Nóng: 60 ngày nữa, một loại quả rất ngon, bổ dưỡng của Việt Nam sẽ chính thức được xuất khẩu sang Mỹ
Khoảng 60 ngày nữa, trái bưởi của Việt Nam sẽ chính thức được xuất khẩu sang Mỹ, thông tin được Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đưa ra tại Diễn đàn kết nối nông sản 970 sáng 31/12.
Mỹ sắp chính thức nhập khẩu bưởi của Việt Nam
Cụ thể, theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, nếu không có gì thay đổi, khoảng 60 ngày nữa, trái bưởi của Việt Nam sẽ chính thức được xuất khẩu sang Mỹ. Sau đó, Mỹ sẽ xem xét hồ sơ về quả dừa của Việt Nam.
“Các đơn vị có liên quan cần tích cực làm việc với Cục Bảo vệ thực vật để làm hồ sơ, đón nhận, tận dụng cơ hội này” – Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Được biết, nhiều loại trái cây của Việt Nam đang được thị trường Mỹ ưa chuộng, xuất khẩu trái cây sang Mỹ
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 11 tháng năm 2021, xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Mỹ đạt 203,2 triệu USD, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm 2020, góp phần đưa trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong 11 tháng năm 2021 đạt 3,25 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Đến nay, Việt Nam đã chính thức được cấp phép xuất khẩu 6 loại hoa quả tươi sang Mỹ gồm xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm, và vú sữa. Các hoa quả khác có thể được xuất khẩu ở dạng đông lạnh hoặc sản phẩm chế biến (đóng hộp, sấy khô).
Video đang HOT
Nếu không có gì thay đổi, khoảng 60 ngày nữa, trái bưởi của Việt Nam sẽ chính thức được xuất khẩu sang Mỹ. Trong ảnh: Nông dân Đồng Nai chăm sóc bưởi. Ảnh: Báo Đồng Nai.
Thời gian qua, các ngành chức năng đã tích cực đàm phán để phía Mỹ cấp phép thêm cho hoa quả tươi của Việt Nam, trước mắt là trái bưởi da xanh và gần như đã đạt được thành quả.
Bưởi là một trong những cây trồng cho giá trị kinh tế cao và được trồng ở nhiều địa phương Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo báo cáo của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), năm 2020, chỉ tính riêng khu vực Nam bộ, tổng diện tích bưởi đạt 31.900ha, tăng 4.200ha so với năm 2019.
Tại Đồng Nai, theo số liệu của Sở NNPTNT, tổng diện tích bưởi trên địa bàn tỉnh hiện đạt hơn 9.957ha, sản lượng 24.200 tấn/năm.
Mỹ là thị trường tiềm năng của trái cây Việt
Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, Mỹ đây là thị trường tiềm năng của trái cây Việt khi có tới 332 triệu khách hàng với thu nhập đầu người cao và xu hướng ẩm thực ngày càng chú trọng thành phần rau, quả.
Năm 2020, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nước này vẫn nhập khẩu tới 14,1 tỷ USD trái cây, nhiều hơn năm 2019.
Hệ thống phân phối tại Mỹ phát triển đa dạng, nhiều cấp, nhiều kênh, hiện đại, mở ra nhiều cơ hội tiêu thụ.
Tại Mỹ, hoa quả nhập khẩu được bán ở các chuỗi siêu thị lớn, các cửa hàng thực phẩm đơn lẻ tại các khu thương mại, hệ thống nhà hàng, khách sạn và các kênh bán hàng trực tuyến, giao tận nhà.
Tính đa dạng và cởi mở trong văn hóa Mỹ luôn khiến người tiêu dùng muốn trải nghiệm sản phẩm mới, mở ra cơ hội cho các hoa quả, đặc sản từ vùng nhiệt đới của Việt Nam. Ngoài yếu tố cung cầu, có lẽ đây cũng là một phần lý do mà trái cây nhập khẩu đáp ứng tới 2/3 nhu cầu thị trường Mỹ.
Tuy vậy, hoạt động xuất khẩu trái cây, đặc biệt là trái cây tươi sang Mỹ cũng gặp các khó khăn. Trước hết, sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại được trồng ngày càng nhiều tại các bang như Florida, California, hay tại Mexico và các nước Nam Mỹ có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam, cũng như sản phẩm của các nước châu Á khác và sản phẩm thay thế được trồng ngay tại Mỹ.
Ngoài ra, do khoảng cách địa lý, chi phí vận chuyển, bảo quản cao, hoa quả tươi có mùa vụ ngắn cũng đòi hỏi các khâu trong chuỗi phân phối phải rất nhịp nhàng, hiệu quả.
Đề xuất thu mua tạm trữ lúa Hè Thu
Tại cuộc họp trực tuyến về hoạt động của các Tổ Công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngày 3/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam - Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ ở phía Nam đề xuất Bộ trưởng kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ lúa Hè Thu để nông dân yên tâm cũng như kích cầu sản xuất vụ Thu Đông.
Thu hoạch lúa Hè Thu ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho hay, khó khăn về lao động trong thu hoạch lúa Hè Thu hiện đã giải quyết được phần nào, nhưng đến lúc thu hoạch thì không có thương lái đi mua. Nông dân thu hoạch xong không biết tiêu thụ ra sao và đây là vấn đề rất nan giải.
Hiện vụ Hè Thu đang thu hoạch rộ, sản lượng nhiều dễ dẫn đến tình trạng trục lợi trong bối cảnh khó khăn. Bộ cần đề xuất Chính phủ cho thu mua tạm trữ lúa quốc gia để kích cầu sản xuất, động viên nông dân tiếp tục sản xuất cũng như để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Một số nơi đã bắt đầu gieo sạ vụ Thu Đông nhưng nông dân đang lưỡng lự sản xuất vụ Thu Đông.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cũng cho biết, lúa Hè Thu mới thu hoạch được khoảng 600.000 ha và trong tháng 8, tháng 9 sẽ có sản lượng lúa hàng hóa cao nhất. Vụ lúa Thu Đông không chỉ cung cấp lương thực mà còn cung cấp giống cho vụ Đông Xuân cuối năm. Nếu sản xuất tốt thì sẽ đảm bảo cung cấp nguồn giống cho vụ này.
Theo Cục Trồng trọt, tổng diện tích xuống giống toàn vùng Nam bộ vụ Hè Thu 2021 là 1,599 triệu ha; năng suất ước đạt 56,51 tạ/ha, tăng 1,14 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 9,036 triệu tấn, tăng 120 nghìn tấn so với Hè Thu 2020.
Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1,515 triệu ha, năng suất ước đạt 56,66 tạ/ha, tăng 1,15 tạ/ha. Sản lượng ước đạt 8,584 triệu tấn, tăng 124 nghìn tấn.
Vụ Thu Đông 2021 vùng Đồng bằng sông Cửu Long gieo sạ 700 nghìn ha. Vụ này sẽ cung ứng sản lượng khoảng 3,864 triệu tấn.
Giá cà phê hôm nay 31/12, Thị trường vắng vẻ, giá chưa thể ổn định, nguồn cung từ Việt Nam tiếp tục chậm Diễn biến phiên hôm qua trái ngược với những phiên đầu tuần. Từ đầu tuần, giá cà phê arabica giảm do thị trường hoạt động vắng vẻ trong thời điểm cận kề Giáng sinh và Tết Dương lịch. Dự báo trong ngắn hạn, giá cà phê toàn cầu sẽ ổn định do các nước phương Tây bước vào kỳ nghỉ lễ năm mới...