NÓNG 24h: Thiêu vợ thành ngọn đuốc sống giữa chợ
Kinh hoàng chồng tẩm xăng đốt vợ Dự kiến sáp nhập thêm 3 tỉnh vào Thủ đô Hà Nội 18 thuyền viên tàu Saigon Queen cập cảng… là những tin tức nóng nhất 24h qua.
Những hình ảnh “nóng” nhất trong ngày (Ảnh minh họa)
18 thuyền viên tàu Saigon Queen cập cảng
Trưa ngày 3/11, Tàu Pacific Skipper đã đưa 18 thuyền viên tàu Saigon Queen cập cảng Mongla an toàn. Nhận được thông tin này gia đình các thuyền viên vui mừng khôn siết vì người thân của mình thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Nhận được thông tin, VMRCC đã chủ động liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam ở Bangladesh cùng Công ty Vận tải Sài Gòn phối hợp tiếp đón các thuyền viên.
Tàu Pacific Skipper đã đưa 18 thuyền viên tàu Saigon Queen cập cảng Mongla an toàn sớm hơn 1 ngày so với dự kiến – Ảnh: Pacific Skipper
Phía Việt Nam ở Bangladesh cho biết đã chuẩn bị sẵn sàng thuốc men, quần áo, nơi ăn nghỉ để đón các thuyền viên. Thủ tục để các thuyền viên hồi hương cũng đã được chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước đó. Dự kiến, các thuyền viên sẽ về nước bằng đường hàng không.
Trước khi về, các thuyền viên sẽ nghỉ lại Đại sứ quán Việt Nam ở Thủ đô Dhaka chờ làm thủ tục trước khi lên máy bay về Việt Nam trong thời gian sớm nhất.
18 thuyền viên khi cập cảng Mongla đều khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn vì thoát nạn, sắp được trở về nhà.
Chồng tẩm xăng đốt vợ thành &’ngọn đuốc sống’
Sáng 2/11, hàng trăm người dân khu vực đường Nguyễn Trãi khiếp vía khi thấy chị Nguyễn Thị Thanh Nguyên (Sinh năm 1980, bán bánh chuối chiên trước số nhà 15 đường Nguyễn Trãi) lao ra đường như “ngọn đuốc sống”.
Nhiều người cho biết, cùng thời điểm trên, chị Nguyên đang rán bánh chuối để bán thì bị chồng chị là Nguyễn Công Tâm (SN 1979, quê TPHCM, trú thôn Phú Thượng, xã Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) tạt xăng vào người và bị lửa từ lò bánh bắt lên cháy ngùn ngụt.
Video đang HOT
Nguyễn Công Tâm bị dẫn về cơ quan điều tra
“Khi thấy chị Nguyên la hét, trên người toàn lửa cháy lao ra đường, tôi cùng một số người nữa dập lửa cho chị ấy. Cả khu phố hoảng loạn vì ông chồng tàn bạo này” – Một người dân cho biết.
Tại cơ quan công an, Tâm khai rằng vì mâu thuẫn gia đình nên 2 vợ chồng đã ly thân, chị Nguyên bỏ về nhà mẹ đẻ để ở. Thấy thế Tâm nhiều lần khuyên can và mong muốn vợ về nhà cùng chung sống lại nhưng Nguyên không chịu.
Cũng tại đây Tâm khai nhận rằng, sau khi đốt chị Nguyên thì sẽ lao vào ôm để &’cùng chết’ nhưng khi thấy ngọn lửa cháy to quá gã sợ và bỏ trốn.
Dự kiến sáp nhập thêm 3 tỉnh vào Thủ đô Hà Nội
Theo Quyết định số 118/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bao gồm Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Nam và Hoà Bình. Năm 2008, Quốc hội ra Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô.
Tiếp đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 5/5/2008 về phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Và ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1259/QĐ-TTg phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.
Thực hiện những chủ trương này, các tỉnh trong Vùng Thủ đô đã bước đầu triển khai thực hiện theo các định hướng mới. Điển hình là nhiều dự án quy mô lớn trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hộinhư y tế, giáo dục đào tạo, dịch vụ, nhà ở, công nghiệp, giao thông đã bước đầu thực hiện với tầm cỡ quy mô cấp vùng.
Quy hoạch này với các kế thừa từ Quyết định 490 khi được ban hành sẽ là cơ sở cho lập và điều chỉnh các quy hoạch xây dựng chuyên ngành cho vùng, quy hoạch phát triển các địa phương.
Phó Thủ tướng lưu ý cơ quan soạn thảo chú ý các cơ sở lý luận thực tiễn đầy đủ đối với việc tổng kết đánh giá thực hiện Quyết định 490, việc điều chỉnh, đặc biệt là việc thay đổi phạm vi quy hoạch (dự kiến thêm 3 tỉnh) theo những nguyên tắc mới.
