Nóng! Bị nghi scam hơn 100 triệu, tác giả dự án game lịch sử VN cũng đã lộ diện, đưa ra quyết định gây sốc
Dự án game lịch sử VN này từng nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Như đã nói trong loạt bài viết trước đây, vào đầu năm 2020, dự án game Anh Hùng Áo Vải được phát triển bởi một game thủ 18 tuổi đã nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng. Thời điểm đó, Anh Hùng Áo Vải được tác giả kêu gọi vốn để có thêm nguồn lực phát triển sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, đã gần 24 tháng trôi qua mà dự án Anh Hùng Áo Vải vẫn chưa có thêm bất kỳ một dự định hay cập nhật về tiến độ. Chính điều này đã khiến cho cộng đồng không khỏi nghi vấn khi số tiền mà dự án game lịch sử này đã lên tới hơn 100 triệu. Nhiều người nghi ngại rằng, dự án game này đã “bốc hơi” cùng với số tiền gọi vốn. Thế nhưng, ngay sau khi có những thông tin không mấy tích cực về tựa game Anh Hùng Áo Vải này thì tác giả đã chính thức lên tiếng trong group của trò chơi này, nguyên văn như sau:
“Em vừa có một trao đổi với đại diện của Comicola. Với việc hiện giờ đã là tròn 24 tháng kể từ ngày gọi vốn, nhưng sản phẩm vẫn chưa thể ra mắt thị trường, Comicola đã kích hoạt chương trình bảo vệ khách hàng của họ (https://crowdfunding.comicola.com/customers/) và sẽ refund toàn bộ 100% số tiền cho các anh chị backer.
Quá trình refund sẽ diễn ra vào đầu tuần sau, và em cũng phối hợp cùng với Comicola để gửi lại các khoản chi phí cần thiết cho quá trình refund.
Video đang HOT
Sản phẩm game Anh Hùng Áo Vải vẫn sẽ được phát triển tiếp. Đây là sản phẩm tâm huyết của cá nhân em, do vậy, do vậy em sẽ cũng hoàn thành sản phẩm này. Thời gian làm game đang bị dài hơn dự kiến, do tính toán không cẩn thận của em ban đầu.
Với các anh chị trong group đã ủng hộ dự án, em xin gửi lời cảm ơn, và cũng rất xin lỗi vì đã chậm trễ tiến độ, do không lường được sự khó khăn trong quá trình làm sản phẩm. Tuy nhiên, sau này khi sản phẩm hoàn thiện, em cũng xin phép gửi cho mọi người để xin đánh giá và nhận xét. Nếu mọi người có câu hỏi, hoặc có yêu cầu gì, xin vui lòng comment ở dưới bài viết này.“
Như vậy có thể hiểu là, dự án Anh Hùng Áo Vải chỉ chưa thể ra mắt chứ không phải là đã “mất tích” cùng số tiền gọi vốn như nhiều người vẫn đồn đoán. Và ngay cả khi đã hoàn trả lại toàn bộ số tiền gọi vốn thì theo tác giả, dự án game này vẫn sẽ được tiếp tục phát triển và đương nhiên lộ trình lúc đó sẽ rất khó khăn. Hy vọng rằng, với niềm đam mê thực sự của mình thì tác giả của Anh Hùng Áo Vải sẽ sớm đưa tựa game đến với công chúng và đây có thể xem như là một kinh nghiệm đối với đội ngũ phát triển trong tương lai.
Sau cú "rút thảm" của "game xe đạp", giá token của nhiều dự án game NFT Việt lao dốc thảm hại
Theo số liệu từ PooCoin Chart, một loạt dự án GameFi Việt nổi bật thuộc dòng click-to-earn (click để nhận token) tương tự như CryptoBike đang chứng kiến làn sóng bán tháo rất mạnh của các nhà đầu tư trong vài ngày gần đây.
Kể từ sau khi Axie Infinity bùng nổ trên khắp thế giới vào hè 2021, chưa bao giờ cơn sốt phát triển GameFi (hay game NFT) lại bùng nổ đến vậy tại Việt Nam. Từ các studio làm game lâu năm, hay cả những đội nhóm chưa có kinh nghiệm phát triển đều rầm rộ gọi vốn đầu tư và tuyển dụng nhân sự để ra mắt các dự án GameFi "made in Việt Nam" vào nửa cuối 2021.
"Mặc dù chưa có con số thống kê đầy đủ, số lượng dự án GameFi ra mắt hàng tháng từ các nhà phát triển game tại Việt Nam thường chiếm số lượng đông đảo so với dự án được các nhà phát triển game nước ngoài thực hiện. Đó là chưa kể đến các dự án nước ngoài do chính người Việt đứng sau. Có thể nói, cứ làm GameFi là chắc chắn sẽ lãi, thậm chí lãi khủng nếu thu hút được nhiều người dùng và nhà đầu tư. Do vậy, ngày càng có thêm nhiều dự án GameFi Việt ra đời", Nguyễn Hoàng L, một nhà đầu tư GameFi có kinh nghiệm tại Hà Nội chia sẻ.
