Nóng bỏng “chợ tình” mạng xã hội: Vì sao?
Nhiều mạng xã hội đang bị lợi dụng trở thành các “chợ tình” hoạt động sôi nổi. Phòng CS phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội cho biết đã từng có kiến nghị đối với đơn vị chủ quản mạng xã hội đề nghị xử lý nhưng không nhận được hồi âm.
Nóng bỏng “chợ tình” trên các mạng xã hội (Thực hiện: Phạm Hưng – Trọng Trinh)
Nhiều “ sàn giao dịch” đồi trụy công khai
Các trang mạng xã hội, ứng dụng trò chuyện miễn phí thuần Việt đa phương tiện trên điện thoại di động, là công cụ để người sử dụng có thể giao tiếp và kết nối mọi lúc mọi nơi. Nhưng giờ đây không đơn thuần chỉ là nơi giao tiếp, trò chuyện chia sẻ cảm xúc của cư dân mạng, những trang mạng xã hội còn là nơi hoạt động mạnh mẽ của gái bán dâm. Một mạng xã hội khá nổi tiếng khác ở trong nước là Ola cũng không khó khăn gì khi tìm thấy những nickname có lời mời gọi tìm kiếm khách mua dâm.
Chọn một tài khoản có tên “kulinh98tn”, xem trang cá nhân trên trang Ola của tài khoản này, chúng tôi thấy tràn ngập những hình ảnh “tự sướng” cận vào các bộ phận nhạy cảm của cơ thể, với các động tác quằn quại, đi kèm với đó là tiêu đề: “Nhận đi khách, khu vực đhsp, giá 300k/shot, số điện thoại 0962878…”.
Gọi điện theo số điện thoại này, đầu dây bên kia bắt máy: “Tôi hỏi em có phải người trong ảnh không?”. “Dạ đúng rồi anh, em là người trong ảnh đó”. Sau khi tôi ngỏ ý, cô gái đã không ngần ngại: “Em đi “tàu nhanh” giá 300 ngàn đồng/lượt, còn qua đêm là 1 triệu đồng. Nếu anh đi thì qua nhà nghỉ H.P., ngõ 154 đường Trần Duy Hưng lấy phòng rồi gọi điện em đến”. Khi tôi nói lại, anh ở Cầu Giấy, em có thể qua đây được không? Cô gái trả lời: “Không anh ơi, em chỉ làm ở khu vực Trần Duy Hưng thôi, anh qua đây thì alô em”, nói xong cô gái tắt máy.
Ola có nhiều chat-room (phòng trò chuyện) chia theo địa phương hoặc theo sở thích, được đặt tên gây kích thích
Hàng loạt các tài khoản khác thì nêu rõ yêu cầu theo dạng: “Chat sex bằng thẻ 50k vt”. Có nghĩa là: Nhận chat sex, gửi hình sex với giá 50 nghìn đồng, trả qua thẻ điện thoại. Thậm chí, có cả những lời rao hàng chỉ với giá 10 nghìn, 20 nghìn đồng.
Liên hệ với số điện thoại 090403… đăng công khai trên Ola, chúng tôi nhận được ngay khẳng định “em là sinh viên đi làm thêm”. Cô gái này hẹn gặp tại một nhà nghỉ trên phố Nguyễn Khánh Toàn với giá 500 nghìn đồng cho một lần mua dâm. Thỏa thuận của việc mua bán này chỉ diễn ra trong chưa đầy một phút.
Đúng hẹn, chúng tôi ghé nhà nghỉ T.T trên phố Nguyễn Khánh Toàn, khi đến nơi, chờ đợi ở phòng lễ tân, nhắn một số phòng “ảo”, quả nhiên, chỉ khoảng 10 phút, một cô gái đã đến và lên số phòng chúng tôi vừa nhắn. Lát sau, phát hiện “khách ảo”, chúng tôi đã nhận được tin nhắn chửi bới rất tục tĩu vì ả gái bán dâm này đã mất công đi gặp “khách đểu”.
