Nông dân Bạc Liêu phát tài với cách làm hay: Con tôm “ôm” sò huyết, cứ 1ha lời 100 triệu
Mô hình nuôi sò huyết kết hợp trong vuông tôm đã mang lại lợi nhuận khá cao cho bà con nông dân trong tỉnh Bạc Liêu. Từ mô hình này mà không ít hộ dân thoát nghèo và vươn lên khá giàu.
Hiện nay, nhiều hộ dân ở huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) đang thực hiện mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến kết hợp thả ghép sò huyết – cá.
Nông dân huyện Đông Hải (Bạc Liêu) thu hoạch sò huyết nuôi kết hợp trong ao tôm. Ảnh: M.Đ
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Hải (Bạc Liêu), toàn huyện có gần 600ha nuôi sò huyết kết hợp trong ao tôm, tập trung nhiều ở các xã: An Phúc, An Trạch A và Long Điền Tây, dọc theo tuyến kênh xáng Gành Hào – Hộ Phòng.
Mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm này mang lại lợi nhuận cho nông dân, bình quân lời trên 100 triệu đồng/ha.
Điển hình là hộ Trang Minh Cảnh (xã An Trạch A) có 4ha áp dụng mô hình nuôi sò huyết kết hợp trong ao tôm. Anh Cảnh cho biết: “Sò huyết rất dễ nuôi, không có quá nhiều rắc rối về kỹ thuật. Chỉ cần mua giống về thả vào vuông tôm, trông coi và chờ ngày thu hoạch”.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo nhiều nông dân, không phải vùng nào cũng nuôi được sò huyết. Nuôi sò phải đảm bảo lấy được nước ra vào thường xuyên để cải tạo môi trường.
Đặc biệt, vuông tôm nào có rong sống dưới đáy thì không thể nuôi, vì thả giống xuống là sò chết. Sò huyết ăn phù sa, nên nơi có thủy triều lên xuống gần cửa biển lấy nước ra vào thường xuyên thì dễ nuôi và sò nhanh lớn.
Hiện mô hình nuôi sò huyết trong vuông tôm trên đang được ngành chức năng huyện Đông Hải khuyến khích nhân rộng ở những nơi điều kiện tự nhiên thuận lợi trong tỉnh Bạc Liêu.
Ì ạch tiêu thụ nông sản chủ lực
Theo đánh giá của các đơn vị thu mua, kinh doanh nông sản ở TP.HCM, hiện sức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố còn thấp.
Mới đây, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Lệ đã có chuyến khảo sát thực tế tại huyện Cần Giờ về kết quả thực hiện việc phát triển danh mục sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn, kết nối tiêu thụ
Theo đó, đoàn đã khảo sát cơ sở nuôi và sản xuất sản phẩm tổ yến Yến Lộc (xã Tam Thôn Hiệp); mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên hồ tròn lót bạt; mô hình nuôi cá dứa của nông dân Văn Hữu Lạc; HTX Nông nghiệp Cần Giờ Tương Lai (xã An Thới Đông).
Một số thành viên HTX Nông nghiệp Cần Giờ Tương Lai cho biết, Cần Giờ giáp biển, diện tích vùng nước lợ rộng lớn nên việc nuôi tôm, cá dứa, yến... có nhiều thuận lợi. Khó khăn mà các HTX, hộ nuôi phải đối diện là thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, nuôi trồng quy mô lớn. Việc xây dựng các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp nhiều vướng mắc về thủ tục.
Tương tự, các hộ nuôi yến cũng cho biết, do quy định của thành phố về xây nhà nuôi yến chưa có, nên các hộ dân phải xin phép xây nhà ở, nhưng thực tế là xây nhà cho yến vào làm tổ. Các hộ nuôi tôm vẫn chưa làm chủ, chưa an tâm nguồn con giống. Trong khi đó, đầu ra cho sản phẩm còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào sự linh hoạt tìm kiếm khách hàng của các hộ nuôi, các HTX.
