Nông dân 9X xinh đẹp sở hữu trại nấm và khu vườn trĩu quả “vạn người mê”
Sau 11 năm làm nhân viên tại các công ty khác nhau, tháng 4/2021, Mai Thị Ánh Xuân (30 tuổi, Bến Tre) đã quyết định nghỉ việc để về làm “nông dân toàn thời gian”.
“Gia tài” của cô gái 9x hiện giờ là 3 nhà trồng nấm rộng 216m2 với nhiều loại nấm như bào ngư, hoàng kim, nấm rơm… cùng khu vườn sai trĩu trịt hoa trái, rau xanh, trong đó có giàn bầu cao 3 mét cho hàng trăm quả.
Ánh Xuân tại trại nấm của mình.
Nghỉ việc để khởi nghiệp trồng nấm
“Sau nhiều năm làm nhân viên kế hoạch cho một công ty gần nhà, tôi cảm thấy công việc dần nhàm chán, đồng lương hạn hẹp. Tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi, tôi lên mạng tìm đọc kiến thức về nông nghiệp như trồng rau xanh, cây trái và trồng nấm”, Xuân chia sẻ.
Tháng 9/2017, Xuân quyết định tận dụng đất của gia đình để làm một khu vườn nhỏ trồng các loại rau củ và dựng một trại nấm từ số tiền tiết kiệm ít ỏi.
“Lúc này mình chưa dám nghỉ việc công ty vì sợ trồng nấm thất bại thì không biết làm gì kiếm sống”, Xuân kể. “Thế mà thất bại thật!”.
Chỉ sau 3 tháng mở trại nấm, do cách làm cột treo nấm không chuẩn nên khi gặp trận bão, gió mạnh, cả trại nấm đổ sập. Xuân may mắn lắm mới chạy thoát.
“Ban đầu tôi dùng cột kê (tức cột bằng cây dừa rồi kê gạch) để treo gần 5.000 bịch phôi nấm, nặng gần 7 tấn. Sau khi trại nấm bị sập, tôi phải nhờ mười mấy người trong gia đình, hàng xóm tới “cứu” 5.000 bịch phôi nấm. Nhưng kết quả là vẫn thiệt hại 20 triệu đồng – số tiền rất lớn đối với tôi khi đó”, Xuân nói.
Từ thất bại này, Xuân rút ra kinh nghiệm. Cô nhờ người thân cùng giúp đỡ để làm nhà trồng nấm bằng sắt và kệ sắt thay vì cột kê như trước.
Sau thất bại đầu tiên, Xuân không nản chí mà tìm cách khắc phục.
Xuân cho biết, nấm có thể trồng quanh năm trong nhà và cô thường ươm phôi nấm khoảng 2 tháng là có thể thu hoạch. Trong suốt gần 4 năm, ban ngày Xuân đi làm công ty, đêm về lại lọ mọ thu hái nấm.
“Tôi thường thức khuya hái nấm vì vào khung thời gian này có độ ẩm cao, nấm phát triển tốt”, Xuân cho biết. “Trồng nấm bào ngư là dễ nhất vì tôi có thể kiểm soát thời gian phát triển của nó bằng việc đóng và mở nắp bịch”, Xuân chia sẻ bí quyết.
Video đang HOT
Xuân thường thu hái nấm vào buổi đêm.
Hiện, Xuân đã nghỉ việc tại công ty để toàn tâm toàn ý gây dựng trang trại nấm và kinh doanh sản phẩm này.
“Mỗi vụ nấm sẽ cho ra 5.000 phôi (gần 1.000 kg), thu về 15-20 triệu. Tôi cũng bán giống cho những bạn muốn trồng thử nghiệm. Trong tương lai, tôi hướng đến cung cấp nấm cho quán ăn, nhà hàng và siêu thị…”, Xuân nói.
Cô gái Bến Tre cũng chia sẻ, công việc làm nông nghiệp này mang lại cho cô nguồn thu nhập cao hơn, thậm chí có dư dả chút ít so với trước đây.
“Và quan trọng, đây là công việc mình yêu thích và đam mê. Mình có thể dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu trên internet rồi thử nghiệm mà không biết chán”, Xuân cho hay.
Cô gái không ngừng học hỏi để có thể trồng đa dạng các loại nấm khác nhau.
Sở hữu khu vườn xanh mát mắt “vạn người mê”
Ngoài 3 trại nấm với diện tích 216m2, Ánh Xuân còn là “bà chủ” khu vườn 40m2 với đủ loại rau trái như bầu, bí, mướp, cải xanh, củ cải…
Ngoài thời gian dành cho trại nấm, Xuân rất thích làm vườn.
Khu vườn của Xuân có một giàn bầu sai trĩu quả, khiến ai nhìn cũng mê. Xuân cho biết, giàn bầu này tầm 2 tháng sẽ cho trái 1 lượt, và mỗi lượt gần 200 trái, ăn được 2 đến 3 tháng.
Giàn bầu “siêu quả”.
“Trồng bầu khá dễ, chỉ cần tưới nước sáng, chiều và chịu khó bón phân NPK, phân đạm là cây ra trái”, Xuân chia sẻ kinh nghiệm.
Ngoài trồng bầu, trồng nấm, Xuân cũng tìm hiểu về phương thức trồng rau thủy canh. Để có những lứa rau thủy canh sạch – ngon, Xuân phải nắm chắc quy trình chăm sóc: tưới dung dịch thủy canh, tưới nước, bắt sâu và đảm bảo ánh sáng cho cây.