Video đang HOT
Hàng loạt tài khoản mời gọi dịch vụ “A đến Z”
Gia tăng, khó kiểm soát
“Thông qua những vụ việc được phát hiện, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội đã từng có kiến nghị đối với đơn vị chủ quản của Zalo, để có những biện pháp sàng lọc những bức ảnh trái với thuần phong mỹ tục, mang tính chất khiêu dâm, đồi trụy, tuy nhiên bên mạng Zalo chưa có phản hồi và chưa có biện pháp nào để hồi đáp lại yêu cầu của lực lượng an ninh”.
Đây là ý kiến của đại úy Vũ Việt Anh, Đội trưởng Đội phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, thuộc Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội trong quá trình trao đổi với phóng viên Dân trí.
Trong khi lực lượng chức năng còn loay hoay trong quản lý thì vừa qua, trong bản Báo cáo gửi Quốc hội về công tác phòng chống mại dâm, Bộ trưởng LĐ,TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, tệ nạn này hiện nay vẫn diễn biến phức tạp, tội phạm liên quan đến mại dâm có chiều hướng gia tăng, khó kiểm soát, gây tác động xấu trong xã hội. Báo cáo này cũng khái quát tình trạng xuất hiện nhiều hình thức hoạt động mại dâm mới, trong đó có môi giới mại dâm qua các mạng xã hội.
Hình ảnh dễ dàng bắt gặp vào mọi thời điểm trên mạng xã hội Ola
Theo đại úy Vũ Việt Anh, các đơn vị chủ quản các mạng xã hội nói chung do chạy theo lợi nhuận, nên nếu sử dụng kỹ thuật để sàng lọc nhiều thì số lượng thuê bao sẽ bị giảm đi, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, vì vậy các nhà cung cấp dịch vụ này chưa hợp tác.
Ông cũng nói rõ: “Về mặt kĩ thuật, nếu không có sự hỗ trợ của các nhà cung cấp dịch vụ các mạng xã hội thì không thể nào can thiệp được” vào hệ thống kiểm soát hình ảnh.
Hải Đông
Theo Dantri
Sàn vàng "ảo" đình đám ở Sài Gòn vừa bị triệt phá hoạt động thế nào?
Ngoài việc hỗ trợ người chơi lập tài khoản để tham gia vào các giao dịch "ảo", sàn IMMS đã dùng chiêu cấp tín dụng khống với lãi suất 2%/tháng để "câu" những nhà đầu tư hám lợi.
Lực lượng chức năng làm việc với giám đốc Công ty IMMS
Cục cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao C50 phối hợp Cục cảnh sát Hình sự Bộ Công an và Cục An ninh, tài chính - tiền tệ (A84) Bộ Công an, đã tiến hành khám xét trụ sở Công ty Cổ phần Đầu tư và Tiếp thị Sài Gòn (IMMS JSC, đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, viết tắt Công ty IMMS). Sau quá trình khám xét, lực lượng chức năng cũng đã thực hiện lệnh bắt giữ đối với Đặng Hữu Trung - Giám đốc Công ty IMMS và 3 người khác về hành vi "Kinh doanh trái phép".
Sàn vàng "ảo" do Đặng Hữu Trung và các đối tượng liên quan điều hành bị cho là đã huy động hàng trăm tỷ đồng nhà các nhà đầu tư thông qua từng tài khoản để kinh doanh vàng trái phép. Cụ thể, cảnh sát phát hiện gần 6.000 tài khoản với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỷ đồng được các nhà đầu tư kinh doanh đóng qua tài khoản của một phần mềm mà Công ty IMMS mua từ nước ngoài.
Công ty IMMS thực chất là một sàn vàng "ảo"
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, trước thời điểm bị cảnh sát khám xét, Công ty IMMS (sàn IMMS) đã áp dụng chiêu thức huy động tín dụng với lãi suất 2%/tháng. Những người từng tham gia vào các giao dịch "ảo" của vàng tài khoản khẳng định, việc huy động tín dụng của sàn IMMS như vậy đã thể hiện sàn vàng "ảo" này đang đứng bên bờ vực phá sản.
