Nóng chuyện trồng lúa nếp ồ ạt ở Đồng Tháp: Coi chừng gặp xui!
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu nếp tăng đột biến chủ yêu là do nhu câu trở lại mạnh mẽ của thị trường Trung Quôc.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam thì xuất khẩu nếp đã tăng đột biến trong thời gian gần đây (ảnh minh họa: KT)
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xuất khẩu nếp tăng đột biến, nhưng nguyên nhân chính là do nhu cầu trở lại mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc. Thông tin này lập tức được lan truyền nhanh chóng thông qua đội ngũ thương lái. Vì thế nhiều cánh đồng vụ hè thu trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống nếp gần như toàn bộ.
Với diện tích 16ha, hai năm nay vụ nào ông Võ Thanh Tùng, ngụ xã Tân Công Chí, huyện Tân Hồng cũng trăn trở là chọn lúa hay nếp để gieo sạ. Vì phải suy xét nhiều yếu tố về năng suất, dịch bệnh và quan trọng nhất là giá cả.
Như một bài toán, vụ hè thu năm nay ông quyết định sạ 12 ha nếp và 4 ha lúa. Bởi theo ghi nhận của ông, vụ hè thu năng suất nếp không đạt hơn lúa. Nhưng giá nếp lại đang giảm nên ông quyết định xuống giống song song hai loại.
Ông Võ Thanh Tùng cho biết: Giá nếp bây giờ thấp hơn giá lúa khoảng 500 đồng/kg. Không biết đến thu hoạch thì giá có lên bằng không. Nông dân bây giờ sản xuất là hên xui thôi chứ cũng không biết làm sao.
Theo báo cáo của ngành nông nghiệp huyện Tân Hồng thì vụ hè thu toàn huyện đã xuống giống trên 20.000 ha. Trong đó, diện tích trồng nếp chiếm khoảng 50% diện tích. Trong số này chỉ có khoảng 20% có hợp đồng liên kết với công ty, 15% liên kết với thương lái, số còn lại thì vẫn chưa xác định được đầu ra.
Ông Hồ Văn Lý, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Tân Hồng, thông tin: “Trong khâu liên kết tiêu thụ thì cũng có số công ty, mà chủ yếu là liên kết qua thương lái”.
Tính tới thời điểm đầu tháng 6 này, giá nếp được thương lái thu mua có giá dưới 5.000 đồng/kg. Tức là đã giảm gần 1.000 đồng/kg so với cùng kì năm ngoái. Trong khi lúa OM 4900 hiện có giá là 5500 đồng/kg, các giống lúa thơm khác giá còn cao hơn.
Video đang HOT
Trước sự chênh lệnh này, người nông dân như đứng trước ngã ba đường trong việc lựa chọn nếp hay lúa. Dẫu biết giá cả là do thị trường quyết định và luôn biến động theo thời điểm. Tuy nhiên, bỏ qua tất cả các tín hiệu đó nhiều nông dân vẫn quyết chọn nếp.
Anh Phạm Văn Nu, xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, cho biết: “Vụ này giá lúa hơi bấp bênh, làm lúa lại thì thua quá nhiều, nên quyết định chọn nếp”.
Thị trường Trung Quốc đang chiếm trên 40% sản lượng nếp của Việt Nam. Anh minh hoa
Theo ông Lê Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, thị xã Hồng Ngự, việc liên kết tiêu thụ nếp trong thời gian qua được UBND xã kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp đến liên hệ rất ít mà chủ yếu là những thương lái nhỏ lẻ. Số thương lái này thường tiếp cận trực tiếp với nông dân để hợp đồng giá và đặt cọc. Vì vậy, xét góc độ nào đó cách làm này thuận tiện cho nông dân nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Ông Tuấn cho biết, địa phương cũng khuyến cáo nơi nào có liên kết chặt chẽ hãy trồng nếp.
Theo thống kê chưa đầy đủ về sức tiêu thụ nếp của Việt Nam nói chung thì thị trường Trung Quốc đã chiếm trên 40% sản lượng nếp của Việt Nam. Câu chuyện không nên tăng ồ ạt diện tích nếp là cảnh báo không mới, thậm chí rất cũ mà ngành nông nghiệp đã đưa ra.
Điều quan trọng hiện nay là việc khuyến khích phát triển khâu liên kết tiêu thụ trong sản xuất. Từ đó thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân dần dần chuyển từ sản xuất tự phát sang sản xuất hướng đến thị trường. Nếu làm được như vậy thì khi đó sản xuất nếp hay lúa sẽ không còn là nỗi đắn đo trong mỗi vụ mùa./.
Theo Thanh Tung (VOV – ĐBSCL)
Đu đủ giá 500 đồng/kg, không ai mua dân miền Tây bỏ chín rục vườn
Giá đu đủ chỉ còn 500 đồng/kg nhưng gần 2 tháng nay, nông dân Đồng Tháp cũng không tìm được đầu ra cho loại trái cây này.
