Nóng 40 độ, phóng viên lăn lê chụp ảnh Lễ rước quân Hội Gióng
Hàng vạn người đã đổ về xem hội Gióng hôm qua 18-5. Hàng chục phóng viên trong và ngoài nước cũng trần mình dưới nắng nóng để có những khung hình đẹp.
Sự nguyên sơ của hội Gióng (Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) bao gồm: lễ rước ông Hiệu ra ngoại đàn, rước khám đường, tế Thánh Đền Thượng, và đặc biệt là lễ đánh trận (ông Gióng ra quân)… đã quấn hút hàng vạn người xem dưới cái nóng 40 độ C.
Khách tới hội, dù là người đến lần đầu hay những người dân chưa bỏ xem hội năm nào đều hào hứng, phấn khích. Đám đông chen chúc nhau, hò reo, hòa mình trong không khí lễ hội, đó là sinh khí đặc biệt của hội Gióng mà ít lễ hội nào còn giữ được.
Chùm ảnh:
Trận mưa rào tối hôm 17 đã “rửa sạch” đền Gióng trước khi vào hội chính. Theo lời người làng
Phù Đổng thì trước lễ hội năm nào cũng mưa to một trận, gọi là “trời rửa sân đền”
Lễ rước quân là nghi lễ quan trọng nhất của hội. 3 thanh niên làng sẽ được chọn làm ông Hiệu trống, ông Hiệu chiêng, và ông Hiệu cờ
Ông hiệu được chọn phải là đàn ông trong làng, khỏe mạnh, đạo đức tốt, và là gia đình văn hóa. Trước khi làm lễ, người được chọn phải kiêng chuyện vợ chồng 15 ngày, ăn, ở ngoài đền, chỉ tiếp xúc với 1 người hầu cận
Lễ rước quân bắt đầu từ đền Gióng và đi hơn 3km đến đền Hạ rồi lại quay về, vừa đi vừa hò reo, tạo thành một đám đông náo nhiệt.
Video đang HOT
Đội quân “nhí” của ông Gióng là các thiếu niên trong làng. Các em phải có thành tích tốt trong học tập tốt, chăm ngoan mới được chon.
3 em nhỏ sẽ được chọn làm các ông Quạt cho các Hiệu
Phóng viên nước ngoài thích thú chụp ảnh Ông Quạt
Rất nhiều nhiếp ảnh gia, phóng viên trong và ngoài nước tới chụp ảnh hội Gióng
Ông Trống múa những điệu rất oai phong thể hiện sự uy phong của quân Ông Gióng
Cụ Mão (95 tuổi), người làng Phù Dực, cụ đi hội từ nhỏ và chưa một lần bỏ hội Gióng. Cụ đi hội một mình và gặp hai cha con anh Thành tự nguyện dìu cụ đi xem hội trong đám đông.
Anh Nguyễn Tiến Quyền (40 tuổi, ở Ninh Hiệp) đã 37 năm liên tiếp đi hội Gióng. Anh viết thư pháp miễn phí cho các “quân ông Gióng”. Anh cho biết là nghi lễ và các trò chơi dân gian ở Hội Gióng hầu như không thay đổi cho nên anh luôn phấn khởi mỗi lần tới hội. Anh nhớ như in hình ảnh ông nội cõng anh tới hội, nên bây giờ hàng năm anh đều đưa các con đi xem hội.
Đảm bảo an ninh trật tự lễ hội dưới trời nóng thời tiết và “sức nóng” của hàng vạn người xem hội, những chiến sỹ CSND áo luôn sũng mồ hôi
Hướng dẫn đội quân nhí làm hàng rào để lấy lối đi cho các giá Rước
Trong lễ hội vẫn còn rất nhiều người thả tiền xuống ao đền, người quản đền phải rất vất vả để luôn giữ ao sạch
Ngoài lễ Tế Thánh, Rước quân, hội còn nhiều hoạt động vui chơi, ca hát như: chèo, tuồng,
hát dân ca quan họ Bắc Ninh, Tổ Tôm điếm…
Tác nghiệp mọi nơi…
Theo ANTD
Khiêu khích nêu tọa độ tàu cá Trung Quốc ở Trường Sa?