Anh Nguyễn Đăng Th. (kinh doanh vàng trên sàn FX, ngụ quận 1) cho biết: "Việc huy động vốn của sàn vàng IMMS với lãi suất 2%/tháng thực chất chỉ là huy động vốn ảo. Nếu kinh doanh đàng hoàng không sàn nào bỏ ra lãi suất 24%/năm như vậy. Đó là điều phi lý vì nếu áp dụng kiểu lãi suất đó sàn có in ra tiền cũng không đủ trả cho khách. Trong khi hầu hết các sàn đã "bặt vô âm tín" thì việc các sàn huy động vốn như trên chỉ là chiêu thức dụ dỗ nhà đầu tư chứ thực chất không có thật".
"Khi tung lãi suất hấp dẫn, khách sẽ ồ ạt đổ về các sàn và sàn sẽ dùng số tiền trên để luôn chuyển cho khách và chuyển qua hình thức kinh doanh vàng tài khoản với lãi suất 0%. Nếu khách hàng thắng nhỏ sàn sẽ sẵn sàng chi trả nhưng nếu khách hàng thắng lớn sàn sẽ ngắt nối với hệ thống. Điều này thường xảy ra với thị trường kinh doanh vàng tài khoản tại Việt Nam suốt thời gian qua" - Anh Th. khẳng định.
Một phần mềm giao dịch vàng tài khoản trên mạng
Cũng theo anh Th., những người có thâm niên về kinh doanh vàng tài khoản cho rằng, với những chiêu thức trên chủ sàn sẽ dễ dàng nhận ra nhưng những người mới để dụ dỗ. Có thể, các sàn trên cũng chỉ "tung hỏa mù" để lừa gạt khách "lần cuối" trước khi đóng cửa như những sàn khác. Do vậy, trong những trường hợp trên khách phải hết sức tỉnh táo để tránh "tiền mất tật mang".
Cùng quan điểm với anh Th., anh T. (ngụ quận 7) chia sẻ: "Chắc chắn đây là hình thức lừa đảo của các sàn giao dịch "ảo" nhằm thu lợi bất chính. Theo tình hình kinh doanh vàng tài khoản tại Việt Nam thời điểm này thì việc huy động vốn với lãi suất cao chỉ là chiêu "giãy chết" của các sàn vàng "ảo" nhằm trục lợi bất chính từ khách hàng.
Nhiều tài liệu liên quan đến việc làm ăn phi pháp bị lực lượng cảnh sát thu giữ
Trong chuyên án mà Cục cảnh sát phòng chống tội phạm Công nghệ cao C50 phối hợp Cục cảnh sát Hình sự Bộ Công an và Cục An ninh, tài chính - tiền tệ (A84) thực hiện tại Công ty IMMS, quá trình thu thập tài liệu, điều tra cho thấy, dù thông tin Công ty IMMS công bố về việc liên kết trực tiếp với nhà đầu tư nước ngoài nhưng thực chất đây chỉ là một sàn vàng "ảo", không liên kết với bất kì quốc gia nào, toàn bộ số tiền họ gửi vào tài khoản đều bị IMMS sử dụng riêng. Cơ quan điều tra xác định có hàng ngàn tài khoản với tổng vố vốn hàng trăm tỷ đồng đã được IMMS huy động trái phép.
Khi tham gia giao dịch trên phần mềm này, khách hàng lầm tưởng là giao dịch với đối tác nước ngoài nhưng thực tế sàn này không liên kết với bất kỳ quốc gia nào. Bên cạnh đó, Công ty IMMS Holdings được xác định là không có giấy phép của cơ quan chức năng quản lý Nhà nước. Cụ thể, Công ty IMMS được thành lập từ giữa tháng 10/2012, trong doanh mục theo giấy phép kinh doanh của công ty này có mục sản xuất, buôn bán kim loại màu và kim loại quý và có một số danh mục hoạt động trong lĩnh vực truyền thông.... hoàn toàn không được phép kinh doanh, huy động vàng qua mạng Internet.
Trung Kiên - Xuân Hinh
Theo Dantri
Doanh nghiệp trần tình vụ tiền chênh bán nhà ở xã hội Hàng loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội mới đây được rao bán qua các sàn giao dịch, nhận tiền cọc mua nhà, thậm chí cả tiền chênh căn hộ. Tuy nhiên, đại diện các doanh nghiệp chủ đầu tư bị tố đều phủ nhận sự liên quan đến câu chuyện này. Dự án Ecohome 2 (quận Bắc...