“Nóng” chuyện đi lại những ngày cận Tết
Chưa đầy hai tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, đây cũng là thời gian cao điểm người dân đi lại buôn bán và về quê đoàn tụ bên gia đình. Các cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm chống ùn tắc giao thông tại các tuyến đường cửa ngõ, bảo đảm người dân tham gia đi lại thuận lợi tại các nhà ga, bến xe, sân bay.
Sảnh ga quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất luôn trong tình trạng quá tải.
Lượng hành khách đi lại tăng cao
Ghi nhận tại nhà ga quốc nội Sân bay Tân Sơn Nhất (TP Hồ Chí Minh), đến thời điểm này, tất cả sảnh ga của các hãng hàng không đều bắt đầu “tăng nhiệt” khi nhu cầu người dân đi lại đông hơn. Tại các quầy làm thủ tục, ký gửi hành lý luôn đông đúc. Bên trên tầng một, hàng dài hành khách xếp hàng trước các cửa soi chiếu kiểm tra an ninh. Tại đây, sân bay bố trí riêng một cửa ưu tiên dành cho những trường hợp đặc biệt như: phụ nữ mang bầu, trẻ em, người già, người khuyết tật… Bên ngoài sân bay, các tuyến đường cửa ngõ như: Trường Sơn, Trần Quốc Hoàn, Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Hồng Hà, Phạm Văn Đồng… lượng xe cộ đi lại tăng cao, kể cả vào giờ thấp điểm trong ngày.
Theo kế hoạch dự kiến của Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, từ ngày 20-1 đến 19-2 (15 tháng Chạp đến 15 tháng Giêng), Sân bay Tân Sơn Nhất phục vụ hơn bốn triệu lượt hành khách đi lại. Trung bình mỗi ngày có hơn 134.200 người đi và đến sân bay, tăng khoảng 16.500 – 17.500 lượt so dịp cao điểm Tết năm 2018. Tết năm nay, các hãng hàng không trong nước ước tính tăng từ 8% – 10% số chuyến bay. Tần suất bay trung bình đạt từ 806 – 820 chuyến/ngày, tăng 70 chuyến/ngày so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cao điểm trước Tết vào ngày 2-2 (28 tháng Chạp), có đến 900 lượt máy bay cất, hạ cánh, cao nhất từ trước tới nay. Còn ngày cao điểm sau Tết 10-2 (mồng 6 tháng Giêng) có đến 890 lượt chuyến.
Tại Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh), lượng xe khách đổ về đông đúc do tăng các lượt chuyến phục vụ người dân đi lại. Các tuyến đường bên ngoài bến xe như: Đinh Bộ Lĩnh, quốc lộ 13, Ung Văn Khiêm… luôn trong tình trạng cao điểm xe cộ đi lại, ra vào bến. Bến xe đã bố trí 100% quân số túc trực tại ba cổng chính trước và sau bến để cùng với lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông điều tiết giao thông tuyến cửa ngõ. Tương tự, tại Bến xe Miền Tây (quận Bình Tân), dự kiến lượng khách tăng từ 1% – 2% so cùng kỳ năm ngoái. Để xử lý tình trạng đón khách trái phép, gây mất trật tự an toàn giao thông, bến xe sẽ chủ động phối hợp với lực lượng công an địa phương, Thanh tra giao thông triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho người dân đi lại.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng TP Hồ Chí Minh kiểm tra công tác bán vé tại Bến xe Miền Đông dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Giải tỏa ách tắc giao thông cửa ngõ
Trong dịp cao điểm đi lại trước và sau Tết Nguyên đán, ông Đặng Tuấn Tú, Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đề nghị hành khách chủ động tính toán thời gian để đến khu vực làm thủ tục hàng không trước giờ khởi hành 120 phút đối với chuyến bay quốc nội và 180 phút trước giờ khởi hành đối với chuyến bay quốc tế. Đề nghị hành khách hạn chế người nhà đưa đón và lưu ý khách sử dụng ô-tô không dừng đỗ trước sảnh nhà ga quá 3 phút. Hành khách được khuyến khích làm thủ tục hàng không trực tuyến. Sau đó cần tìm đến khu kiểm tra an ninh soi chiếu làm thủ tục để ra khu vực cửa khởi. Khi cần thông tin trợ giúp hoặc cần phản ánh, hành khách có thể sử dụng đường dây nóng của sân bay theo số: 028 3848 5634. Đặc biệt, chủ động phối hợp với các lực lượng liên quan trong sân bay, chủ động tăng cường quân số, thiết bị, công nghệ, lắp đặt camera giám sát để giải tỏa hành khách tại các quầy làm thủ tục và kiểm tra an ninh; thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh – trật tự tại khu vực trước sảnh ga, khu vực taxi, chống ùn tắc, không gây mất trật tự, không để tình trạng xe dù, xe ôm vào đón khách, mua bán hàng rong.
