Nóng 24h qua: Chủ khăn lụa Khaisilk nhận sai, hứa bồi thường khách hàng
Bí thư tỉnh Sóc Trăng chính thức được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ GTVT và thông tin ông chủ thương hiệu Khaisilk thừa nhận bán khăn Trung Quốc, xin lỗi và hứa bồi thường cho khách hàng là những thông tin “ nóng” nhất ngày 26/10.
Bí thư Sóc Trăng làm bộ trưởng Bộ GTVT
Chiều 26/10, Quốc hội đã phê chuẩn bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thể làm Bộ trưởng Bộ GTVT. Kết quả, 461/466 đại biểu có mặt đồng ý phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ GTVT với ông Nguyễn Văn Thể.
Trước đó, sáng cùng ngày, Ủy viên Ủy ban Thường vụ QH, Trưởng Ban Công tác đại biểu Trần Văn Túy báo cáo kết quả thảo luận tại Đoàn đại biểu QH về phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ GTVT. QH phê chuẩn việc bổ nhiệm nhân sự Bộ trưởng Bộ GTVT bằng thức bỏ phiếu kín.
Ông Lê Minh Khái (bên trái), và ông Nguyễn Văn Thể.
Ông Nguyễn Văn Thể (51 tuổi), quê ở Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Giao thông đường bộ Moskva (Liên Xô cũ) đã làm Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học tổng hợp kỹ thuật Quốc gia Đường bộ Moskva. Năm 2001, ông bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ và được trao bằng Tiến sĩ ngành giao thông đường bộ.
Tháng 6/2013, ông Thể được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ GTVT khi đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Năm 2015, ông Thể được điều động về làm Bí thư tỉnh Sóc Trăng.
Khaisilk thừa nhận bán khăn Trung Quốc
Liên quan đến vụ việc khăn lụa mang thương hiệu nổi tiếng Khaisilk bị tố có xuất xứ từ Trung Quốc, mới đây trả lời báo chí, ông chủ của Khaisilk là Hoàng Khải (ở Hà Nội) đã lên tiếng thừa nhận có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc và cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.
Theo ông Khải, hiện nay, Khaisilk không chỉ phát triển kinh doanh mỗi mặt hàng lụa, mà đã hình thành tập đoàn đa ngành với nhiều lĩnh vực khác nhau. Trước kia lụa là sản phẩm cốt lõi làm nên thương hiệu riêng của ông và tập đoàn. Tuy nhiên, sau khi mở rộng phát triển sang các lĩnh vực khác như bất động sản, ẩm thực, du lịch… mảng lụa tơ tằm chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong doanh thu của tập đoàn và ông đã không chú tâm đầu tư phát triển.
Ông chủ của thương hiệu Khaisilk là Hoàng Khải đã thừa nhận vụ khăn lụa xuất xứ Trung Quốc và gửi lời xin lỗi khách hàng.
Video đang HOT
“Khi mở rộng ra nhiều lĩnh vực và vùng miền, khả năng quản lý doanh nghiệp của tôi còn hạn chế. Tôi đã không bao quát được tất cả lĩnh vực và gần như không để ý nhiều đến mảng kinh doanh lụa nữa, dù đây là sản phẩm làm nên thương hiệu Khaisilk. Và sai lầm tôi phải chịu. Tôi không trốn tránh gì trách nhiệm mà đang đối diện với những sai lầm của mình. Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn”, ông Hoàng Khải chia sẻ.
Ngày 26/10, lực lượng Cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp Chi cục QLTT Hà Nội và Công an Hà Nội đã kiểm tra cửa hàng Khaisilk tại địa chỉ 113 Hàng Gai. Tại đây, đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu gian lận thương mại. Tại thời điểm kiểm tra, đoàn kiểm tra đã thu giữ 52 mẫu sản phẩm. Sau khi đoàn kiểm tra rời đi, cửa hàng của Khaisilk tại 113 Hàng Gai đã đóng cửa.
“Yêu râu xanh” bị chém tới tấp ở rẫy cà phê
Sáng 26/10, Đại tá Hoàng Văn Vân, Trưởng Công an huyện Krông Năng (Đắk Lắk) cho biết đơn vị đang điều tra 1 vụ hiếp dâm xảy ra tại xã Ea Tam. Cụ thể, ngày 24/10, chị Trần Thị Thi (36 tuổi, ngụ thôn Tam Liên, xã Ea Tam – tên nạn nhân thay đổi) đi làm vườn cho anh trai là anh T.
Chị Thi bị gã hàng xóm thực hiện hành vi đồi bại trong rẫy cà phê (ảnh minh họa)
Lúc này, Nông Văn Hùng (43 tuổi, ngụ cùng địa phương), đi qua rẫy cà phê, thấy chị Thi ở một mình, nên đã nảy sinh ý định giao cấu. Khi Hùng đang thực hiện hành vi đồi bại thì bị anh T. đi kiểm tra rẫy, phát hiện.