Bổ sung đề xuất mô hình phát triển kinh tế xã hội của Vùng cũng như một số vấn đề quan trọng mang tính liên vùng như an ninh – quốc phòng, khu công nghiệp, cấp nước, chất thải rắn,…
‘Rót’ 28.000 tỉ đồng cho Sacombank ứng phó
Xung quanh việc ông Đặng Văn Thành đã được mời lên làm việc với cơ quan điều tra (Bộ Công an) làm việc từ 1/11, đã có ít nhiều ảnh hưởng tới ngân hàng Sacombank. Ngày 3/11 Sacombank đã chính thức bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT mới cho ngân hàng.
Theo như đại diện của ngân hàng, ông Đặng Văn Thành vẫn còn chức danh thành viên HĐQT Sacombank. Tỉ lệ cố phiếu STB ông Thành đang nắm giữ là 3,98%, còn ông Đặng Hồng Anh (con trai ông Thành), phó chủ tịch HĐQT Sacombank nắm giữ 3,45%.
Tân chủ tịch Sacombank (đứng giữa)
Liên quan đến các khoản vay của gia đình ông Đặng Văn Thành tại Sacombank, ông Phạm Hữu Phú cho biết các khoản vay này đã phát sinh từ hơn 10 năm qua, không phát sinh thêm và có tài sản đảm bảo. Các khoản vay này không ảnh hưởng đến hoạt động Sacombank.
Trước sự việc Sacombank thay đổi nhân sự, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NH nhà nước TP. HCM cho biết: NH Nhà nước đã sẵn sàng 28.000 tỉ đồng để hỗ trợ Sacombank chi trả tiền gửi của khách hàng, cử cán bộ theo dõi mọi diễn biến tại Sacombank 24/24 giờ để có ứng phó kịp thời khi nhu cầu giao dịch của người dân tăng đột biến.
Theo xahoi
Chuyến đi biển cuối cùng của thuyền trưởng Saigon Queen
Gần 30 năm lênh đênh trên biển, ông Luân dự tính sau chuyến đi chở gỗ này sẽ ở nhà cùng vợ và con út để người con trai cả tên Hoàng đi du học ở Úc 2 năm. Nhưng dự định chưa thành hiện thực thì ông đã gặp nạn giữa biển khơi.
4 ngày sau khi tàu Saigon Queen bị chìm tại vùng biển Sri Lanka do bão, người thân, bạn bè và đồng nghiệp vẫn từng giờ mong ngóng thông tin của 4 thuyền viên mất tích, trong đó có thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân.
Đêm 30/10, sau khi giúp đỡ 15 thuyền viên bước từ phao cứu sinh lên boong tàu Pacific Skipper, ông Luân lên cuối cùng. Tuy nhiên, khi mới bước được vài bậc thang, vị thuyền thưởng 51 tuổi bỗng tuột tay rơi xuống biển mất tích, phần vì sóng gió quá lớn, phần vì đã kiệt sức sau một ngày chiến đấu với bão biển.
Sinh ra ở vùng đất Hà Tĩnh, Nguyễn Minh Luân tốt nghiệp khóa 19 khoa Lái tàu biển ĐH Hàng hải. Ông bước chân xuống tàu lần đầu năm 1985, sau đó lần lượt làm thuyền trưởng các tàu Trà Bồng, Sông Bé 10, Long An, Long Khánh... Năm 2002, ông Luân bắt đầu làm thuyền trưởng hạng 1, và 4 năm sau là thuyền trưởng tàu hạng 2/2 (tàu trên 10.000 GRT).
Từ 2 bàn tay trắng, thuyền trưởng Luân cùng người vợ làm trong ngành thiết kế đã gây dựng nên tổ ấm gia đình cùng 2 con trai ở Sài Gòn. Con trai đầu của ông vừa tốt nghiệp ĐH Ngân hàng, còn cậu út đang học lớp 9, kinh tế gia đình tạm ổn.
Thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân và 3 thuyền viên khác hiện vẫn mất tích.
Thấy nghề đi biển nguy hiểm, thường xuyên phải xa nhà và ông cũng đã có tuổi, gia đình khuyên ông Luân đừng đi nữa vì kinh tế cũng không thiếu thốn. Nhưng nghỉ ở nhà được hơn một năm, thuyền trưởng Luân lại "nhớ biển" và lại muốn đi. Ông dự tính sau chuyến đi cuối cùng này sẽ ở nhà cùng vợ và con út để con trai cả tên Hoàng đi du học ở Úc 2 năm. "Thằng Hoàng còn chưa kịp nhận bằng tốt nghiệp, vậy mà...", ông Lâm anh vợ thuyền trưởng Luân nghẹn ngào.
Trao đổi với VnExpress.net, thuyền trưởng Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Đào tạo, môi giới và xuất khẩu thuyền viên phía Nam (SCC, Công ty CP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam) cho biết, thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân vào làm việc cho công ty từ ngày mới ra trường, và gắn bó với công ty đã gần 30 năm.
