Nóng bỏng chuyện dầu mỏ ở Libya thời hậu chiến
Theo AFP, đại diện của Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp Libya (NTC) tại Anh, ông Guma al-Gamaty, ngày 1/9 khẳng định các hợp đồng tương lai trong lĩnh vực dầu mỏ của nước này sẽ được trao cho người xứng đáng chứ không thiên vị chính trị.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Ông Gamaty nói: “Ngành dầu mỏ sẽ được vận hành một cách minh bạch và các hợp đồng sẽ được trao xứng đáng, chứ không thiên vị chính trị.”
Ông này cũng liệt kê các công ty mà ông nói rằng đã có thành tích hoạt động tốt trong lĩnh vực dầu mỏ ở Libya 15 năm qua. Đó là BP của Anh, Total của Pháp, ENI của Italy, và “các công ty lớn của Mỹ.”
Tuyên bố trên được đưa ra sau khi báo Pháp nói NTC đã cam kết để Pháp kiểm soát 35% sản lượng dầu thô của Libya, song đại diện của NTC tại Paris đã bác bỏ thông tin này.
Trước đó, nhật báo “Liberation” của Pháp dẫn một bức thư Hội đồng Dân tộc Chuyển tiếp (NTC) của phe nổi dậy ở Libya gửi cho Quốc vương Qatar, nói rằng Pháp đã đạt được thỏa thuận với NTC về việc khai thác 1/3 trữ lượng dầu của quốc gia Bắc Phi này.
Ngoại trưởng Pháp Alain Juppe tuyên bố ông “không biết” về một “thỏa thuận chính thức”, song là “hợp lý” nếu những nước như Pháp, vốn đã giúp NTC nắm quyền lực, tham gia vào công cuộc tái thiết ở Libiya Báo trên cho biết bức thư NTC gửi đi hôm 3/4 đã thông báo với Quốc vương Qatar, vốn cũng là nước chủ chốt ủng hộ NTC, về một thỏa thuận “giao cho Pháp 35% trữ lượng dầu thô để đổi lấy sự ủng hộ toàn diện và liên tục đối với NTC”.
Video đang HOT
Thông tin này là bẽ mặt Pháp trong lúc nước này chuẩn bị tổ chức hội nghị các nhà lãnh đạo và quan chức cấp cao trên thế giới được gọi là hội nghị “Những người bạn của Libya” để công nhận NTC là chính quyền lâm thời ở Libya.
Cũng trong ngày 1/9, Nga đã công nhận NTC là chính quyền hợp pháp ở Libya và theo các nhà phân tích thì động thái trên tiến tới sự gia tăng ảnh hưởng của Mátxcơva trong công cuộc tái thiết thời hậu chiến cũng như bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình ở quốc gia Bắc Phi sản xuất dầu mỏ này.
Các công ty dầu mỏ lớn của Nga như Gazprom, Gazprom Neft và Tatneft đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào các hoạt động khai thác dầu ở Libya.
Ngoài ra, Bộ Đường sắt Nga cũng đã xây dựng tuyến đường sắt cao tốc nối từ Sirte tới Benghazi, với hợp đồng trị giá 2,2 tỷ euro ký kết với chính phủ Gaddafi./.
Biếm họa của báo Anh Guardian: Lợi ích của các nước lớn như Mỹ, Anh và Pháp ở Libya đều gắn liền với dầu mỏ.
Theo TTXVN
Thủ lĩnh quân nổi dậy Libya
Đã vài tháng nay, Mustafa Abdel Jalil, cựu Bộ trưởng Tư pháp của chính quyền Gaddafi là thủ lĩnh của Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya. Ông là ai, con người mà giờ đây gắn chặt với tương lai của Libya ấy?
Ông Mustafa Abdel Jalil .
Cử nhân luật học, Tiến sĩ luật Hồi giáo Mustafa Abdel Jalil nhiều năm không hề được biết đến ở ngoài lãnh thổ Libya. Là thủ lĩnh Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp ở một nước đang diễn ra việc thay đổi chế độ, ông có thể trở thành nhân vật chính trị then chốt trong tương lai.
Sự nghiệp luật
Mustafa Abdel Jalil sinh năm 1952 ở thành phố Al Baida, miền đông Libya. Vào giữa những năm 70 thế kỷ trước, ông tốt nghiệp khoa Luật Đại học Tổng hợp Libya, được bổ nhiệm làm thư ký của ủy viên công tố tại thành phố quê hương. Sau đó, trong vòng 30 năm, ông làm quan tòa ở thành phố Al Baida và thủ đô Tripoli.
