NÓNG 24h: Đánh bom liều chết ở Tân Cương; Anh giết em trong ngày giỗ mẹ
Đánh bom liều chết ở Tân Cương; Anh giết em trong ngày giỗ mẹ; Bắt thêm 4 bị cáo trong vụ bầu Kiên… là những tin tức nóng nhất 24h qua.
Những hình ảnh nóng nhất trong ngày
1. Đánh bom liều chết ở Tân Cương
Khoảng 19h ngày 30/4 theo giờ địa phương, một số kẻ đâm, chém hành khách bằng dao ở lối ra của một nhà ga ở phía nam thành phố Urumqi, trung tâm hành chính của khu tự trị Tân Cương. Ngay sau đó chúng đánh bom.
Nhà chức trách xác nhận 3 người tử vong và 79 người bị thương bởi vụ tấn công. 4 trong số 79 người bị thương đang ở trong tình trạng nguy kịch. Sau khi vụ tấn công diễn ra, cảnh sát xuất hiện tại hiện trường và phong tỏa khu vực xung quanh. Nhà ga hoạt động trở lại vào 21h theo giờ địa phương.
Cảnh sát sau đó đã xác định nhóm gây ra vụ đánh bom trên là băng đảng đánh bom tự sát và đã có 2 tên trong số đó tử vong.
Cảnh sát vũ trang phong tỏa hiện trường sau vụ đánh bom
2. Các khu vui chơi ở Hà Nội đều &’quá tải’
Sáng ngày 1/5, do lượng người đi chơi quá đông nên tại các khu vui chơi, điểm tham quan ở Hà Nội xảy ra tình trạng quá tải.
Video đang HOT
Tại Công viên Thủ Lệ, từ 8h sáng, các điểm bán vé đã nườm nượp khách chờ mua vé. Tại các khu trung tâm thương mại khác như Times City (458 Minh Khai, Hà Nội), Royal City (Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân) ước tính có hàng ngàn lượt người đến vui chơi, chụp hình.
Tại các điểm chụp ảnh nổi tiếng ở Hà Nội như khu vực bãi đá Sông Hồng; vườn hoa Bách Nhật (Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội) cũng đông không kém. Khách tới đây chủ yếu là các bạn trẻ đi chơi, chụp hình. Mức vé phổ biến ở các địa điểm này từ 30.000 đồng-40.000 đồng.
Cũng trong sáng nay, Lăng Bác; Văn Miếu – Quốc Tử Giám; Thiên đường Bảo Sơn…, lượng người cũng tăng đột biến so với ngày thường, trong đó phần lớn là những người ngoại tỉnh hoặc ở vùng ngoại thành Hà Nội.
3. Cãi nhau trong ngày giỗ mẹ, anh cầm dao đoạt mạng em
Khoảng hơn 12h ngày 29/4, khi gia đình ông Nguyễn Hữu Phúc ((SN 1957, trú tại khu phố 2, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) đang tổ chức đám giỗ mẹ thì xảy ra mâu thuẫn, xô xát đánh nhau giữa hai anh em ông Nguyễn Hữu Thịnh (SN 1962) và Nguyễn Hữu Tiến (SN 1965) cùng trú tại thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Do bị anh trai trách móc quá nhiều về việc đến muộn trong đám giỗ mẹ, ông Tiến dùng bát đập vào mặt ông Thịnh, khiến anh trai bị chảy máu mồm, máu mũi. Sau khi bị em trai đánh, ông Thịnh chạy ra sân sau nhà ông Phúc tìm được một con dao nhọn để đánh trả.
Thấy vậy, ông Tiến liền rút thắt lưng tiếp tục đánh ông Thịnh quyết liệt. Tay trái ông Thịnh vớ được cán chổi lên đỡ đòn của em trai, tay kia cầm dao đâm trúng bụng khiến nạn nhân gục ngay tại chỗ.
Dù được gia đình đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng do mất máu nhiều nên nạn nhân đã tử vong. Cùng ngày, gia đình đã đưa Thịnh đến cơ quan Công an huyện Việt Yên để đầu thú. Bước đầu đối tượng Nguyễn Hữu Thịnh đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
4. Bắt tạm giam thêm 4 bị cáo trong vụ án ‘bầu’ Kiên
Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm trong phiên xét xử ngày 16/4.