"Anh Luân là người có chuyên môn rất vững, từng lái rất nhiều tàu lớn cả trong và ngoài nước, đi khắp năm châu 4 bể rồi. Có thể ví anh như một 'sói biển' theo ngôn ngữ của những người đi biển chúng tôi. Tính tình anh rất giản dị và hòa đồng với anh em đồng nghiệp nên ai cũng mến con người anh ấy", ông Dũng chia sẻ.
Còn theo thuyền trưởng Nguyễn Tiến Dũng, ông Luân đã đưa ra quyết định đúng đắn để cứu tính mạng các thuyền viên. "Anh là người cuối cùng rời ca nô cứu sinh, thể hiện bản lĩnh của người thuyền trưởng có trách nhiệm cao và hết lòng vì đồng đội, xứng đáng với tư cách của một người thuyền trưởng trong bão tố", đồng nghiệp này nhận xét.
Hình ảnh cuối cùng trước khi thuyền trưởng Luân rơi xuống biển.
Thuyền trưởng Trần Việt Điền, Giám đốc Công ty tàu biển INLACO, bạn cùng lớp đại học với ông Luân cho hay, dù ra trường ở xa nhau nhưng thỉnh thoảng có dịp họp lớp hai người vẫn gặp nhau, còn bình thường thì vẫn giữ liên lạc. "Biết tin anh Luân bị nạn, chúng tôi đều rất buồn. Đám bạn cùng lớp cũng đang rủ nhau qua Luân để chia sẻ cùng gia đình", giọng buồn buồn, ông Điền nói.
Từng có thời gian làm việc cùng công ty với thuyền trưởng Saigon Queen nên ông Điền nhìn nhận, bạn mình là một thuyền trưởng nhiều kinh nghiệm, từng trải, lúc nào cũng vì anh em. "Anh ấy là người rất hiền lành, chan hòa với bạn bè và hết lòng với mọi người. Ở gia đình cũng vậy, lúc nào cũng mẫu mực và gia đình luôn đầm ấm", thuyền trưởng Trần Việt Điền chia sẻ.
Ông Lâm, anh vợ thuyền trưởng Lâm kể, hơn một năm trước, trong chuyến đi biển, tàu 30.000 tấn chở thép cuộn do ông Luân làm thuyền trưởng đã gặp sự cố. Trong tình cảnh đó, thuyền trưởng Luân hoàn toàn có thể phát lệnh rời tàu và xin cứu hộ, nhưng với nhiều năm kinh nghiệm, ông đã chỉ huy con tàu cập cảng an toàn, tránh tổn thất cho Nhà nước hàng trăm triệu USD và được công ty ghi nhận.
"Cách nay hơn một tháng, chính tôi đã chở Luân ra cảng để lên tàu Saigon Queen, từ đó đến nay, Luân đi trên biển nên cũng ít liên lạc về nhà. Bởi trên tàu có điện thoại vệ tinh nhưng chi phí rất đắt và chỉ dùng cho công việc, cấp cứu... Tính Luân lại rất nguyên tắc nên không bao giờ dùng điện thoại vệ tinh cho việc riêng", ông Lâm nói thêm về người em vợ đang mất tích trên biển.
12h15 ngày 30/10, trên đường chở gỗ từ Myanmar đi Ấn Độ, tàu Saigon Queen trọng tải 6.500 tấn gặp cơn bão Nilam ở vùng biển Sri Lanka nên đã báo nạn khẩn cấp rồi mất liên lạc và chìm xuống biển. Ngày 31/10, cơ quan chức năng xác định, Saigon Queen đã chìm tại vị trí trên, 18 thuyền viên của tàu đã được tàu Pacific Skipper (mang cờ Hy Lạp) hoạt động trong khu vực hỗ trợ cứu vớt đêm 30/10.
Theo đại phó Nguyễn Quốc Tám của Saigon Queen, trước khi tàu chìm, hai bè cứu sinh đã được hạ và tất cả 22 thuyền viên đã lên bè, nhưng 3 người bị sóng đánh văng xuống biển. Còn thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân, sau khi trợ giúp 15 thuyền viên từ bè cứu sinh lên tàu Pacific Skipper, ông là người lên cuối cùng và vừa bước được vài bậc thang thì tuột tay, rơi xuống biển, mất tích.
Sáng 3/11, 18 thuyền viên đã cập cảng Mongla (Bangladesh) và đang được làm các thủ tục cần thiết để về nước. Trong khi đó, việc tìm kiếm thuyền trưởng Luân và 3 thuyền viên khác vẫn chưa có kết quả.
Theo VNE
Tàu Saigon Queen chìm: Nước mắt những người vợ Ngày 2.11, phóng viên Lao Động đã tìm đến gia đình thuyền trưởng Nguyễn Minh Luân và thủy thủ trưởng Trần Văn Đề - là 2 trong số 4 thuyền viên của tàu Saigon Queen hiện đang bị mất tích do tàu gặp nạn ở vùng biển Sri Lanka vào 30.10. Chị Thảo vợ thuyền viên Trần Văn Đề suy sụp tinh thần...