Các hộ nuôi, HTX đề nghị thành phố tạo cơ chế giúp các hộ nuôi tiếp cận nguồn vốn được thuận lợi; có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp; thúc đẩy liên kết, kết nối nhà nông với hệ thống phân phối hiện đại, chuyên nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Ông Trần Bảo Minh - một nông dân nuôi bò sữa ở xã Tân Hiệp, Hóc Môn. ảnh T.T.Đ
Theo UBND huyện Cần Giờ, năm 2019, Cần Giờ có 1.715 hộ thả nuôi hơn 1 tỷ con tôm giống trên diện tích hơn 5.200ha. Sản lượng thu hoạch của huyện đạt hơn 8.500 tấn/năm, tương ứng giá trị sản xuất gần 1.800 tỷ đồng/năm, chiếm 70% tỷ trọng ngành nuôi trồng và chiếm trên 43% tỷ trọng toàn ngành thủy sản của thành phố.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, giá tôm giảm mạnh, nên các hộ nuôi hạn chế đầu tư, hoạt động cầm chừng. Diện tích thả nuôi tôm chỉ còn 3.700ha, thu hoạch hơn 2.200 tấn.
Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Lê Minh Dũng kiến nghị, các sở, ngành cần đánh giá, dự báo thị trường kịp thời để khuyến cáo nông dân tổ chức sản xuất phù hợp; giới thiệu, kết nối với các doanh nghiệp lớn, có thị trường ổn định, có năng lực tổ chức chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp chủ lực để nông dân an tâm sản xuất...
Trước thực trạng này, bà Lệ chỉ đạo các sở ngành liên quan ghi nhận, tổng hợp các vấn đề, từ đó đề xuất UBND thành phố có những biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho nông dân, HTX, nhất là vấn đề kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Cần Giờ.
Sức tiêu thụ còn thấp
Năm 2018, TP.HCM đã công bố sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố (2018 - 2020), gồm: Bò sữa, tôm, rau sạch, hoa lan, cá cảnh... Theo Hội Nông dân thành phố, các sản phẩm này đang có bước phát triển mạnh, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng bình quân từ 450 triệu đồng/ha (năm 2017) lên 800 triệu đồng/ha vào năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Tủi - Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân TP.HCM nhận định, hiện nhóm sản phẩm nông nghiệp này chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường thành phố. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm chủ lực đang gặp những khó khăn, nhất là việc kết nối tiêu thụ.
"Các nông hộ, tổ hợp tác, HTX chỉ liên kết với nhau về kỹ thuật chứ chưa liên kết về mặt buôn bán. Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫn còn gặp nhiều khó khăn do người sản xuất chưa đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà phân phối, quy mô sản xuất nhỏ lẻ rất khó đáp ứng nhu cầu thu mua..." - ông Tủi cho biết.
Theo ông Tsan A Sin - Phó Giám đốc Trung tâm Thương mại Bình Điền, hiện mặt hàng nông sản chủ lực của TP.HCM và chợ Bình Điền vẫn còn rất thấp so với quy mô sản xuất, nuôi trồng của thành phố, mặc dù chợ này đang hoạt động với hình thức "mở" nên nguồn hàng rất dễ tiếp cận thị trường thông qua các tiểu thương trong chợ.
Đồng Tháp: Nông dân vùng biên nuôi lươn dễ như "ăn kẹo", đến đàn bà con gái cũng còn ham Khoảng 10 năm trước, anh Nguyễn Thanh Khắc (SN 1984) ngụ ấp 2, xã Thường Phước 1, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) trở về quê sau những năm dài thuê đất trồng lúa không mang lại hiệu quả nơi đất khách, thấy nhiều anh em trong xóm nuôi lươn hiệu quả nên anh Khắc cũng gom vốn liếng nuôi lươn. Lươn là loài...