Nóng cuộc đua giành lao động lành nghề tại châu Á – Thái Bình Dương
Cuộc đua thu hút những lao động có tay nghề cao và các cá nhân nhiều tài sản ở Châu Á – Thái Bình Dương đang nóng lên từng ngày trong bối cảnh khu vực đang phải đối mặt với tình cảnh thiếu lao động, dân số già và cạnh tranh toàn cầu gia tăng.
Sinh viên quốc tế đến Sân bay Sydney của Australia vào tháng 12/2021. Ảnh: EPA-EFE
Theo báo The Edge của Malaysia, chỉ trong 2 tuần qua, một cuộc chiến giành nhân tài đã nổ ra giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Australia và Đài Loan (Trung Quốc). Chính phủ mỗi nước đều công bố một kế hoạch thị thực hoàn toàn mới hoặc có phần sửa đổi để thu hút những người nước ngoài giàu có hoặc có tay nghề cao.
Cụ thể, Australia gần đây đã nới lỏng các quy định nhập cư để giải quyết tình trạng thiếu lao động lành nghề do đại dịch COVID-19. Ngày 2/9, chính phủ Australia thông báo quốc gia này sẽ nâng giới hạn cấp thẻ thường trú thêm 35.000 người lên 195.000 người trong năm tài chính này.
Video đang HOT
Thái Lan cũng đặt mục tiêu thu hút một triệu người nước ngoài trong vòng 5 năm tới thông qua thị thực Cư trú dài hạn (LTR) 10 năm, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Người có thị thực này có cơ hội nhận giấy phép lao động kỹ thuật số và đủ điều kiện để bảo trợ cho tối đa bốn người phụ thuộc, có thể bao gồm vợ/chồng và con cái từ 20 tuổi trở xuống.
Trong khi đó, Chương trình Mạng lưới và Chuyên gia ở nước ngoài (ONE) của Singapore đang tìm cách thu hút những tài năng giỏi nhất trong các lĩnh vực kỹ thuật, toán học, khoa học và công nghệ, nghệ thuật, văn hóa, tài chính và thể thao trong bối cảnh thị trường lao động eo hẹp. Thị thực cho những lao động lành nghề này có giá trị 5 năm vào có thể được gia hạn thêm 5 năm nữa.
Sau một khoảng thời gian ảm đạm từ các biện pháp phòng dịch COVID-19 vào năm ngoái, năm nay Đài Loan (Trung Quốc) đã trở lại cuộc cạnh tranh toàn cầu về nhân tài. Gần đây, khu vực này đã nới lỏng tiêu chuẩn cho chương trình thị thực lao động thường trú Thẻ vàng việc làm ra mắt vào năm 2018. Là một trong những khu vực có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và dân số già, Đài Loan sẽ không thể tự bổ sung thị trường lao động. Chính vì vậy, họ cần phụ thuộc một phần đáng kể vào lao động nước ngoài.
Đài Loan đang tìm kiếm lao động lành nghề và các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa nghệ thuật, tài chính, khoa học và công nghệ, luật, kiến trúc, thể thao, giáo dục và quốc phòng. Thị thực Thẻ vàng có giá trị lên đến 3 năm với những quy trình xin được rút ngắn và đơn giản hơn.
Tuần trước, Malaysia gia nhập cuộc chơi, công bố Chương trình Thị thực Đặc biệt (PVIP) dành cho những người có khối tài sản lớn. cho phép những người nộp đơn thành công ở lại nước này đến 20 năm. Không giống như chương trình Malaysia My Second Home (MM2H) hiện có, những người tham gia PVIP được phép làm việc và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Họ cũng có thể đưa vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi, cha mẹ vợ, người giúp việc theo cùng. Chương trình PVIP chính thức có hiệu lực từ 1/10.
Quay trở lại tháng 5/2019, thành phố Dubai của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã ra mắt Thị thực Vàng, cung cấp thời hạn cư trú 10 năm cho các tài năng được tuyển chọn. Đầu tháng này, các tiêu chí đã được nới lỏng để thu hút đa dạng nhân tài đa dạng hơn. Các danh mục người nước ngoài đủ điều kiện cư trú được mở rộng từ 5 lên 7 để bao gồm những người đi tiên phong trong lĩnh vực nhân đạo và những tuyến đầu.
Hàn Quốc: Khoảng 33,1% số người trong độ tuổi 70 - 74 vẫn đang làm việc
Tại Hàn Quốc, nước có tốc độ dân số già hóa nhanh nhất thế giới, khoảng 33,1% số người trong độ tuổi 70-74 vẫn đang làm việc, đứng đầu Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về tỷ lệ làm việc ở nhóm tuổi này và cao hơn nhiều so với mức trung bình 15,2% của tổ chức này.
Công nhân làm việc tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tỷ lệ thất nghiệp tại Hàn Quốc tháng 7 vừa qua ở mức thấp kỷ lục 2,9%. Tình trạng thiếu lao động đã dẫn đến gia tăng tỷ lệ người cao tuổi - từ 60 tuổi trở lên - trong lực lượng lao động ở Hàn Quốc lên 58%. Nhưng cho dù như vậy cũng chưa đủ để giảm bớt tình trạng thiếu nhân công trong các lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp ở nền kinh tế lớn thứ 4 châu Á.
Dữ liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) cho thấy hơn 230.000 người trong số những người từ 60 tuổi trở lên đã tìm được việc làm tại các nhà máy và công trường kể từ đầu năm 2020, trong khi những người ít tuổi hơn không muốn lựa chọn công việc lao động chân tay và đã rời bỏ các lĩnh vực này.
Lao động nhập cư ngày càng đóng góp quan trọng vào lĩnh vực việc làm trong các nhà máy tại Hàn Quốc. Dữ liệu của Chính phủ Hàn Quốc cho thấy kể từ đầu năm 2020, lượng lao động nước ngoài mới nhập cư hằng tháng ở nước này ở mức khoảng 35% mức của năm 2019, thời điểm trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. Nhật Bản cũng đang gặp phải vấn đề tương tự, với các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt khiến lao động nhập cư không được tiếp cận việc làm và do đó các vị trí tuyển dụng phụ thuộc vào đội ngũ những người lao động cao tuổi trong nước.
Tuần trước, Chính phủ Hàn Quốc cho biết chính phủ dự kiến nới lỏng các hạn chế về thị thực và giảm bớt quy định đối với lao động nước ngoài để giúp lấp đầy các vị trí tuyển dụng.
Mỹ cấp số lượng thị thực lao động kỷ lục cho Mexico trong năm 2022 Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, Chính phủ nước này ngày 26/7 cho biết người dân Mexico sẽ được Mỹ cấp 356.000 thị thực lao động trong năm nay, mức cao nhất từ trước tới nay. Mỹ cấp số lượng thị thực lao động kỷ lục cho Mexico trong năm 2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Thông báo trên được Ngoại trưởng Mexico Marcelo...