Nóng: Các nhà khoa học xác định nhóm người không dễ lây virus corona
Các nhà nghiên cứu đã phân tích hơn 70 nghìn trường hợp nhiễm virus corona được phát hiện trước ngày 11/2.
Các nhà khoa học phân tích tỷ lệ ca nhiễm virus corona cho thấy trẻ vị thành niên chỉ chiếm 2%.
Theo số liệu họ tổng kết được, trẻ vị thành niên chỉ chiếm 2% trong tổng số các trường hợp bị lây nhiễm. Báo Izvestia đưa tin dẫn nguồn tổng hợp của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc.
Kết quả cho thấy virus corona khó lây nhiễm cho trẻ em vị thành niên. Theo các chuyên gia, tất cả các bệnh truyền nhiễm do virus đều cực kỳ nguy hiểm đối với người cao tuổi, vì hệ thống miễn dịch suy yếu theo tuổi tác.
Ông Pavel Volchkov lãnh đạo phòng thí nghiệm kỹ thuật gen của MIPT (Đại học vật lý kỹ thuật Moscow) giải thích tỷ lệ nhỏ các trường hợp lây nhiễm ở độ tuổi vị thành niên là yếu tố tâm lý. Theo ông, cha mẹ cố gắng bảo vệ con cái và theo dõi chặt chẽ việc chúng tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh, sử dụng khẩu trang và làm theo mọi lời khuyên của bác sĩ.
Video đang HOT
Trước đó có thông tin rằng theo kết quả một nghiên cứu thống kê do các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện, tính đến giữa tháng 2 trong số 44.700 người xác nhận nhiễm bệnh có hơn 80% ở độ tuổi từ 60 trở lên và một nửa đã trên 70 tuổi. Điều này tương ứng với tình hình ở các nước khác: độ tuổi của 12 trường hợp tử vong đầu tiên ở Italia là 80, còn trong số những người ở độ tuổi 60 thì không có ai tử vong. Tỷ lệ tử vong chính thức là 3,4%.
Dịch virus corona ghi nhận bùng phát lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2019 tại Vũ Hán,Trung Quốc. Tính đến ngày 4/3 đã có hơn 92,8 nghìn người đã bị nhiễm bệnh. Trong số này, 3,1 nghìn người đã chết và hơn 48 nghìn người đã được chữa khỏi. Các trường hợp mắc bệnh được ghi nhận ở trên 70 quốc gia.
Theo danviet.vn
Phát hiện sốc về virus "ngủ đông" trong DNA của con người thức tỉnh
Một người đàn ông bị chẩn đoán nhiễm virus HIV trước rồi sau đó lại có các triệu chứng của bệnh tế bào thần kinh vận động khiến một nhà khoa học lo ngại, căn bệnh trên có thể được kích hoạt bởi sự thức tỉnh của một loại virus vốn "ngủ đông" trong DNA của người này.
Virus "ngủ đông" trong DNA của con người thức tỉnh có thể gây ra các căn bệnh hiểm nghèo
Một bác sĩ hàng đầu vừa công bố khám phá đáng sợ rằng, các virus bất hoạt "trốn" trong DNA của con người có thể thức tỉnh và gây ra các căn bệnh chết người, theo báo Anh Daily Star.
Theo đó, bác sĩ Avindra Nath khám phá ra điều này từ trường hợp 1 bệnh nhân bị chẩn đoán nhiễm HIV tại phòng khám của ông trước đây, sau đó gặp khó khăn trong việc cử động tay, chân.
Bệnh nhân đã đến khám tại phòng khám của bác sĩ-nhà khoa học Nath ở Baltimore, Maryland, Mỹ và các triệu chứng như khó cử động tay, chân phù hợp với bệnh tế bào thần kinh vận động.
Bệnh tế bào thần kinh vận động (Motor Neuron Disease/MND) là một nhóm các rối loạn thần kinh có tính cách tiến triển, phá hủy các tế bào thần kinh vận động, các tế bào kiểm soát các hoạt động cơ bắp có ý thức thiết yếu như nói, đi, thở và nuốt.
Bác sĩ Nath - giám đốc lâm sàng tại Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia đã kê thuốc kháng virus cho bệnh nhân để ngăn chặn sự sao chép của virus trong nỗ lực kiểm soát virus HIV cho người đàn ông.
Chân dung bác sĩ Avindra Nath
Tuy nhiên, trước sự kinh ngạc của bác sĩ Nath, các triệu chứng của bệnh thần kinh vận động của người đàn ông cũng được cải thiện trong khi thông thường sự phục hồi của bệnh nhân mắc căn bệnh này là rất hiếm.
Bác sĩ Nath cảm thấy khó hiểu và đã bắt đầu tìm kiếm các tài liệu y khoa. Ông đã phát hiện ra nhiều bệnh nhân khác bị nhiễm HIV và bệnh tế bào thần kinh vận động đã cải thiện tình trạng của họ khi được dùng thuốc kháng virus..
Ông cũng phát hiện ra rằng, bệnh tế bào thần kinh vận động này có khả năng đã bị đánh thức lại bởi một loại virus bất hoạt ẩn trong DNA của bệnh nhân. Điều đáng sợ hơn là, những virus bất hoạt khác "ngủ" trong DNA của con người cũng có khả năng gây ra bệnh đa xơ cứng (MS), tâm thần phân liệt và thậm chí bệnh tiểu đường loại 1.
Theo tạp chí Nhà khoa học mới (New Scientist), trong một số trường hợp nhất định, các virus bất hoạt trong DNA của con người có thể hồi sinh và bắt đầu tạo ra các phiên bản đột biến của chính chúng, kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các mô lân cận, gây ra những căn bệnh hiểm nghèo cho bệnh nhân.
Theo danviet.vn
100 câu hỏi - đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục Bộ GD&ĐT phối hợp với Học viện Quân y biên soạn tài liệu "100 câu hỏi - đáp về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong các cơ sở giáo dục". Tài liệu nhằm cung cấp cho cha mẹ học sinh, sinh viên (HSSV) và cán bộ nhân viên ngành Giáo dục những kiến thức cơ bản về dịch Covid-19, hướng dẫn thực hiện...