Xuân cũng có vườn rau thủy canh tươi tốt.
Nông sản sạch từ khu vườn của 9x.
Hiện tại, Xuân đang vừa trồng nông sản sạch vừa kinh doanh trực tuyến mặt hàng này.
“Tôi cảm thấy rất vui khi được làm công việc bản thân yêu thích. Khu vườn và trại nấm vừa giúp tôi có kinh tế vừa giúp tôi giải tỏa áp lực cuộc sống”, 9x chia sẻ.
Vườn 60m2 đủ loại rau trái, vợ chồng trẻ ở Quảng Nam không phải đi chợ
Đam mê làm vườn, anh Trần Minh Lâm Trúc đã cùng vợ biến chiếc sân trống thành vườn rau, quả sạch, cung cấp thực phẩm cho cả nhà.
Làm trong ngành du lịch, tuy nhiên anh Trúc và vợ (Hội An, Quảng Nam) đều có chung niềm đam mê làm vườn. Tận dụng khoảng sân nhỏ trước nhà, anh Lâm quyết định cải tạo đất trồng rau.
Anh chia sẻ, khu vườn được trồng từ tháng 10 năm 2020 với tổng diện tích là 60m2. "Sau khi dịch Covid-19 bùng phát, vợ chồng tôi đều làm du lịch nên thất nghiệp, rảnh rỗi liền nghĩ đến việc trồng rau, chăm chút cho khu vườn nhỏ".
Nhiều loại rau cải được anh Lâm lựa chọn trồng tại vườn.
Tại vườn, anh Lâm trồng chủ yếu là các loại rau xanh, giàu dinh dưỡng như: cải xoăn Mỹ (cải kale - nữ hoàng của các loại rau), cải bó xôi, cải cay, xà lách. Ngoài ra, vườn trồng thêm cà chua, đậu bắp, bí, cà tím, đậu cô ve, dâu tây.
Vườn rau xanh được chăm sóc chu đáo từ 100% hữu cơ.
Hàng ngày anh Lâm dùng 3 tiếng đồng hồ để tưới và theo dõi cây.
Thời gian đầu, anh Lâm vừa tìm hiểu thông qua bạn bè và trên mạng để học cách trồng từng loại giống. Tuy nhiên, cây thường bị chết và nấm bệnh do cách xử lý đất chưa đạt hiệu quả.
Không bỏ cuộc, hàng ngày vợ chồng trẻ dành ra 3 tiếng để chăm sóc và làm cỏ, đặc biệt luôn chú ý theo dõi cây có bị bệnh hay không để kịp chữa.
Với diện tích đất nhỏ, anh Lâm tận dụng triệt để việc trồng cây trong chậu. Tuy nhiên, cách trồng này gặp nhiều khó khăn hơn trồng ngoài vườn, anh Lâm cho biết: "Trồng trong chậu đòi hỏi chiếc giá để gieo trồng phải có đủ độ tơi xốp, thoát nước tốt và đặc biệt phải đủ độ ẩm".
Để vườn cây phát triển tốt, ra hoa, trái đều đặn vợ chồng anh Lâm sử dụng 100% hợp chất hữu cơ tự ủ, không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
Chậu dâu tây được treo cạnh bờ rào tiết kiệm diện tích.
Có được nguồn thực phẩm sạch, anh Lâm và vợ rất yên tâm khi trực tiếp sử dụng để chế biến món ăn hàng ngày, đặc biệt là cho em bé. "Bé carrot nhà mình thì rất thích ra vườn với bố mẹ, nấu ăn cho bé cũng khá yên tâm vì đều do mình tự trồng".
Vườn trở thành nơi thư giãn sau những giờ làm việc của anh Lâm và vợ.
Để có thể tạo ra không gian vườn đẹp, anh Lâm bố trí khu vườn trải dài hai bên sân, lối đi ở giữa. Trồng và sắp xếp cây từ thấp đến cao, khoảng cách vừa phải, tạo độ thoáng đãng, gọn gàng.
Các món ăn hàng ngày của con đều được anh Lâm lấy từ khu vườn nhỏ tại gia.
Theo anh Trúc Lâm, để có một khu vườn đạt hiệu quả cần chăm chỉ, chăm sóc cây chu đáo và học hỏi thêm cách trồng mới. Đặc biệt, việc làm vườn theo hướng hữu cơ cần được phát huy, bởi cách trồng đạt hiệu quả về giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
Với gia đình nhỏ của anh Lâm, khu vườn 60m2 khiến cho ngôi nhà trở nên mát mẻ, không khí trong lành. "Hiện tại, nhà mình không thiếu rau xanh, vợ chồng với bé ăn khá thoải mái. Giá trị tinh thần lớn hơn nhiều, mình thích hàng ngày cùng vợ ra vườn hái rau về nấu cơm, con được ăn nguồn thực phẩm sạch, vậy là đủ", anh Lâm tâm sự.
Khám phá "góc thanh thản" trong căn nhà truyền thống của người Nhật Những khu vườn nhỏ trong sân nhà của người Nhật, được gọi là tsubo-niwa, thể hiện sự kết nối với thiên nhiên và hành động thiền định. Thuật ngữ "tsubo-niwa" bao gồm tsubo - một đơn vị đo lường Nhật Bản có diện tích bằng hai tấm chiếu tatami (khoảng 3,3 mét vuông), và "niwa" có nghĩa là "khu vườn". Tsubo-niwa được mô...