Nông dân Anh biểu tình quy mô lớn để phản đối chính sách thuế mới
Ngày 19/11, hàng nghìn nông dân từ khắp nước Anh đổ về London để tiến hành cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm phản đối chính sách mới của chính phủ Công đảng đánh thuế thừa kế đối với tài sản nông nghiệp.
Máy kéo và xe nông nghiệp xếp hàng bên ngoài địa điểm tổ chức hội nghị Đảng Lao động xứ Wales tại Llandudno, tây bắc xứ Wales vào ngày 16/11/2024. Ảnh: AFP
Theo phóng viên TTXVN tại London, đây là cuộc phản đối đầu tiên của Liên minh Nông dân Quốc gia (NFU) đối với chính phủ mới, trong đó 1.800 thành viên liên minh đã gặp khoảng 150 đại biểu quốc hội địa phương ở Westminster để chia sẻ quan ngại về kế hoạch đánh thuế thừa kế đối với nông dân. Trong khi đó, khoảng hơn 10.000 người cũng xuống đường trong một cuộc biểu tình hòa bình ở trung tâm London. Nhiều người tham gia biểu tình trên những chiếc máy kéo.
Kế hoạch đánh thuế mới lần đầu được công bố hồi cuối tháng 10 trong kế hoạch Ngân sách mùa Thu của Bộ trưởng Tài chính Rachel Reeves, theo đó từ tháng 4/2025, chủ đất thừa kế tài sản nông nghiệp trị giá hơn 1 triệu bảng (1,3 triệu USD) sẽ phải trả 20% thuế thừa kế (IHT) đối với những tài sản này. Hiện nay, tài sản này được miễn thuế hoàn toàn theo luật giảm thuế tài sản nông nghiệp.
Video đang HOT
Cộng đồng nông dân phản đối tuyên bố của chính phủ rằng các điền trang gia đình sẽ không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi từ kế hoạch thuế mới. NFU cho rằng việc đánh thuế thừa kế đối với các trang trại sẽ buộc các gia đình nông dân phải bán trang trại để trả thuế.
Theo Chính phủ Công đảng, đa số nông dân thực sự sẽ không bị ảnh hưởng bởi chính sách thuế mới, được ban hành nhằm ngăn chặn những người giàu có không làm nông nghiệp truyền lại những tài sản khổng lồ cho con cái mà không phải đóng thuế. Theo chính phủ, 75% số điền trang sẽ không bị tác động bởi chính sách mới, với chỉ khoảng 500 điền trang bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, Hiệp hội Doanh nghiệp và Đất đai Quốc gia cho biết sẽ có gần 70.000 trang trại bị ảnh hưởng, cho rằng biện pháp thuế mới sẽ gây tổn hại đến các doanh nghiệp gia đình và làm mất ổn định an ninh lương thực.
Chủ tịch NFU Tom Bradshaw cho biết 75% các trang trại đang hoạt động sẽ chịu tác động bởi những thay đổi về thuế thừa kế, kêu gọi chính phủ không nên lãng phí năng lượng chính trị vào một chính sách sẽ làm mất đi lợi ích của những người sẽ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ông cảnh báo việc đánh thuế thừa kế sẽ là giọt nước tràn ly, cùng với một loạt các vấn đề trong kế hoạch ngân sách, dẫn đến giá lương thực tăng cao.
Nông dân tiếp tục lái máy kéo phong tỏa một phần thủ đô Brussels (Bỉ)
Ngày 26/2, các nông dân ở nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã lái máy kéo, phong tỏa một phần thủ đô Brussels của Bỉ nhằm yêu cầu giới chức EU hành động trước một loạt vấn đề, từ giá siêu thị rẻ đến các thỏa thuận thương mại tự do.
Cuộc biểu tình diễn ra trong các bộ trưởng nông nghiệp EU nhóm họp để thảo luận cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đường phố Montoyer (Brussels, Bỉ) bị máy kéo chặn trong cuộc biểu tình của nông dân vào ngày 1/2. Ảnh: Getty
Khoảng 100 máy kéo đỗ xung quanh trụ sở các cơ quan của EU vào sáng 26/2, lằm tắc nghẽn tuyến đường dẫn từ trụ sở EU đến trung tâm Brussels. Cảnh sát đã chặn một khu vực rộng lớn xung quanh các tòa nhà EU - nơi các bộ trưởng nông nghiệp EU nhóm họp để thảo luận thêm các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của nông dân. Các hiệp hội nông dân Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ đã kêu gọi thành viên tham gia cuộc biểu tình ở Brussels ngày 26/2.
Trong những tuần qua, nông dân trên khắp châu Âu đã biểu tình nhằm yêu cầu các nhà hoạch định chính sách hành động trước một loạt áp lực mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt, từ giá cả tại các siêu thị rẻ tới chi phí nhập khẩu thấp gây ảnh hưởng tới các nhà sản xuất địa phương, cũng như các quy định môi trường. Hội nông dân European Coordination Via Campesina cho rằng EU làm chưa đủ để giải quyết các áp lực kinh tế.
Trước đó, hôm 1/2, khoảng 1.300 nông dân lái máy kéo cũng đã biểu tình ở thủ đô Brussels nhân hội nghị thượng đỉnh EU. Các hội nông dân yêu cầu EU hành động nhiều hơn để đảm bảo giá cả cho nông sản của họ, chấm dứt các thỏa thuận thương mại tự do, dẫn tới việc nhập khẩu rẻ hơn từ các nước có tiêu chuẩn môi trường ít nghiêm ngặt hơn.
Theo kế hoạch, trong cuộc họp ngày 26/2, các bộ trưởng nông nghiệp EU sẽ thảo luận một loạt đề xuất nhằm giảm áp lực đối với nông dân, trong đó có giảm kiểm tra các trang trại và miễn áp dụng một số tiêu chuẩn môi trường đối với các trang trại nhỏ.
Pháp: Cuộc biểu tình của nông dân là phép thử đầu tiên với tân Thủ tướng Attal Chưa đầy 1 tháng sau khi nhậm chức Thủ tướng Pháp, ông Gabriel Attal đã phải đối mặt với một thử thách khó khăn, khi hàng chục nghìn nông dân biểu tình rầm rộ trên cả nước để phản đối các quy định quan liêu, đòi hỏi thu nhập tốt hơn và yêu cầu được bảo vệ trước hàng nhập khẩu giá rẻ....