NÓNG: Bà Phương Hằng xin được bảo lãnh tại ngoại để chữa bệnh
Ngày 14/10, bị can Nguyễn Phương Hằng và gia đình tiếp tục có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, Viện KSND TPHCM đề nghị xin được bảo lãnh tại ngoại, sau một thời gian bị tạm giam.
Cách đây ít ngày, ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, ngụ quận 7, TP.HCM) đã gửi đơn đến Cơ quan CSĐT- Công an TP.HCM, VKSND TP.HCM, TAND TP.HCM xin giảm án cho mẹ là bà Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, CEO Công ty CP Đại Nam). Lý do mà ông Tuấn xin khoan hồng cho mẹ là do các tình tiết bà Hằng có những đóng góp cho hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa qua.
Cũng trong đơn này, ông Tuấn cho biết, thông qua luật sư ông biết trong quá trình điều tra vụ án, bà Nguyễn Phương Hằng đã nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải và cam kết không tái diễn hành vi sai phạm. Do đó, ông Tuấn xin cơ quan có thẩm quyền khoan hồng giảm nhẹ hình phạt và xin bảo lãnh cho mẹ để chữa bệnh.
Ngày 14/10, bị can Nguyễn Phương Hằng và gia đình tiếp tục có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TPHCM, Viện KSND TPHCM đề nghị xin được bảo lãnh tại ngoại, sau một thời gian bị tạm giam. Theo nội dung đơn, về lý do xin được tại ngoại, bị can Nguyễn Phương Hằng cho biết, bản thân từ trước đến nay đã có nhiều đóng góp trong hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong đại dịch COVID-19. Đồng thời, gia đình muốn bảo lãnh bị can ra ngoài để được điều trị bệnh cho bà Hằng.
Trước đó trong đơn, ông Tuấn viết: “điều này được thể hiện qua hàng loạt thư cảm ơn, bằng khen, giấy khen, giấy tri ân …. của nhiều cơ quan, tổ chức xã hội trao tặng để ghi nhận mẹ tôi và Công ty cổ phần Đại Nam, quỹ Hằng Hữu do mẹ tôi là giám đốc điều hành có đóng góp công sức, ủng hộ, hoạt động nhân đạo”.
Đồng thời ông Tuấn cũng nêu rõ “thông qua luật sư được biết qua các buổi hỏi cung, mẹ tôi đã nhận thức được sai phạm, thành khẩn khai báo, tỏ thái độ ăn năn hối cải và cam kết không tái diễn hành vi sai phạm. Mong các cơ quan tiến hành tố tụng khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt đến mức thấp nhất cho mẹ tôi và xin được bảo lãnh cho mẹ tôi tại ngoại để điều trị bệnh cho đến khi kết thúc vụ án”.
Trao đối với P.V VietNamNet, luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay, việc xem xét cho tại ngoại hay không thì phải có nhiều yếu tố. Đầu tiên, phải có điều kiện bảo lĩnh và người thực hiện hành vi bị cho là phạm tội có thái độ thành khẩn khai, ăn năn hối cải; có nơi cư trú ổn định, rõ ràng và phải có cam kết chấp hành lệnh triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng khi có thư mời hoặc triệu tập để giải quyết vụ án. Điều này cơ quan tố tụng sẽ xem xét, đánh giá tất cả các yếu tố để quyết định cho tại ngoại hay không.
Video đang HOT
Về trường hợp của bà Nguyễn Phương Hằng, cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ đánh giá thái độ, ý thức trong quá trình điều tra có nhận ra được sai phạm của mình hay không. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào việc đánh giá của CQĐT và Viện kiểm sát.
Còn nếu bị bệnh, tùy từng trường hợp, cơ sở trại giam sẽ thực hiện việc khám chữa bệnh cho bị can, bị cáo; nếu rơi vào trường hợp bệnh nặng hoặc có dấu hiệu bệnh như tâm thần hoặc mất năng lực về hành vi thì phải trưng cầu giám định, mới biết được bị can, bị cáo có rơi vào trường hợp đó không.
Nếu kết quả trưng cầu giám định thể hiện bị can, bị cáo hạn chế về năng lực hành vi hoặc là có dấu hiệu tâm thần thì phải thực hiện chữa bệnh bắt buộc. Đối với trường hợp bị can Nguyễn Phương Hằng, cơ quan tiến hành tố tụng cũng sẽ thực hiện việc khám bệnh để xác định tình trạng bệnh của bị can.
Luật sư Nguyễn Văn Quynh (Hãng luật Hưng Yên) cho hay, căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 121, Bộ luật tố tụng hình sự, người được phép bảo lĩnh cho người bị tam giam gồm: Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình; Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh (và phải có ít nhất 02 người).
Người bảo lĩnh là người thân thích của bị can, bị cáo (gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột).
Ông Dũng "lò vôi" lên tiếng về vụ bán KDC Đại Nam: "Không hiểu ai đưa thông tin sai với dụng ý gì"
Ông Dũng "lò vôi" cho biết, đến ngày 21/5, phía công ty đã ký hợp đồng ghi nhớ vẫn chưa chuyển số tiền 100 tỉ đồng như cam kết nên phía Công ty TNHH MTV Tân Khai đã có thông báo chấm dứt hợp đồng (do ông Dũng ký).
Mới đây, nhiều phương tiện truyền thông đưa tin ông Huỳnh Uy Dũng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tân Khai (địa chỉ tại Ấp 3, xã Minh Hưng, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước) đã chuyển nhượng một phần dự án khu dân cư Đại Nam ở Bình Phước cho Công ty Cổ phần Vinasing Group (trụ sở tầng 15, toà nhà Ocean Park, số 1 Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội), người đại diện pháp pháp luật là ông Lê Minh Thơ - Chủ tịch HĐQT công ty.