Tháng 1-2007, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Bộ trưởng Tư pháp Libya. Nhưng tại cương vị này, ông thể hiện mình không phải là một thủ hạ trung thành của ông Gaddafi, mà có quan điểm độc lập về pháp luật và lẽ công bằng.
Bộ trưởng khác thường
Năm 2009, Mustafa Abdel Jalil xác định là tại nhà tù Abu-Salima (nhà tù ở Tripoli nổi tiếng bởi những điều kiện giam giữ tù nhân khắc nghiệt) đang cầm giữ hơn 300 người mà không dựa trên cơ sở luật pháp nào. Đây được coi là một sự biểu thị thái độ rõ ràng với chính sách đối nội của ông Gaddafi.
Một năm sau đó, Bộ trưởng Tư pháp Jalil lại một lần nữa đánh giá tình tình ở Abu-Salima, khẳng định rằng những người bị cầm giữ ở đây bị tước đoạt tự do một cách vô căn cứ và bởi vậy phải lập tức được thả. Phát biểu tại kỳ họp thường niên của nghị viện Libya được truyền hình trực tiếp trên đài truyền hình quốc gia, ông Mustafa Abdel Jalil nói rằng việc giải phóng họ bị bộ máy nhà nước cản trở.
Vì vậy, năm 2010, Mustafa Abdel Jalil tuyên bố lập tức từ chức, nhưng không được ông Gaddafi chấp thuận. Ông trở nên nổi tiếng trên thế giới với tiếng thơm là người có chính kiến riêng và dám phát biểu công khai chính kiến đó. Tuy nhiên, ông khôn khéo để không có những đụng độ trực tiếp với ông Gaddafi.
Thủ lĩnh Hội đồng dân tộc chuyển tiếp
Mustafa Abdel Jalil dứt bỏ hoàn toàn quan hệ với chính quyền của ông Gaddafi vào tháng 2-2011, sau khi quân chính phủ bắn vào người biểu tình ở Benghazi - thành phố được coi là thành trì của những người chống chính phủ. Biểu thị sự phản đối, Mustafa Abdel Jalil rời bỏ chức vụ, gia nhập hàng ngũ những người nổi dậy và tham gia vào việc thành lập Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp.
Mustafa Abdel Jalil không phải là típ thủ lĩnh cách mạng xuất hiện trên các bức ảnh đang cầm AK nã đạn lên trời. Mấy tháng cuối đây, Mustafa Abdel Jalil trở thành nhân vật nổi bật trong hàng ngũ những người đối lập Libya và là người đại diện chính của họ trên trường quốc tế.
Vào tháng 3-2011, khi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thảo luận về việc lập vùng cấm bay ở Libya, thủ lĩnh phe đối lập Jalil đã yêu cầu cộng đồng quốc tế giúp đỡ những người nổi dậy về quân sự. Vòng nguyệt quế cho những nỗ lực ngoại giao của Mustafa Abdel Jalil chính là chuyến thăm của ông tới Paris ngày 20-4. Tổng thống Pháp Sarkozy đã tiếp vị khách tại điện Élysée và tuyên bố công nhận Hội đồng chuyển tiếp dân tộc là chính quyền hợp pháp của Libya.
Chính quyền của ông Gaddafi treo giải tương đương 400.000 USD cho ai bắt được ông.
Cố gắng duy trì trật tự
Từ thời điểm quân nổi dậy tiến vào Tripoli, Mustafa Abdel Jalil cố gắng hết sức để duy trì trật tự xã hội ở thủ đô và yêu cầu tuân thủ các nguyên tắc của một quốc gia có luật pháp sau khi lật đổ chính quyền của ông Gaddafi.
Chúng tôi hy vọng sẽ bắt được Gaddafi còn sống để có thể xét xử ông ta tại một phiên tòa công khai trước mặt cả thế giới" - Thủ lĩnh Jalil tuyên bố ngày 22-8. Sau đó ông lưu ý những người cùng phe với mình về việc không thể để xảy ra chuyện trả thù những người ủng hộ ông Gaddafi. Để lời cảnh báo của mình có sức nặng, ông tuyên bố rằng trong trường hợp ngược lại, ông sẽ từ chức.
Theo Tiền Phong
LHQ cho phép Anh giải tỏa 1,6 tỷ USD của Libya Các nguồn tin ngoại giao cho biết, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 30/8 đã cho phép Anh giải tỏa khoản tiền trị giá 1,6 tỷ USD mà nước này phong tỏa của Libya để mua hàng cứu trợ cho quốc gia Bắc Phi này. Tại Libya tình hình chiến sự vẫn rất căng thẳng. (Nguồn: AFP/TTXVN) Ngoại trưởng Anh William...