Cũng trong dịp Tết này, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã hoàn thành dự án mở rộng sân đỗ máy bay phía bắc, có thêm 8 vị trí đỗ máy bay. Dự án mở rộng sân đỗ máy bay (khu vực 20 ha đất quân sự bàn giao) giúp tăng thêm 29 vị trí đỗ cũng được gấp rút thi công hoàn thành trước Tết. Như vậy, Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ có 83 vị trí sân đỗ và không lo thiếu như trước đây.
Để chủ động giải tỏa ách tắc, tạo thông thoáng cho các tuyến đường cửa ngõ ra vào sân bay, bến xe, nhà ga, ông Trần Quang Lâm, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Hồ Chí Minh cho biết, Sở đã chủ động ban hành nhiều kế hoạch phối hợp các lực lượng liên ngành thành phố để triển khai có hiệu quả. Cụ thể, công bố số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận và phản hồi 24/24 để ghi nhận các phản ánh về sự cố hạ tầng giao thông, vận tải hành khách và an toàn giao thông trong thời gian cao điểm Tết.
Theo ông Trần Quốc Khánh, Chánh Thanh tra Sở GTVT thành phố, đơn vị cũng đã ban hành Kế hoạch số 2296/KH-TTS về hoạt động thanh tra, kiểm tra phục vụ trong lĩnh vực GTVT nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại trong dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân năm 2019 của người dân. Trong đó, tăng cường phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô-tô trên địa bàn thành phố. Đặc biệt, tại các cửa ngõ, tập trung chuyên đề kiểm tra về điều kiện an toàn giao thông, điều kiện kinh doanh vận tải của các xe khách không xuất bến tại các bến xe. Trong đó, đặc biệt lưu ý các nhà ga, sân bay, các bến xe khách liên tỉnh, nhằm xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, chủ động giải tỏa ách tắc, tạo thông thoáng cho các tuyến giao thông cửa ngõ. Bên cạnh đó, tăng cường các tổ công tác chốt tại ba khu vực đường Cộng Hòa, Trường Sơn; đường Phạm Văn Đồng và một chốt ngay trong sân bay, nhằm xử lý quyết liệt các trường hợp ô-tô đậu, đỗ lấn chiếm lòng lề đường quanh khu vực sân bay.
UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành kế hoạch tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp cao điểm Tết Nguyên đán Kỷ Hợi và Lễ hội xuân 2019. Theo đó, yêu cầu các đơn vị tăng cường tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông; giao các sở, ngành, quận, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn giao thông; yêu cầu các doanh nghiệp vận tải chuyên chở các loại hàng hóa nguy hiểm, dễ cháy nổ tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đối với lái xe. Các đơn vị liên quan cũng được chỉ đạo có phương án tổ chức, điều tiết giao thông, bố trí đủ lực lượng và phương tiện ứng trực trên các tuyến giao thông trọng điểm, các trục chính, cửa ngõ ra vào TP Hồ Chí Minh.
Theo Baothoinay
Các địa phương triển khai sản xuất vụ đông xuân
Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, từ ngày 28-1 đến 3-2, thời tiết tiếp tục duy trì trạng thái rét vừa, không quá rét và cũng không quá ấm. Còn những ngày Tết Nguyên đán Kỷ Hợi, thời tiết ban ngày se se lạnh, có mưa lất phất.