Đây là doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh chính về lĩnh vực môi trường. Ngoài ra, ông Thơ còn là đại diện pháp nhân cho Công ty TNHH Bay Khinh khí cầu Quốc tế.
Được biết, ngoài chức vụ Chủ tịch Công ty TNHH MTV Tân Khai, chủ đầu tư dự án Khu dân cư Đại Nam, ông Huỳnh Uy Dũng được nhiều người biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đại Nam, chồng bà Nguyễn Phương Hằng.
Tuy nhiên vào ngày hôm nay (27/9), trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Công ty cổ phần Đại Nam khẳng định thông tin trên là không chính xác. Theo tìm hiểu, dự án khu dân cư Đại Nam tại huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước do Công ty TNHH MTV Tân Khai (là thành viên của Đại Nam Group của ông Huỳnh Uy Dũng, còn gọi là Dũng "lò vôi") làm chủ đầu tư.
Vào ngày 12/5/2022, Công ty Tân Khai ký "hợp đồng ghi nhớ" với Công ty cổ phần Vinasing Group (trụ sở chính tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội) về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, với tổng giá trị hợp đồng dự kiến là trên 2.434 tỉ đồng. Đại diện Công ty Tân Khai ký hợp đồng là ông Huỳnh Uy Dũng - chủ tịch công ty, đại diện Công ty Vinasing Group là ông Lê Minh Thơ - chủ tịch HĐQT.
Theo hợp đồng, Ngân hàng Phương Đông (OCB) chi nhánh Bình Dương là trung gian thanh toán. Tới ngày 21/5/2022, ông Huỳnh Uy Dũng ký văn bản gửi Công ty Vinasing Group thông báo chấm dứt hợp đồng ghi nhớ đã ký ngày 12/5/2022 vì bên mua không chuyển tiền cọc như cam kết.
Trong sáng cùng ngày, trao đổi với Thanh Niên, ông Huỳnh Uy Dũng cũng cho biết, đã hủy hợp đồng bán Khu dân cư Đại Nam ở Bình Phước. Theo ông, ngày 12/5, Công ty TNHH MTV Tân Khai (cũng do ông Huỳnh Uy Dũng làm Chủ tịch HĐQT) đã ký hợp đồng ghi nhớ với Công ty cổ phần Vinasing Group với điều khoản:
"Bên B (Công ty cổ phần Vinasing Group) đặt cọc cho bên A (Công ty TNHH MTV Tân Khai - PV) 100 tỉ đồng ngay sau khi ký hợp đồng này vào số tài khoản của bên A đã nêu trên. Trong vòng 7 ngày, nếu bên B không đặt cọc như cam kết thì hợp đồng xem như vô hiệu".
Tuy nhiên, ông Dũng "lò vôi" cho biết, đến ngày 21/5, phía công ty đã ký hợp đồng ghi nhớ vẫn chưa chuyển số tiền 100 tỉ đồng như cam kết nên phía Công ty TNHH MTV Tân Khai đã có thông báo chấm dứt hợp đồng (do ông Dũng ký).
"Việc chuyển nhượng là chưa diễn ra. Công ty Vinasing Group có ký hợp đồng ghi nhớ nhưng tới nay chưa chuyển đồng tiền cọc nào nên hợp đồng ghi nhớ đã bị hủy. Việc này đã chấm dứt nhiều tháng rồi, tôi không hiểu ai đó đưa thông tin không chính xác ra vào thời điểm này với dụng ý gì" - một lãnh đạo Công ty cổ phần Đại Nam cho biết.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện cơ quan chức năng tỉnh Bình Phước (nơi có dự án) cũng cho biết chưa nhận thông tin gì về việc công ty của ông Dũng "lò vôi" chuyển nhượng một phần dự án. Ông Trần Văn Hướng - cục trưởng Cục Thuế Bình Phước - cho biết chưa nắm được thông tin này.
Theo ông Hướng, thuế là khâu cuối cùng trong quy trình thủ tục nên ông chưa nắm được có chuyển nhượng hay không. "Đến nay, Cục Thuế Bình Phước chưa nhận được hồ sơ gì liên quan vụ việc này" - ông Hướng nói.
Dự án này từng được kỳ vọng sẽ trở thành nơi đáng sống và đầu tư sinh lợi bậc nhất tại Bình Phước cho khoảng 12.000 người. Tuy vậy tới nay dự án này có tỷ lệ lấp đầy dân cư rất thấp dù hạ tầng đã được đầu tư hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, một số công trình tiện ích xã hội, như trường học, bệnh viện...vẫn chưa được đầu tư xây dựng như kỳ vọng của người dân.
Vụ án bà Nguyễn Phương Hằng có nhiều diễn biến mới: Những người giúp sức sẽ bị điều tra Theo kết luận điều tra, bà Nguyễn Phương Hằng sử dụng 7 tài khoản mạng xã hội YouTube, Facebook bao gồm: tài khoản Facebook "Ha Lee", "Nguyễn Phương Hằng"; 5 tài khoản YouTube "Trường Đua Đại Nam", "Chistiana Nguyen", "LONG VLOG", "Tin Nóng Nhất 24h", "Luật sư Vlog". VKSND TP.HCM đã trả hồ sơ vụ án Nguyễn Phương Hằng (SN 1971, CEO Công...