Nóng chuyện tranh thủ nhậu, ăn phở vui trước khi cách ly phòng Covid-19
“Nhậu chia tay 1 bữa, về đá thêm bát phở vui mới đi về để tập trung”, chia sẻ của nam thanh niên tranh thủ trước khi thực hiện cách ly theo yêu cầu phòng dịch Covid-19 đang lan mạnh trên mạng xã hội.
Cách ly theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
Mới đây, một người hàng xóm bệnh nhân N.H.N ở Trúc Bạch (Hà Nội), chia sẻ câu chuyện người này phải cách ly vì sống cùng khu vực với bệnh nhân N. Trước khi đi cách ly tập trung theo yêu cầu của chính quyền, người thanh niên này đã nấn ná, tranh thủ đi nhậu rồi vào ăn một quán phở ngon.
“Xác định câu kéo được thêm vài tiếng, sắp xếp công việc cho nhân viên yên tâm và cũng giải thích là vì nhà gần chỗ đó nên bắt buộc phải bị vậy là do không may. Nhậu chia tay 1 bữa, về đá thêm bát phở vui mới đi về để tập trung”, những dòng chia sẻ của nam thanh niên này đang lan mạnh trên mạng xã hội.
Dù anh này nói “ sẽ làm đúng theo những gì được yêu cầu, vì đây là trách nhiệm cá nhân với cộng đồng” kèm theo chia sẻ thông tin về cuộc sống, sinh hoạt tại nơi cách ly tập trung rất thoải mái, tiện nghi, song câu chuyện người thanh niên trên trước khi thực hiện việc cách ly đã “tranh thủ” đi ăn phở, đi nhậu… khiến nhiều người lo lắng.
Theo PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc “tranh thủ” trước khi cách ly của người thanh niên trên là sai quy tắc cách ly.
“Khi có lệnh cách ly khu vực nào đó thì mọi công dân sống ở khu vực đó phải chấp hành cách ly, tuyệt đối không được phép “tranh thủ” như vậy.
Bởi người bị cách ly mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhưng để đảm bảo an toàn nên Hà Nội lên danh sách, rà soát khu vực cách ly và những người sống quanh khu vực đó phải chấp hành”, ông Phu nói.
Mặc dù, nếu chỉ sống trong khu vực, không tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thì nguy cơ nhiễm virus thấp, người dân không nên hoang mang, nhưng việc cách ly khoanh vùng là cần thiết.
PGS Phu nhấn mạnh việc khai báo y tế, cách ly phòng dịch Covid-19 là nhằm đảm bảo an toàn, chăm sóc sức khỏe cho bản thân người được cách ly, đồng thời cũng phòng bệnh cho những người xung quanh và cả cộng đồng.
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch nhóm A phải được cách ly. Hình thức cách ly bao gồm: cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.
Chính phủ, Bộ Y tế thời gian vừa qua đã liên tục đưa ra các khuyến nghị yêu cầu các cá nhân có nghi ngờ nhiễm bệnh, đi đến từ vùng dịch phải chủ động cách ly y tế.
Theo infonet
Giới trẻ kêu gọi mọi người nâng cao ý thức cách ly, phòng tránh dịch Covid-19
Trước tình hình diễn biến ngày càng phức tạp của dịch Covid-19, nhiều bạn trẻ đã lên tiếng về ý thức với cộng đồng của mỗi người. Còn bác sĩ chuyên khoa nhiễm khuyên mọi người cần bình tĩnh thực hiện các biện pháp phòng, ngừa.
Một bạn trẻ kêu gọi mọi người về từ vùng dịch hãy khai báo trung thực, tự nguyện cách ly để phòng bệnh.
"Đang trong thời kỳ dịch Covid-19, hàng ngàn người Việt về từ vùng dịch, cả nước đang căng mình lên để cách ly, phòng chống. Làm ơn, nếu mình có nguy cơ xin hãy có trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng. Nếu bạn không cách ly, người đầu tiên có nguy cơ lây nhiễm từ bạn sẽ là người thân trong gia đình", bạn Hương Lan, sinh viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP.HCM chia sẻ.
Hà Nội - Đêm mất ngủ vì cô gái nhiễm Covid-19 trở về từ châu Âu
Theo Hương Lan, tình hình dịch bệnh đang diễn biến cực kỳ phức tạp ở nhiều nước. Không ít người Việt đã về nước để phòng tránh dịch nhưng nếu họ cố tình không khai báo trung thực vì sợ cách ly thì nguy cơ lây bệnh ra cộng đồng rất cao.
"Với những người có nguy cơ, nếu khai báo ngay từ đầu chúng ta đã có biện pháp cách ly từ sân bay hoặc có thể sớm hơn như vật nguy cơ lây nhiễm đã được hạn chế rất nhiều", Lan nói thêm.
Tương tự, Tuấn Anh, sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM cũng vừa lên tiếng kêu gọi mọi người hãy "nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng".
"Một người vì mọi người, vì chính bản thân và người thân hãy khai báo trung thực, hạn chế đi du lịch trong thời gian này và hãy tự động cách ly biết mình có nguy cơ. Chúng ta không ai mong muốn phải cách ly 14 ngày. Nhưng để dịch bệnh không bùng phát thì đòi hỏi mọi người phải chung tay", Tuấn Anh nói.
Hà Nội đã phong tỏa số nhà 125 đến 139 phố Trúc Bạch để cách ly, phòng bệnh. - Lê Quân
Cách ly, theo dõi 123 người liên quan đến cô gái bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19
Trước tình hình diễn biến mới của dịch bệnh, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa nhiễm - Nội thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng mọi người cần bình tĩnh để xác định nguy cơ lây nhiễm của mình và tìm cách phòng ngừa thích hợp.
Đối với người dân, thì chúng ta nên bình tĩnh. "Tinh thần của mình rất quan trọng, nếu lo lắng, mất ngủ thì sẽ làm sức đề kháng yếu đi. Nên trước mắt chúng ta cần tuân thủ các quy trình phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ y tế là được, nên dọn dẹp nhà cửa, để nhà cửa thông thoáng...", bác sĩ Trương Hữu Khanh chia sẻ thêm.
Theo ông, để phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả, bây giờ chúng ta cùng thực hiện quy trình phòng và chống bệnh. Còn những người về từ vùng dịch, hay có nguy cơ mắc bệnh thì nên khai báo để được cách ly, kiểm tra kịp thời.
Theo Thanh niên
Dân mạng kêu gọi 27 khách thương gia bay cùng với bệnh nhân Covid-19 cách ly Cộng đồng mạng đang kêu gọi 27 khách hạng thương gia ngồi cùng chuyến bay với bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 của Việt Nam chủ động đến gặp cơ quan y tế cách ly để bảo đảm sức khỏe cộng đồng. Chốt phong tỏa đầu phố Châu Long giao với phố Trúc Bạch (Hà Nội) - khu vực gần nơi bệnh nhân...