Nông dân xã Ninh Mỹ, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) làm đất cấy lúa vụ đông xuân.Ảnh: MINH ĐƯỜNG
Nhiệt độ trung bình trong các ngày từ 4 đến 11-2 (tức từ 30 Tết đến mồng 7 Tết) có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm. Khả năng vẫn xuất hiện không khí lạnh nhưng tác động không quá mạnh, chỉ gây rét, vùng núi vẫn có khả năng rét đậm và xuất hiện mưa phùn ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Thời tiết trong dịp Tết Nguyên đán tại các tỉnh Nam Bộ thuận lợi cho du xuân, có thể xuất hiện mưa rào cục bộ, riêng miền trung có thể có mưa, trời rét vào thời điểm có không khí lạnh.
Những ngày này, các hộ trồng hoa ở ấp An Thạnh, xã Hòa An, Chợ Mới (An Giang) đang tất bật chăm sóc và chạy đua với thời tiết, để hoa kịp nở vào dịp Tết Nguyên đán. Do ảnh hưởng thời tiết thất thường, nhất là các trận mưa vào tháng trước đã khiến một số chậu cúc và vạn thọ có khả năng không nở kịp trong dịp Tết.
Những ngày giáp Tết, mặc dù thời tiết khí hậu không thuận nhưng nông dân huyện Yên Khánh (Ninh Bình) vẫn khẩn trương ra đồng triển khai các công việc để gieo cấy lúa xuân. Vụ đông xuân năm 2018 - 2019, huyện phấn đấu gieo trồng 8.309 ha, trong đó có 7.250 ha lúa, năng suất đạt 67,81 tạ/ha, sản lượng gần 49 nghìn tấn. UBND huyện đã quán triệt kế hoạch sản xuất đến các xã, thị trấn, các hợp tác xã nông nghiệp, các cơ quan, đơn vị của huyện.
Những đợt mưa lớn kéo dài trong suốt tháng qua khiến nhiều diện tích lúa vụ đông xuân 2018 - 2019 ở huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) bị ngập úng, hư hại nặng. Với tổng số 75 ha lúa bị ngập úng, trong đó hơn 70% diện tích phải sạ đi sạ lại đến bốn lần. Hiện 9 ha lúa của bà con xã viên vẫn còn chìm trong nước từ 0,3 đến 0,5 m.
Tại tỉnh Đồng Tháp, hiện nhiều diện tích lúa đông xuân sớm trên địa bàn tỉnh vào vụ thu hoạch. Nông dân bán mỗi công rơm (1.300 m2) có giá 50 nghìn đồng. Máy cuộn rơm thu hoạch trung bình 13 bó/công (mỗi bó khoảng 18 kg). Rơm cuộn được bán cho các thương lái trong và ngoài tỉnh để phục vụ nhu cầu nguồn rơm làm thức ăn trong chăn nuôi, trồng nấm rơm...
Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Định, thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán hằng năm, các đối tượng khai thác, vận chuyển trái phép lâm sản thường lợi dụng để hoạt động, nhất là ở các địa phương có diện tích rừng lớn như: Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Vân Canh... Dịp Tết cũng là thời điểm bước vào mùa hanh khô, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất lớn. Để công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCC rừng đạt hiệu quả, từ ngày 18 đến 31-1, Chi cục Kiểm lâm tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ rừng đối với các hạt kiểm lâm, trạm, chốt bảo vệ rừng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
PV và CTV
Theo NDĐT
'Biển người' đón Việt kiều ở sân bay Tân Sơn Nhất Sân bay Tân Sơn Nhất bước vào đợt cao điểm phục vụ Tết nguyên đán với tần suất trung bình 800 chuyến bay mỗi ngày. Theo ghi nhận của Pháp Luật TP.HCM sáng 27-1, số lượng hành khách từ sân bay Tân Sơn Nhất về quê ăn Tết đã tăng nhanh trong vài ngày qua, cùng đó số lượng Việt kiều về Việt...