Bực tức khi thấy em gái mình bị làm nhục, anh T. đã dùng con dao đang cầm trên tay (dài khoảng 60 – 70 cm) chém 1 phát trúng vào đỉnh đầu, rồi tiếp tục chém vào lưng, khủy tay của Hùng. Bị chém nên Hùng bỏ chạy. Sau đó, nạn nhân đã làm đơn trình báo cơ quan chức năng.
“Biệt phủ” không đứng tên nguyên Phó Thống đốc NHNN
Ngày 26/10, UBND huyện Bình Chánh thông tin, qua xác minh thực tế, biệt thự rộng 2.362m2 nằm trên đường Nguyễn Hữu Trí, thị trấn Tân Túc, huyện Bình Chánh(TP.HCM) này không đứng tên vị cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước như dư luận đề cập.
Biệt phủ nằm ở huyện Bình Chánh TP.HCM có diện tích rộng hơn 2.000m2 được cho là của con gái Cựu lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước
Cụ thể, người đứng tên trên giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất là Nguyễn Phước Thiên Anh sinh năm 1995, hộ khẩu 2C, đường Phạm Hữu Chí, P.12, Q.5, TP.HCM. Công trình được cấp phép xây dựng lần 2 có điều chỉnh quy mô vào tháng 6/2015 với diện tích hơn 876m2 tầng trệt, và hơn 467m2 tầng hầm. Công trình có đầy đủ giấy phép hợp pháp, hoàn thành vào tháng 1/2017.
Ông Thanh sinh ngày 23/09/1957, quê ở An Giang. Trước khi về Ngân hàng Nhà nước làm Phó Thống đốc vào tháng 7/2013, ông Thanh là Tổng giám đốc Vietcombank từ năm 2007 – 2013.
Trước đó, dư luận xôn xao về một biệt phủ rộng hàng nghìn m2 tại TP.HCM với nhiều cây bon sai quý được cho là của ông Nguyễn Phước Thanh, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Không có giấy mời đích danh Thứ trưởng Bộ Y tế đến tòa
Chiều 26/10, ông Chu Đăng Trung, phụ trách truyền thông Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết cơ quan này chỉ nhận được giấy từ tòa TP HCM mời đại diện Bộ Y tế và hai cán bộ trực tiếp tham dự phiên xử phúc thẩm vụ án VN Pharma.
“Không có giấy mời đích danh Thứ trưởng Trương Quốc Cường. Ông Cường có vai trò Cục trưởng, Thứ trưởng chỉ đạo, ủy quyền cá nhân tham gia với vai trò là đại diện của Bộ Y tế, không bắt buộc ông Cường phải trả lời “, đại diện Bộ Y tế cho hay.
Ông Chu Đăng Trung, phụ trách truyền thông Cục Quản lý Dược trần tình
Trước đó, Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã xét xử phúc thẩm vụ xét xử phúc thẩm “Buôn lậu”, “Làm giả con dấu tài liệu của cơ quan, tổ chức” tại Công ty VN Pharma diễn ra từ ngày 19/10 đến chiều 26/10.
Theo đó, tòa án triệu đã tập đại diện Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược, nhiều cá nhân liên quan đến vụ án đến thẩm vấn. Theo hội đồng xét xử, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường là một trong những người được triệu tập đến tòa song không có mặt.
Theo Danviet
Thuê chặt tay chân lấy bảo hiểm: Từng có vụ "cái cẳng chân 1 tỷ"
Một vụ kiện hy hữu "cái cẳng chân 1 tỷ đồng" xảy ra giữa khách hàng là nạn nhân vụ thương tích phải cưa chân với công ty bảo hiểm từng xảy ra gây tranh cãi gay gắt.
Các nhà báo theo dõi vụ việc kiện tụng "cái cẳng chân 1 tỷ đồng" độc nhất vô nhị này vẫn nhớ thời điểm 2004, vụ việc gây xôn xao dư luận khi nạn nhân là một công chức về hưu kiện công ty bảo hiểm Prudential vì không chi trả tiền bồi thường cho cho nạn nhân "bị tai nạn giao thông" phải cưa chân.
Vụ việc này đến phút chót vẫn gây tranh cãi và bản thân công ty bảo hiểm không "tâm phục khẩu phục" sau đó kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ vụ án này theo trình tự giám đốc thẩm và cân nhắc việc gửi đơn đến Bộ Công an đề nghị khởi tố hình sự hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền bảo hiểm của khách hàng này.
Vụ việc một phụ nữ tự thuê người chặt tay chân nhằm lấy tiền bồi thường từ bảo hiểm gây chấn động dư luận. Ảnh: TD
Theo diễn biến vụ việc, ông X có tiền sử bệnh giun chỉ ở chân trái, và có con trai làm đại lý của Công ty Prudential.
Trước khi bị nạn, ông X đã mua bảo hiểm nhân thọ của 3 công ty bảo hiểm, với tổng số tiền bảo hiểm được chi trả lên tới 3,6 tỉ đồng nếu bị chết. Riêng với Prudential, con trai ông X khi đó đã mua cho bố mình mua 4 hợp đồng. Nếu bị tai nạn phải cắt một chân hoặc tay thì khách hàng sẽ được Prudential bồi thường 750 triệu đồng.
