Nông dân Ấn Độ tự tử, rơi vào cảnh nợ nần vì biến đổi khí hậu
Nông dân Ganpatram Bheda (66 tuổi) lo sợ rằng ông sẽ mất 0,8 ha đất ở Tây Bắc Ấn Độ do hạn hán và khí hậu khắc nghiệt liên tiếp trong những năm gần đây, ảnh hưởng đến mùa màng, khiến ông mắc kẹt trong các khoản vay.
Nông dân Ấn Độ thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Allahabad. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong hơn hai thập niên qua, vùng nông thôn Ấn Độ đã phải đối mặt với tình trạng nhiều nông dân tự vẫn do hạn hán kéo dài nhiều năm liên tiếp, mùa màng thất bát và thức ăn chăn nuôi đắt đỏ dẫn đến nợ nần và khủng hoảng về tinh thần.
Số liệu thống kê từ Viện Môi trường và Phát triển Quốc tế (IIED) có trụ sở tại London (Anh) cho biết, gần 11.000 nông dân Ấn Độ đã tự kết liễu đời mình vào năm 2021, tương đương với mức trung bình khoảng 30 trường hợp mỗi ngày.
Các nhà nghiên cứu trong tuần này đã kêu gọi đẩy mạnh kế hoạch việc làm nông thôn, bảo hiểm mùa màng và chăm sóc sức khỏe tâm thần để giảm bớt tình trạng đau khổ và tự sát ngày càng tăng trong cộng đồng nông nghiệp ở giai đoạn người nông dân như ông Bheda vật lộn với bất ổn về khí hậu.
Trong một báo cáo mới liên kết tình trạng thiếu hụt lượng mưa với tỷ lệ nông dân tự tử cao ở những bang dễ bị hạn hán của Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đánh giá biến đổi khí hậu đang khiến “nông nghiệp trở nên cực kỳ rủi ro, tiềm ẩn nguy hiểm và thua lỗ”.
Video đang HOT
IIED cho biết nông dân nằm trong các nhóm có nguy cơ tự tử cao nhất ở Ấn Độ do hạn hán tái diễn ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của họ.
Nhà kinh tế học Madhura Swaminathan tại Viện Thống kê Ấn Độ có trụ sở ở Bengaluru, cho biết cần có nhiều nghiên cứu sâu hơn về mối liên hệ giữa các vụ tự tử và biến đổi khí hậu để lên kế hoạch giúp nông nghiệp Ấn Độ tăng khả năng chống chịu khí hậu. Bà Ritu Bharadwaj, nhà nghiên cứu chính của IIED, lưu ý rằng các tác động của biến đổi khí hậu là “số nhân căng thẳng”. Đặc biệt, chúng đang làm trầm trọng thêm áp lực kinh tế đối với nông dân thông qua hạn hán tái diễn.
Bà Ritu Bharadwaj bổ sung rằng mặc dù hạn hán không phải là một vấn đề mới, nhưng “biến đổi khí hậu đã khiến chúng trở nên khốc liệt hơn và thường xuyên hơn, đồng thời làm tăng phạm vi bao phủ về mặt địa lý”.
Theo điều tra dân số gần đây nhất của Ấn Độ vào năm 2011, hơn 250 triệu người dân Ấn Độ, hay gần một nửa lao động, đang làm việc trong các lĩnh vực liên quan tới nông nghiệp. Đại đa số họ phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập từ làm nông. Báo cáo của IIED cho biết cần có những biện pháp can thiệp mới để bảo vệ cộng đồng này khi Trái Đất ấm lên. IIED đồng thời lưu ý rằng các hệ thống cảnh báo sớm và chính sách bảo hiểm có thể bảo vệ chống lại thời tiết khắc nghiệt.
Một nông dân Ấn Độ đang làm việc trên cánh đồng. Ảnh: AFP
Đối với những người nông dân như ông Bheda, một vụ mùa thất bát đồng nghĩa với bất hạnh. Trong 4 năm qua, người nông dân sống tại huyện Sikar, bang Rajasthan này đã vay 4 triệu rupee từ chủ nợ và ngân hàng địa phương để vượt qua vụ mùa thất thu, mua thức ăn cho bò và trả các khoản nợ khác.
“Chúng tôi chỉ phụ thuộc vào nông nghiệp, chúng tôi không có nguồn thu nhập khác và tôi cũng chẳng có kỹ năng nào khác” ông Bheda bộc bạch. Năm 2022, một đợt lạnh và gió mùa khiến ông thất thu kê và lạc. Ông chia sẻ: “Tôi lấy khoản vay này để trả cho khoản vay khác. Nếu tôi không làm vậy, ngân hàng sẽ tịch thu đất của tôi”.
Chính phủ Ấn Độ đã đưa ra một số chương trình hỗ trợ dành cho nông dân, bao gồm bảo hiểm mùa màng và chương trình đảm bảo việc làm nông thôn. Trong những năm gần đây, các nhóm môi trường đã trang bị cho một số cộng đồng nông nghiệp thông tin thời tiết và cảnh báo qua tin nhắn văn bản, cũng như hạt giống có khả năng phục hồi để canh tác.
Các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp của chính phủ Ấn Độ cũng đưa ra lời khuyên dựa trên thời tiết đối với cây trồng. Tuy nhiên, hạn hán vẫn buộc nhiều nông dân phải di cư đến các thành phố để làm việc, trong khi một số người không tìm thấy lối thoát và tự kết liễu đời mình.
Bà Bharadwaj của IIED cho biết nhóm của bà đã nghiên cứu mô hình lượng mưa từ năm 2014 đến năm 2021 ở các bang Chhattisgarh, Karnataka, Madhya Pradesh, Maharashtra và Telangana nơi ghi nhận số vụ tự tử của nông dân cao nhất và phát hiện có nhiều trường hợp tự tử hơn trong thời kỳ có lượng mưa dưới mức bình thường.
Bà Bharadwaj giải thích: “Khí hậu là một yếu tố. Nhưng những yếu tố dễ bị tổn thương như nghèo đói, mù chữ, thiếu mạng lưới an sinh xã hội hoặc kiến thức về cách tiếp cận chúng đã kết hợp với nhau để tạo ra một tình huống khó khăn”.
WB có thể cho vay thêm 50 tỷ USD trong thập kỷ tới
Với việc đẩy mạnh cải cách, trong thập kỷ tới, Ngân hàng Thế giới (WB) có thể cấp thêm các khoản tín dụng có tổng trị giá lên tới 50 tỷ USD.
Trên đây là tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đưa ra ngày 7/4 trước thềm kỳ họp mùa Xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và WB vào tuần tới.
Trụ sở Ngân hàng Thế giới (WB) ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP, Bộ trưởng Yellen nêu rõ công cuộc cải cách đang diễn ra tại WB có thể mang lại kết quả thiết thực này. Bà bày tỏ hy vọng sẽ có những nét mới trong nhiệm vụ cốt lõi của thể chế tài chính đa phương này nhằm hỗ trợ các nước xây dựng năng lực ứng phó với các thách thức như biến đổi khí hậu, đại dịch, xung đột...Quan chức tài chính Mỹ nhấn mạnh những thách thức này không tách biệt hay mâu thuẫn với nhau mà trái lại, chúng có sự liên kết chặt chẽ với nhau.
Bộ trưởng Yellen nêu rõ kết quả của việc WB cải tổ sẽ thể hiện bằng thông báo về việc ngân hàng này đang củng cố khả năng tài chính của mình để đáp ứng các mục tiêu nói trên, thông qua các thay đổi hoặc thúc đẩy các thay đổi có thể dẫn đến khả năng cho vay thêm 50 tỷ USD trong thập kỷ tới. Đây sẽ là một nguồn lực đáng kể, đánh dấu mức tăng 20% trong mức cho vay bền vững của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD). Thể chế này là nhánh của WB chuyên cung cấp các khoản vay cho các nước có thu nhập trung bình.
Ngoài ra, Bộ trưởng Yellen cũng cho biết sẽ có một thông báo về việc cập nhật mô hình hoạt động của WB để "hướng ngân hàng tới những mục tiêu mà chúng ta đang đặt ra." Các nội dung được đề cập sẽ bao gồm việc tạo ra nhiều ưu đãi hơn cho việc huy động nguồn vốn trong nước và vốn tư nhân. Bà khẳng định WB chủ trương xúc tiến các cải cách trong năm nay.
Tháng 3 vừa qua, WB đã trình một kế hoạch cải tổ sâu rộng để đưa ra thảo luận tại ủy ban phát triển vào ngày 12/4 tới trong khuôn khổ kỳ họp thường niên mùa Xuân với IMF. Theo kế hoạch, các quan chức ngân hàng trung ương, bộ trưởng tài chính, chuyên gia từ hơn 180 quốc gia thành viên sẽ tham dự kỳ họp này thủ đô Washington D.C của Mỹ. Một trong những chủ đề chính của kỳ họp sẽ là sự phát triển của WB trong bối cảnh nhiều lời kêu gọi các thể chế cho vay đa quốc gia cải tổ và đáp ứng những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu. Mỹ hiện là cổ đông lớn nhất của Nhóm WB.
Chương trình nghị sự cũng có nội dung hỗ trợ Ukraine bị chiến tranh tàn phá và tái cơ cấu nợ cho một số nước gặp khó khăn như Sri Lanka.
Mưa lớn tại Ấn Độ làm 18 người thiệt mạng Mưa không ngớt tại nhiều khu vực miền Bắc Ấn Độ trong ngày 10/10 khiến các trường học tại một số thành phố phải đóng cửa, trong bối cảnh mùa mưa muộn bất thường tiếp tục gây nhiều thiệt hại ở nước này. Người dân di chuyển trên tuyến đường ngập lụt do mưa lớn tại Amritsar, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN...