì cũng khó cho bà con nông dân, vì hiện này mô hình chuyển đổi từ lúa, tôm qua trồng hoa màu đang cho thu nhập cao. Nhưng buông lỏng việc người dân tự ý khoan giếng như hiện nay thì khó đoán được những tác hại gây ra từ việc người dân ồ ạt khoan giếng lấy nước ngọt trồng màu.
Theo Nguyễn Hành – Nguyễn Trần (Dân Trí)
Trồng dứa lãi hơn 40 triệu đồng/ha
Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, giá dứa thương phẩm tại Hậu Giang luôn đứng ở mức cao, đầu ra ổn định giúp người trồng dứa tỉnh này có thu nhập khá.
Theo tính toán của nhà vườn, sau khi trừ các khoản chi phí, vụ dứa này họ còn lãi hơn 40 triệu đồng/ha.
Anh Vương Minh Bình, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh cho biết, thông thường mọi năm, giá dứa tăng chỉ nhất thời nhưng năm nay giá đứng vững trong thời gian dài. Hiện giá dứa đang được thương lái thu mua tại ruộng 5.800 đồng/kg, tăng hơn 1.000 đồng/kg so với cuối năm 2015. Riêng dứa bán tại các chợ khoảng 10.000 đồng/kg và sức mua tăng mạnh.
Dứa mới thu hoạch của nhà vườn ở thành phố Vị Thanh chuẩn bị bán cho thương lái.
Theo anh Bình, mặc dù vẫn chưa vào vụ thu hoạch chính nhưng thị trường tiêu thụ dứa trên địa bàn đang tăng mạnh và trung bình mỗi ngày các thương lái thu mua hàng chục tấn dứa thương phẩm. Do quả còn non, nguồn hàng có hạn, nhiều thương lái thu mua thiếu hàng, không đủ cung cho các nhà máy chế biến.
Còn theo chị Nguyễn Thị Mỹ, thương lái thu mua dứa, sở dĩ nhu cầu thị trường tăng là do mỗi ngày nhà máy dự kiến đặt mua hơn 5 tấn dứa.
Cùng với đó, các nhà máy, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng đẩy mạnh sản xuất khiến nhu cầu nguyên liệu tăng cao, trong khi diện tích dứa năm nay cho quả giảm, chưa đến lứa thu hoạch. Hơn thế, thời tiết bước vào mùa khô, nhu cầu sử dụng dứa nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến cung không đủ cầu.
Do thời tiết không thuận lợi dự báo một mùa dứa với sản lượng đạt thấp vì nhiều diện tích dứa thiếu nước tưới tiêu và đứng trước nguy cơ nhiễm mặn. Nhu cầu thị trường cao nên có khả năng giá dứa năm nay sẽ trụ vững trong thời gian dài, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhà vườn.
Đặc biệt, những năm gần đây đầu ra sản phẩm ổn định nên nông dân yên tâm đầu tư, mở rộng diện tích trồng dứa; chính quyền địa phương cũng xác định dứa là cây kinh tế chủ lực, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Tỉnh Hậu Giang hiện có hơn 1.500 ha diện tích trồng dứa, tập trung nhiều ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Hàng năm, mùa thu hoạch dứa bắt đầu từ tháng 3 và chính vụ vào tháng 5 và tháng 6; bình quân năng suất khoảng 15 tấn/ha, cung cấp cho thị trường hơn 26.000 tấn quả/năm.
Riêng dứa Cầu Đúc Hậu Giang từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng nhờ vị ngọt thanh. Nét riêng của giống dứa này là trái có hình dáng thanh nhã, cuống ngắn, lõi nhỏ, mắt lồi, thịt vàng sậm, ít xơ, ít nước, ăn giòn, ngọt và có thể giữ tươi được từ 10 - 15 ngày.
Theo Huỳnh Sử (Nông Nghiệp Việt Nam)
Không trồng dừa trên đường phố TP.HCM Ngày 22.10, Sở GTVT TP.HCM chính thức báo cáo quan điểm với UBND TP về đề xuất của Hiệp hội Dừa VN trồng dừa làm cây xanh trên các tuyến đường mới và ven kênh rạch. Theo đó, qua họp bàn với các nhà khoa học, lãnh đạo của Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp (Liên hiệp Các hội khoa học và...