Tờ Thời báo Hoàn cầu đưa tin đội tàu cá 32 chiếc của Trung Quốc đã bắt đầu thả neo và đánh bắt trái phép tại vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam kể từ 16 giờ 45 phút ngày 13/5.
Các con tàu chính thức xâm phạm quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam sau chuyến hành trình 173 tiếng đồng hồ (hơn 7 ngày), xuất phát từ tỉnh Hải Nam.
Đặc biệt, trong một tín hiệu có thể nhằm mục đích khiêu khích, truyền thông Trung Quốc còn nêu rõ địa điểm thả neo của tàu hậu cần cỡ lớn tại vị trí 6 độ 01 phút độ vĩ Bắc, 108 độ 48 phút độ kinh Đông, tại vùng biển phía tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo truyền thông Trung Quốc, đội tàu sẽ đánh bắt trái phép tại vùng biển trong 40 ngày. Đội tàu bao gồm tàu hậu cần có độ choán nước 4.000 tấn và một tàu vận tải có độ choán nước 1.500 tấn. Các con tàu được trang bị các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại và được đặt dưới sự chỉ huy thống nhất.
Tàu cá Trung Quốc bắt đầu thả neo, thả thuyền nhỏ chuẩn bị đánh bắt trái phép tại vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam
32 tàu cá Trung Quốc dự kiến sẽ đánh bắt trái phép tại Trường Sa trong khoảng thời gian 40 ngày.
Ngư dân Trung Quốc cẩu thuyền nhỏ hạ thủy chuẩn bị đánh bắt trái phép, vơ vét tài nguyên nghề cá ở khu vực Tây Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam
32 tàu cá Trung Quốc được giới chức nước này "trang bị tận răng", hải quân, Hải giám ngầm bảo vệ và phát tín hiệu để chúng đánh bắt trái phép tại Trường Sa, động thái mang màu sắc chính trị nhằm ngầm tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" phi lý, phi pháp và phi nghĩa của Trung Quốc ở Biển Đông - Trường Sa.
Ngư dân Trung Quốc hạ neo chuẩn bị đánh bắt trái phép tại vùng biển Tây Nam quần đảo Trường Sa của Việt Nam
Trước đó, ngày 6/5, đội tàu đánh cá Đam Châu của Trung Quốc gồm 32 chiếc, đã xuất phát từ cảng cá Bạch Mã Tỉnh bắt đầu tiến ra ngư trường Trường Sa của Việt Nam. Số tàu trên đều là tàu đánh cá cỡ lớn từ hơn 100 tấn trở lên, được lắp đặt thiết bị thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin liên lạc với đất liền 24/24 giờ.
Ngày 7/5, trên đường cơ động ra khu vực quần đảo Trường Sa để đánh bắt trái phép, 32 tàu cá Trung Quốc đã chạm trán tàu cá Việt Nam biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Thấy tàu cá Việt Nam, tàu cá Trung Quốc phải tìm đường vòng tránh.
Tuy nhiên không có va chạm nào giữa hai bên, báo chí Trung Quốc đưa tin thời gian hoạt động của đội tàu này tại Trường Sa, Việt Nam sẽ kéo dài trong khoảng 40 ngày.
Ngày 9/5, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc ngày 6/5, Trung Quốc cử đoàn 32 tàu cá đi đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nêu rõ: "Mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước liên quan".
"Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Mọi hoạt động của các bên ở khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam", ông Nghị nhắc lại.
Theo vietbao
32 tàu Trung Quốc chính thức xâm phạm Trường Sa Vào lúc 16h45 ngày 13/5, tàu cung cấp hậu cần F8138 trong số 32 chiếc của tỉnh Hải Nam đã đến địa điểm đánh cá đầu tiên thuộc vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu cá Trung Quốc. Mạng Hải Nam thông báo tin trên và cho biết số tàu còn lại cũng sẽ lần lượt đến đây...