Nông dân bật khóc nhìn vựa chuối ngự đặc sản tan tành theo bão số 12
Đưa tay chỉ vườn chuối ngự rộng khoảng 2 sào (500m2/sào) đang thời kỳ thu hoạch bị gãy gục gần hết, bà Nguyễn Thị Ảnh (sinh 1954), ở thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi nói như khóc: “Nguồn thu nhập chính của gia đình là nhờ cả vào số chuối này, giờ bị hư hỏng hết nên không biết mai mốt gia đình lấy gì mà sống”.
Hơn 20 ha chuối ngự đang thời kỳ cho trái – nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi đã bị cơn bão số 12 vừa qua quật ngã tan tành.
Có mặt tại xã Hành Tín Đông khi nước lũ nơi đây vừa rút, theo quan sát của phóng viên Dân Việt, cùng với cảnh bùn đất ngập ngụa và cây trồng hoa màu đổ nát, hàng chục héc ta chuối ngự của người dân nơi đây cũng đã bị bão lũ phá hỏng. Cây đổ rạp, nằm ngổn ngang khắp nơi.
Hàng trăm vườn chuối ngự của người dân Hành Tín Đông bị gãy ngã.
Đưa tay chỉ vườn chuối ngự rộng khoảng 2 sào (500m2/sào) đang thời kỳ thu hoạch bị gãy gục gần hết, bà Nguyễn Thị Ảnh (sinh 1954), ở thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi nói như khóc: “Nguồn thu nhập chính của gia đình là nhờ cả vào số chuối này, giờ bị hư hỏng hết nên không biết mai mốt gia đình lấy gì mà sống”.
Video đang HOT
Theo bà Ảnh thì với 5 sào chuối của gia đình, bình quân mỗi tháng thu hoạch 2 lần, ít nhất cũng trên 2 triệu đồng/lần.
Người dân thẩn thờ nhìn nguồn thu nhập chính cho gia đình bị bão số 12 làm hư hỏng.
Từ nhiều năm qua, xã Hành Tín Đông được ví là “vựa” chuối ngự cung cấp không chỉ cho tỉnh, mà cả một số khu vực lân cận của tỉnh bạn. Theo đó, chuối ngự trở thành nguồn thu nhập chính của hàng trăm hộ dân địa phương, với mức từ 2-10 triệu đồng/tháng. Để trồng chuối, ngoài số tiền đầu tư và công chăm sóc thì phải mất 6-8 tháng mới có thể thu hoạch để bán.
“Vựa” chuối ngự Hành Tín Đông giờ đã tan tác theo cơn bão lũ số 12.
Trao đổi với báo Dân Việt, ông Đào Thanh Công-Chủ tịch UBND xã Hành Tín Đông thông tin: “Diện tích chuối ngự năm nay của xã khoảng 30 ha, trong đó tập trung nhiều nhất là tại 2 thôn Nguyên Hòa và Thiên Xuân. Lợi nhuận của chuối ngự mang lại cho người dân từ 150-180 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần so với các loại cây trồng khác. Cơn bão số 12 đã khiến hơn 2/3 tổng diện tích chuối của người dân nơi đây đã bị hư hỏng, thiệt hại tiền tỷ. Điều này sẽ ảnh hướng lớn đến cuộc sống của người trồng chuối trong thời gian tới”.
Theo Danviet
Trao bằng kiến trúc sư danh dự cho nữ sinh viên qua đời vì ung thư
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM quyết định trao bằng kiến trúc sư danh dự cho sinh viên Nguyễn Dạ Trầm đã qua đời vì bệnh ung thư.
Ngày 8.11, tiến sĩ Lê Chí Thông, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết buổi lễ trao bằng được tổ chức chung với đợt tốt nghiệp và trao bằng cho các sinh viên tốt nghiệp vào ngày 10.11 tới.
Trước đó, Nguyễn Dạ Trầm (sinh năm 1994), sinh viên ngành kiến trúc khóa 2012 đã có thời gian 4,5 năm học tại khoa kỹ thuật xây dựng tại trường.
Tuy nhiên ở thời điểm bắt đầu nhận đề tài luận văn tốt nghiệp, Trầm phát hiện bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Dù vậy, nữ sinh viên này vẫn luôn lạc quan và mong muốn được khỏe mạnh trở lại để hoàn thành đề tài và tốt nghiệp. Nhưng sau 2 tháng điều trị, Trầm đã qua đời vào tháng 2 năm nay khi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp để hoàn thành chương trình đào tạo kiến trúc sư.
Tiến sĩ Thông cho biết Trầm đã có sự chủ động trong học tập và tích cực tham gia các phong trào của Hội sinh viên và Đoàn thanh niên. Trầm là Bí thư chi đoàn lớp XD12KT và từng là thành viên Ban chấp hành Đoàn khoa kỹ thuật xây dựng. Sinh viên này cũng từng là đội trưởng đội tuyển Trường ĐH Bách khoa tại Festival sinh viên Kiến trúc toàn quốc năm 2016.
Sáng 21.10, trong lễ tang sinh viên Nguyễn Thanh Long (sinh viên tử vong vì mảng bê tông rơi trúng đầu vào tối 17.10), hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ TP.HCM đã đặc cách trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên này.
Trước sự nỗ lực này, Trường ĐH Bách Khoa đã quyết định trao tặng bằng tốt nghiệp danh dự kiến trúc sư cho Nguyễn Dạ Trầm.
Nguyễn Dạ Trầm sinh ra trong một gia đình nghèo làm nông ở huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Ngay từ khi Trầm học lớp 1, gia đình đã chuyển vào TP.HCM làm thuê và ở trọ ở quận Tân Bình. Tại đây, bố Trầm đi làm thuê, còn mẹ buôn bán hàng rong để kiếm tiền nuôi 2 chị em ăn học (Trầm có một em gái năm nay đang học lớp 6). Từ ngày Trầm mất, ông Thành chuyển về quê sinh sống.
Ông Nguyễn Thành, bố Dạ Trầm cho biết từ nhỏ Trầm đã mê vẽ và mong muốn được trở thành kiến trúc sư. Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, Trầm luôn mơ ước sau khi tốt nghiệp ĐH sẽ tìm được học bổng du học để tiếp tục theo đuổi sự nghiệp này.
Nhận được tin lễ trao bằng từ trường, ông Thành cho biết dù nỗi đau mất con chưa nguôi nhưng việc trao bằng danh dự đã an ủi được phần nào khi nghĩ đến ước mơ từ nhỏ của con gái.
Xem thêm: Bé gái 7 tuổi chiến đấu với bệnh ung thư thần kinh đã giành trọn trái tim của hàng triệu người bằng những bước nhảy say sưa và vui vẻ, sau khi video ghi lại được đăng trên Facebook:
Theo Hà Ánh (Thanh Niên)
Mở rộng đường qua nhà Bí thư kiêm Chủ tịch, chính quyền nói gì? "Mở rộng toàn tuyến DH 58F lên từ 3,5-5,5m là quy định bắt buộc của tiêu chí về đường huyện để về đích NTM trong thời gian đến. Tuy nhiên do nguồn kinh phí phân bố quá ít nên mới cho làm trước một đoạn, không phải chỉ mở rộng đoạn qua nhà ông Bình-Bí thư kiêm Chủ tịch", ông Đàm Bàng-PCT UBND...