Biểu đồ giá của CGAR (đồng token của dự án CryptoGuards) hiện đang chìm sâu khi giảm mạnh tới 5,3 lần so với mốc ATH (mức giá cao nhất thời đại) được thiết lập vào hôm 27/12
Đáng nói, bên cạnh các dự án hết sức thành công, vẫn có một số lượng không nhỏ dự án GameFi Việt gặp phải hàng loạt bê bối trong việc vận hành. Có thể kể đến các chiêu trò như bí mật xả trộm một số lượng lớn token ra thị trường trong thời gia ngắn, khiến giảm mạnh giá trị của đồng token. Nghiêm trọng hơn, một số nhóm phát triển thậm chí còn có dấu hiệu lừa đảo bằng cách rút thanh khoản (rug pull) và ôm tiền bỏ trốn khiến các nhà đầu tư thiệt hại nặng.
Điều này không chỉ làm xấu đi hình ảnh của các dự án GameFi Việt trong mắt các nhà đầu tư trong nước, mà còn có thể tác động tới cả các nhà đầu tư nước ngoài từ các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc hay các quốc gia Nam Mỹ.
Nhà đầu tư nước ngoài đang tháo chạy khỏi nhiều dự án GameFi Việt Nam?
Theo số liệu từ PooCoin Chart, một loạt dự án GameFi Việt nổi bật thuộc dòng click-to-earn (click để nhận token) tương tự như CryptoBike đang chứng kiến làn sóng bán tháo rất mạnh của các nhà đầu tư trong vài ngày gần đây.
Chẳng hạn, giá trị của CGAR (đồng token của dự án CryptoGuards) hiện đang chìm sâu khi giảm mạnh tới 5,3 lần so với mốc ATH (mức giá cao nhất thời đại) được thiết lập vào hôm 27/12. Giống như CryptoGuards, 2 dự án còn lại là CryptoCars và CryptoPlanes (đều thuộc một dự án lớn là CryptoCity Metaverse) đều giảm lần lượt 15 lần và 14 lần giá trị đồng token so với mốc ATH. Một số nhà đầu tư lâu năm cho rằng, các dự án này có thể đã bị vạ lây từ CryptoBike, vốn được cho là đã ăn theo" tên tuổi của bộ 3 dự án này trong khi không hề liên quan về mặt nhà phát triển với nhau.
Bên cạnh Axie Infinity, Việt Nam có thể coi là quốc gia có số má về việc phát triển các dự án GameFi trong năm 2021
Tương tự, CryptoShip, một dự án GameFI dòng click-to-earn có tên gọi na ná khác cũng đang gặp phải đà lao dốc mạnh về mặt giá trị đồng token (CSHIP). Từ mức đỉnh ATH 1,3 USD vào hôm 22 tháng 12/2021, đồng token CSHIP hiện được giao dịch ở ngưỡng 0,16 USD vào hôm nay 4 tháng 1/2022 - tức đã giảm tới 8 lần giá trị sau 2 tuần.
Theo nhận xét của một vài nhà đầu tư có kinh nghiệm, việc một loạt game click-to-earn của Việt Nam lao dốc theo kiểu domino có thể bắt nguồn từ vụ việc của chính CryptoBike.
"Sự kiện nhóm nhóm phát triển CryptoBike thực hiện chiêu trò chiếm đoạt 1,4 triệu USD rồi biến mất đang tạo ra hiệu ứng tâm lý FUD (Fear - Uncertainty - Doubt, tạm dịch: Sợ hãi - Không chắc chắn - Nghi ngờ) tới số đông nhà đầu tư khi bỏ tiền vào các dự án tương tự do Việt Nam phát triển. Trong số này, có rất đông các nhà đầu tư từ nước ngoài", một nhân sự giấu tên tại một dự án GameFi tại Hà Nội chia sẻ.
Tất nhiên, điều này chỉ dừng lại ở mức suy đoán, khi chưa có bằng chứng hay số liệu rõ ràng về việc các nhà đầu tư từ nước ngoài đang thực sự rút vốn khỏi các dự án GameFi Việt. Thực tế, ngoại trừ một số tựa game click-to-earn, một số dự án GameFi top đầu được đầu tư kỹ càng về lối chơi và gameplay không bị ảnh hưởng quá nhiều từ vụ việc của CryptoBike.
Mặc dù vậy, chính những vụ việc như trên đang vô hình trung khiến một số dự án blockchain làm thật ăn thật tại Việt Nam bị ảnh hưởng không nhỏ về mặt dư luận.
"Việc một số dự án GameFi đến từ Việt Nam gây mất niềm tin trong dư luận đang ảnh hưởng không nhỏ tới chiến dịch truyền thông của một số dự án blockchain do người Việt phát triển, vốn được đầu tư rất nghiêm túc. Mặc dù những dự án sắp ra mắt này đều đặt mục tiêu mang lại giá trị lớn nhất cho người dùng và không chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, những định kiến có sẵn có thể sẽ khiến cộng đồng quốc tế cảm thấy e ngại ngay cả khi chưa thực hiện quyết định đầu tư", ông Cảnh Hồ, co-founder người Việt của VerseHub, công ty đang phát triển dự án mạng xã hội 3.0 theo định hướng Metaverse mang tên NextVerse, nhận định.
Thêm một dự án game blockchain Việt Nam trải qua biến động nhân sự Sau những vụ lùm xùm liên quan đến streamer Viruss, đến phiên dự án game NFT Oly Sport có những động thái mạnh tay liên quan đến nhân sự vận hành dự án. Trong tuần vừa qua, cộng đồng mạng được một phen dậy sóng khi chứng kiến một nhóm ba cô gái trẻ đạp xe quảng bá cho một dự án NFT....