Lý lẽ gia đình ông X đưa ra để bảo vệ quan điểm mua 4 hợp đồng bảo hiểm một lúc tại Prudential không nhằm trục lợi là "mua bảo hiểm với mục đích tiết kiệm. Đáng lẽ mua dồn thành 1 hợp đồng nhưng mua làm 4 hợp đồng vì muốn mang lại thành tích cho con trai - khi ấy là đại lý của Công ty Prudential"".
Câu chuyện tại sao một người mua tới 4 hợp đồng bảo hiểm còn được người trong cuộc lý giải là chính công ty bảo hiểm đã truyền dạy cho các đại lý phương pháp tìm khách hàng rằng nên bắt đầu từ mối quan hệ cá nhân, những người đã quen biết từ trước như họ hàng, họ hàng bên chồng/vợ, những người bạn thân là những đối tượng dễ dàng tiếp cận nhất...
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương xác nhận việc ông X bị gãy chân được các nhân chứng phát hiện trên đường, sau đó trong quá trình chạy chữa, ông X phải mổ cắt cụt 1/3 trên cẳng chân trái.
Tuy nhiên, công an không xác nhận đó là tai nạn giao thông hay không. Và đây là mấu chốt gây tranh cãi khi nạn nhân một mực khẳng định bị tai nạn giao thông còn công ty bảo hiểm không tin, cho rằng có dấu hiệu lừa đảo khi lời khai tiền hậu bất nhất và nhân chứng thì mỗi người nói một kiểu.
Trong khi bảo hiểm Prudential bảo vệ quan điểm không chỉ trả tiền bảo hiểm vì cho rằng vụ án khách hàng khởi kiện Prudential "có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm" đồng thời cho rằng hiện trường tai nạn là hiện trường giả vì khách hàng (ông X) nói bị tai nạn nhưng chỉ gãy chân mà lại không kèm theo vết sây sát gì và cũng không ai trực tiếp chứng kiến vị khách hàng bị tai nạn. Và sau khi tai nạn, đến các bệnh viện, khách hàng luôn đề nghị xin cưa chân.
Tuy vậy, mặc dù không tâm phục khẩu phục kết luận của bản án và nhất mực bảo vệ quan điểm đây là "vụ án có dấu hiệu trục lợi bảo hiểm rất rõ ràng", nhưng Prudential Việt Nam đã thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo phán quyết của Tòa, chuyển vào tài khoản tại Kho bạc Nhà nước tỉnh Hải Dương của Phòng Thi hành án tỉnh Hải Dương 23 triệu đồng án phí dân sự sơ thẩm và 750 triệu đồng - số tiền mà tòa phúc thẩm phán quyết buộc Prudential phải bồi thường cho ông X.
Vụ việc sau đó lắng xuống dù Prudential cho biết đã kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xem xét lại toàn bộ vụ án này theo trình tự giám đốc thẩm. Đồng thời, Prudential cũng cân nhắc gửi đơn đến Bộ Công an đề nghị khởi tố hình sự hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền bảo hiểm của khách hàng X.
Nhắc lại một vụ việc từng gây sóng về "cái cẳng chân 1 tỷ đồng" mà đến phút chót cả nguyên đơn và bị đơn đều nhận lẽ phải về mình, song vẫn phải tôn trọng thực hiện phán quyết của tòa án, cho thấy giữa vấn đề lợi ích vật chất sau những hợp đồng bồi thường tiền tỷ đã và sẽ còn những thứ rất khó rạch ròi, thậm chí có những sự thật mà chỉ có người trong cuộc mới rõ.
Thời điểm này, dư luận sửng sốt trước thông tin một phụ nữ tự thuê người chặt tay chân nhằm lấy tiền bồi thường từ bảo hiểm.
Trao đổi với PV Infonet, một cán bộ công ty bảo hiểm liên quan đến sự việc này tại thời điểm đó nói rằng, việc khách hàng trục lợi nhằm đòi bồi thường tại Việt Nam xảy ra do chưa có các quy định pháp lý xử nghiêm trường hợp trục lợi nên một số khách hàng có tâm lý "được ăn cả ngã về không", nếu qua mặt được công ty bảo hiểm thì có lợi ích lớn, mà không được bồi thường cũng chẳng sao, không bị pháp luật xử lý. Không như ở nước ngoài, vụ việc trục lợi bảo hiểm sẽ bị xử lý nghiêm, khiến những người có ý đồ phải chùn tay.
Theo_Kiến Thức
Những "bí mật" động trời trong khách sạn hiếm khi được tiết lộ Đằng sau vẻ hoàng nhoáng, lịch sự của khách sạn là những bí mật mà họ không bao giờ được tiết lộ cho khách hàng nếu không muốn mất việc. Khi có người chết vì tự tử Đây là bí mật tuyệt đối các nhân viên khách sạn không được tiết lộ. Trong thực tế, có rất nhiều người đã chọn tự tử...