Nóng chiến sự Armenia- Azerbaijan: Putin tuyên bố khẩn cấp
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng về chiến sự giữa Armenia- Azerbaijan xảy ra tại Nagorno- Karabakh, kêu gọi các bên xung đột chấm dứt chiến sự vì lý do nhân đạo.
Chiến sự Armenia-Azerbaijan.
Theo thông báo của cơ quan báo chí Điện Kremlin, Tổng thống Nga Putin đã tiến hành một loạt các cuộc điện đàm với Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan.
Ông Putin chỉ ra sự cần thiết phải dừng ngay các cuộc đụng độ trong khu vực để trao đổi tù nhân và thi thể của những người thiệt mạng.
“Bộ trưởng Ngoại giao Azerbaijan và Armenia được mời đến Moscow vào ngày 9/10 để tiến hành tham vấn về những vấn đề nói trên với vai trò trung gian của Bộ trưởng Ngoại giao Nga”, Điện Kremlin cho biết.
Video đang HOT
Trong khi đó, theo cổng thông tin ndelo. ru, một tên lửa bắn ra từ khu vực xảy ra xung đột Armenia-Azerbaijan đã rơi xuống một trong những ngôi làng Agul của Dagestan.
Cư dân địa phương báo cáo rằng các ngôi nhà đang ngổn ngang vì vụ nổ và hệ thống báo động của xe hơi đã được kích hoạt. Tại địa điểm xảy ra vụ nổ, dân làng đã tìm thấy một miệng hố có đường kính 15-20 mét và sâu khoảng hai mét, có lẽ là mảnh vỡ của một tên lửa gây ra.
Có thể, tên lửa có thể đi chệch hướng do lỗi phần mềm. Hiện tại, chưa có bình luận chính thức nào về vụ việc.
Đụng độ ở Nagorno-Karabakh trở nên nghiêm trọng vào sáng ngày 27/9. Cả Baku lẫn Yerevan đều lên tiếng cáo buộc lẫn nhau. Armenia đã ban bố thiết quân luật và lệnh tổng động viên. Nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 55 bị cấm rời khỏi đất nước. Ở Azerbaijan cũng ban hành lệnh giới nghiêm và huy động nhập ngũ cục bộ.
Tình hình càng trở nên phức tạp do Baku nhận được sự hậu thuẫn tích cực từ Thổ Nhĩ Kỳ (thành viên NATO). Trong khi đó, Armenia là thành viên của Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Lãnh đạo ba nước Nga, Mỹ và Pháp – đồng chủ tịch Nhóm OSCE Minsk về Karabakh – đã kêu gọi các bên đối đầu nhau chấm dứt đụng độ và tiến hành đàm phán mà không cần điều kiện tiên quyết. Các nhà lãnh đạo lên án sự leo thang xung đột và bày tỏ lời chia buồn tới thân nhân của những người thiệt mạng.
Một tuần chiến sự Nagorno-Karabakh: Giao tranh không ngừng nghỉ
Hôm nay (4/10) là tròn 1 tuần các cuộc giao tranh quân sự xảy ra tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh giữa Armenia và Azerbaijan.
Chiến sự đang không ngừng leo thang mỗi ngày, bất chấp nhiều lời kêu gọi ngừng bắn, đối thoại từ cộng đồng quốc tế. Tối qua (3/10) (theo giờ địa phương), trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev thông báo, quân đội nước này giành lại 7 ngôi làng ở khu vực Nagorno-Karabakh, sau 1 tuần giao tranh.
Tình hình chiến sự tại Nagorny-Karabakh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh minh họa: Sky News
Ngay lập tức, hàng trăm người dân thủ đô Baku đã xuống đường ăn mừng, khẳng định và hi vọng rằng, khu vực Nagorno - Karabakh đã và sẽ trở về với Azerbaijan.
Đáp lại, chính phủ Armenia hôm qua tuyên bố sẽ sử dụng "tất cả mọi thứ cần thiết" để bảo vệ người dân nước này khỏi sự tấn công của Azerbaijan. Cập nhật diễn biến chiến sự, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan thừa nhận, một số khu vực đang đứng trước thách thức:
"Giao tranh ác liệt tiếp tục diễn ra. Ở một số địa điểm, quân đội Phòng vệ đang đứng trước các thách thức. Tại 1 số nơi khác, họ đang kiểm soát tình hình. Vài giờ trước, lực lượng tại Nagorno-Karabakh đã tiến hành 1 cuộc phản công nhằm vào Azerbaijan và đạt được một số bước tiến, tiêu diệt được một số đơn vị đặc nhiệm của Azerbaijan".
Trong khi, Bộ Quốc phòng Armenia hôm qua thông báo, đã có 3 máy bay của Không quân Azerbaijan bị tiêu diệt. Theo Bộ này, quân đội Azerbaijan tập trung lực lượng lớn ở hai bên sườn và tấn công khu vực Karabakh. Các đơn vị Armenia đã ngăn chặn bước tiến của đối phương, gây tổn thất nặng nề cho các lực lượng này.
Tuy nhiên, phía Azerbaijan đã ngay lập tức phủ nhận thông tin máy bay nước này bị bắn rơi tại Karabakh.
Những ngày qua, người dân Armenia cả trong và ngoài nước đã tham gia biểu tình phản đối các hành động quân sự của Azerbaijan nhằm vào Nagorno-Karabakh, với sự hậu thuẫn lớn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo hãng tin Reuters, đến nay, các vụ giao tranh Nagorno-Karabakh đã khiến ít nhất 230 người thiệt mạng. Tuy nhiên, con số này có thể còn cao hơn khi phía Azerbaijan không công bố thường xuyên số liệu thương vong. Cả Azerbaijan lẫn Armenia đều tuyên bố họ đã phá hủy hàng trăm xe tăng của bên kia.
Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về số người thương vong cao trong các vụ giao tranh, lên án các cuộc tấn công nhằm vào dân thường vô tội, bao gồm cả trẻ em.
Chiến sự giữa Armenia và Azerbaijan nổ ra từ sáng 27/9, bất chấp yêu cầu ngừng bắn và tiến hành đối thoại từ cộng đồng quốc tế. Các cuộc đụng độ được coi là tồi tệ nhất kể từ những năm 1990.
Khu vực Nagorno-Karabakh, rộng khoảng 4.400 km2, là vùng lãnh thổ đồi núi nằm sâu trong biên giới Tây Nam của Azerbaijan và được quốc tế công nhận rộng rãi thuộc chủ quyền Azerbaijan- quốc gia có đa số người dân theo đạo Hồi. Tuy nhiên, phần lớn dân cư ở khu vực này lại là người gốc Armenia theo đạo Cơ đốc và muốn ly khai để sáp nhập vào Armenia./.
Đặc nhiệm Nagorno-Karabakh đột kích phá hủy tổ hợp LORA của Azerbaijan Vừa xuất hiện thông tin cho biết biệt kích của Cộng hòa Nagorno-Karabakh tự xưng đã xâm nhập Azerbaijan và phá hủy tổ hợp tên lửa đạn đạo LORA của nước này. Báo chí Nga vừa đăng tải một bài viết về cuộc xung đột quân sự nổ ra ở Nagorno-Karabakh, trong đó tập trung sự chú ý vào vũ khí mà Quân...