Đu đủ quá lứa thu hoạch nhiều trái thối hư nhưng nông dân không tìm được đầu ra. Ảnh: Ngọc Trinh.
Con đường mòn dẫn vào những vườn đu đủ trĩu quả dọc sông Tiền chẳng có người trông coi, khác hẳn không khí nhộn nhịp của những mùa thu hoạch như trước đây.
Ông Trần Văn Xuyến (ở xã Thường Thới Tiền, Hồng Ngự, Đồng Tháp) nói: "Mọi năm tệ lắm cũng bán được 2.000-3.000 đồng/kg, năm nay chỉ có 500-700 đồng/kg mà chẳng ai mua. Nhà tôi trồng 200 gốc đu đủ, giá bình thường nếu trừ chi phí cũng có lợi nhuận gần 30 triệu đồng. Năm nay thì mất trắng, bởi vườn đu đủ hơn chục tấn trái đã quá đợt thu hoạch 20 ngày mà không ai mua".
Đu đủ nhẹ công chăm sóc và phân bón, từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng. Mỗi cây cho sản lượng 30-50kg, năng suất thu hoạch trung bình từ 5 tấn trái/công nên được nhiều nông dân ít vốn chọn làm cây trồng chủ lực.
Cạnh vườn ông Xuyến, ông Trần Văn Trà cũng có 650 gốc đu đủ sai trái nhưng đã quá lứa thu hoạch.
"Năm trước đu đủ có giá, nhà tôi bán được mấy chục triệu nên năm nay trồng lại, nào ngờ chẳng có người hỏi mua. Thường thì thương lái liên hệ đặt mua còn giờ mình chủ động gọi bán nhưng chỉ nhận được câu trả lời là không có đầu ra và im lặng, ông Trà cho biết.
Nông dân này nói hiện trong vườn có hơn chục tấn trái đã quá kỳ thu hoạch nên hư, rụng ngày một nhiều.
"Vụ ớt rớt giá vừa rồi đã khiến gia đình lâm vào cảnh khó, nay lại khổ hơn vì trồng gì cũng rớt giá thảm, không bán được", ông Trà nói thêm.
Các hộ dân trồng đu đủ ở đây cho biết, loại giống họ trồng là để bán cho thương lái mua về làm gỏi trộn mắm. Thị trường chính của loại trái cây này là Campuchia và TPHCM.
Hiện giá mỗi kg đu đủ chỉ còn 500 đồng, trong khi tiền thuê người thu hoạch đã 200 đồng/kg nên nhiều vườn bỏ không. Họ gọi hàng xóm, các cơ sở nấu ăn đến để cho không nhưng cũng không thể giải quyết hết.
Người dân bỏ mặc đu đủ gãy rụng vì bán không được. Ảnh: Ngọc Trinh.
Theo nhiều nhà vườn ở ấp Thượng, chỉ tính riêng khu vực bãi bồi từ phà Hồng Ngự đến phà Long Khánh chỉ hơn 1 km nhưng có khoảng 70 hộ trồng đu đủ. Hộ nào nhiều thì gần 2 ha còn ít cũng 1 - 2 công, nhưng số bán được chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Là một trong những hộ may mắn bán được đu đủ, ông Trần Văn Phó cho biết: "Đợt đầu gia đình tôi thu hoạch 3 tấn trái bán giá 1.500 đồng/kg, nhưng hiện giờ giá rớt xuống chỉ còn 700 đồng/kg. Thương lái không thu mua, dẫn đến đu đủ chín rục đầy vườn nên có người mua là giá nào cũng bán.
Năm rồi ai cũng bán trên 100 triệu còn giờ bán được là mừng lắm rồi. Ở đây tôi còn chút may mắn khi bán được do có mối quen, chứ những người khác coi như mất trắng".
Ông Trần Thành Nhi, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hồng Ngự, cho biết huyện có khoảng 600 ha rẫy. Đu đủ là loại cây nông dân tự chuyển đổi. Tuy nhiên, do người dân trồng nhiều quá dẫn đến dư thừa, không có đầu ra.
Hiện đu đủ trồng ở địa phương chỉ còn 500 đồng/kg nhưng chẳng có thương lái thu mua. Vừa qua huyện có tập trung một số mối liên kết nhưng do vị trí địa lý không thuận tiện nên thương lái khó tìm đến.
Theo Ngọc Trinh - Kim Thoa (Zing.vn)
Để lộ thông tin người tố cáo: Nếu có hậu quả phải chịu trách nhiệm "Rõ ràng việc để lộ tên người tố cáo rất là lỗi sơ đẳng, thực ra cán bộ tham mưu hay lãnh đạo có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải biết quy định của luật pháp là phải giữ bí mật cho người tố cáo", Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của...