Chiều ngày 30/4, Chánh án TAND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Bình cho biết đã bắt tạm giam thêm 4 bị cáo trong vụ “bầu” Kiên. Như vậy, goài bị cáo Trần Xuân Giá – nguyên Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, vẫn được tại ngoại để chữa bệnh còn lại toàn bộ các bị cáo trong vụ án gồm: Lê Vũ Kỳ, Huỳnh Quang Tuấn, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến đã bị cơ quan tố tụng đã thay đổi biện pháp ngăn chặn từ cho tại ngoại sang tạm giam.
Trước đó, phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm vào ngày 16/4 sau phần làm thủ tục đã bị hoãn do ông Trần Xuân Giá vắng mặt.
Theo Xahoi
Vụ án "bầu" Kiên: Phải ra cáo trạng mới vì một sai sót nhỏ
Viện KSND Tối cao vừa ra cáo trạng số 10/VKSTC -V1, ngày 10.2.2014 để thay thế cáo trạng số 09 ngày 27.1.2014 đối với vụ án Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên).
So với cáo trạng số 09 thì cáo trạng số 10 cũng dày 36 trang A4, đều do ông Nguyễn Mạnh Hiền thừa ủy quyền ký. Toàn bộ nội dung cáo trạng số 10 cũng giống như cáo trạng số 09, chỉ có một chi tiết nhỏ ở phần Quyết định của cáo trạng được sửa chữa để đúng với quy định pháp luật.
Trong cáo trạng số 09, ở phần Kết luận có nêu hành vi của Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đã phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a khoản 4 Điều 139 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên sang phần Quyết định cáo trạng chỉ nêu: Truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 139.
Việc cáo trạng truy tố như vậy là thiếu sót, bởi khoản 4 Điều 139 chỉ là quy định mức hình phạt "phạm tội một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".
Cáo trạng số 10 đã sửa lại: Truy tố Nguyễn Đức Kiên, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Hải Yến về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại điểm a, khoản 4 Điều 139 Bộ LHS. Điểm a quy định là chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Cáo trạng số 10 phải sửa lại ở phần Quyết định: Truy tố Nguyễn Đức Kiên tội kinh doanh trái phép, quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự.
Ở một chi tiết khác trong cáo trạng số 09, ở phần Kết luận có nêu: Hành vi của Nguyễn Đức Kiên đã phạm vào tội kinh doanh trái phép quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên ở phần Quyết định cáo trạng lại nêu truy tố Nguyễn Đức Kiên tội kinh doanh trái phép quy định tại khoản 3 Điều 159 Bộ luật Hình sự.
Trên thực tế không thể truy tố vào khoản 3 Điều 159 Bộ luật Hình sự được, bởi khoản 3 của điều này chỉ quy định mức hình phạt bổ sung "người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đến ba mươi triệu đồng". Chính vì thế cáo trạng số 10 phải sửa lại ở phần Quyết định: Truy tố Nguyễn Đức Kiên tội kinh doanh trái phép, quy định tại điểm a, c khoản 2 Điều 159 Bộ luật Hình sự.
Cả 2 chi tiết nêu trên trong vụ án "bầu" Kiên đều có ở cáo trạng số 02 ngày 12.12.2013 (cáo trạng lần đầu). Sau khi bị TAND TP.Hà Nội trả hồ sơ điều tra bổ sung để tránh bỏ lọt tội phạm, cáo trạng số 09 ngày 27.1.2014 đã đáp ứng những đề nghị của Tòa án. Theo đó có thêm Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự.
Các ông Trần Xuân Giá, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải bị truy tố thêm hành vi ở tội quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự. Thế nhưng thiếu sót nhỏ trên đã không được phát hiện, sửa chữa. Chính vì thế không có nội dung gì mới, nhưng vụ án "bầu" Kiên phải ra cáo trạng số 10 ngày 10.2.2014 để khắc phục sai sót.
Như vậy trong vụ án này có 9 bị can bị truy tố: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Huỳnh Quang Tuấn, Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến. Trong số này "bầu" