Nông dân Ấn Độ tiếp tục biểu tình
Ngày 21/2, nông dân Ấn Độ đã nối lại cuộc biểu tình sau khi bác đề xuất hợp đồng 5 năm về giá hỗ trợ tối thiểu (MSP) của Chính phủ.
Cảnh sát tại bang Haryana, miền Bắc nước này, đã buộc phải dùng hơi cay để giải tán đám đông và ngăn họ tuần hành về phía thủ đô New Delhi.
Nông dân biểu tình yêu cầu Chính phủ bảo đảm giá nông sản tại Patiala, Ấn Độ ngày 15/2/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Gần 200 tổ chức nông dân tham gia kế hoạch biểu tình này. Đám đông biểu tình cùng với các đoàn xe, máy móc nông nghiệp đã dựng trại từ ngày 13/2 ở khu vực giáp giới Shambhu, gần huyện Ambala cách New Delhi khoảng 200 km. Nhà chức trách triển khai hàng trăm cảnh sát và lực lượng bán dân sự được trang bị chống bạo động đến khu vực này.
Video đang HOT
Lãnh đạo các nhóm nông dân hối thúc chính quyền liên bang dỡ bỏ các rào chắn trên đường và cho phép họ tuần hành đến New Delhi. Trong khi đó, chính quyền liên bang kêu gọi các nông dân duy trì hòa bình và tuyên bố sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán thứ 5 với nông dân để tìm giải pháp thích hợp.
Sau vòng đàm phán thứ 4 giữa đại diện Chính phủ với nông dân vào tối 18/2, Chính phủ Ấn Độ đã đề xuất hợp đồng 5 năm về MSP. Theo đó, các hợp tác xã sẽ ký hợp đồng với những nông dân trồng một số loại đậu hoặc ngô để mua nông sản theo MSP trong 5 năm tới, không có giới hạn về số lượng thu mua. Chính phủ thiết lập một cổng thông tin riêng để phục vụ việc triển khai MSP. Tuy nhiên, những người đứng đầu các hiệp hội nông dân Ấn Độ đã bác đề xuất này vì cho rằng không mang lại lợi ích cho nông dân.
Nông dân Ấn Độ đã tiến hành cuộc biểu tình “Delhi Chalo – Delhi thẳng tiến” từ ngày 13/2, dẫn tới tình trạng đụng độ giữa các lực lượng an ninh và những người biểu tình ở bên ngoài thủ đô Delhi.
Mục đích chính của cuộc biểu tình là nhằm đảm bảo pháp lý liên quan MSP, yêu cầu thực hiện các khuyến nghị của Ủy ban Swaminathan, lương hưu cho nông dân và công nhân trang trại, miễn nợ trang trại, không tăng giá điện, khôi phục Đạo luật thu hồi đất năm 2013…
Nông dân Ấn Độ biểu tình đòi đảm bảo giá nông sản
Ngày 16/2, nông dân Ấn Độ đã chặn đường cao tốc, biểu tình tại nhiều khu vực nông thôn phía Bắc đất nước nhằm phản đối nhiều vấn đề bất cập.
Công nhân vận chuyển gạo tại nhà máy ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại các bang Haryana và Punjab, nông dân tổ chức biểu tình ngồi tại các trạm thu phí trên các đường cao tốc lớn. Chính quyền các bang đã khuyến cáo người dân lên kế hoạch di chuyển cẩn thận để tránh các tuyến đường bị phong tỏa.
Trước đó, hàng chục nghìn nông dân đã bắt đầu cuộc tuần hành hướng về New Delhi nhằm yêu cầu chính phủ bảo đảm giá nông sản, nhưng bị cảnh sát chặn lại cách thủ đô khoảng 200 km. Các nhóm tuần hành này cũng đang cắm trại tại ranh giới địa phận giữa bang Punjab và Haryana. Cảnh sát cũng đã bắt giữ một số người biểu tình quá khích.
Cuộc tuần hành này diễn ra 2 năm sau khi chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi phải đối mặt với các cuộc biểu tình tương tự kéo dài hơn 1 năm. Thời điểm đó, nông dân đã cắm trại ở ngoại ô thủ đô để phản đối các luật nông nghiệp mới, mà sau đó đã được bãi bỏ.
Mục đích của các cuộc tuần hành và biểu tình là hối thúc chính phủ đảm bảo mức giá hỗ trợ tối thiểu cho tất cả các loại nông sản thông qua luật định.
Hiện tại, Chính phủ Ấn Độ bảo vệ nông dân khỏi tình trạng giá nông sản giảm mạnh bằng cách thiết lập giá mua tối thiểu cho một số loại cây trồng thiết yếu, một hệ thống được thiết lập vào những năm 1960 để hỗ trợ dự trữ lương thực và ngăn chặn tình trạng thiếu hụt. Nông dân muốn áp dụng luật này cho tất cả các sản phẩm, qua đó giúp ổn định thu nhập của người làm nông.
Một số cuộc họp giữa đại diện của nông dân và các bộ trưởng liên quan đã không thể giải quyết được bế tắc này. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nông nghiệp Arjun Munda cho biết các cuộc đàm phán "rất tích cực" và hai bên đã thống nhất sẽ họp lại vào ngày 18/2.
Các cuộc biểu tình diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với Ấn Độ khi cuộc bầu cử dự kiến diễn ra trong vài tháng tới. Nhiều người kỳ vọng ông Modi sẽ tiếp tục đắc cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp.
Ấn Độ cam kết 'hành động thỏa đáng' đối với vụ siro ho nhiễm độc Ngày 10/1, giới chức Ấn Độ cho biết sẽ có "hành động thỏa đáng" sau khi hoàn tất cuộc điều tra đối với cáo buộc một nhà quản lý dược bang Haryana nhận hối lộ để đối mẫu siro liên quan các trường hợp trẻ em tử vong ở Gambia. Siro ho nhiễm độc bị thu giữ tại Banjul, Gambia. Ảnh: AFP/TTXVN Năm...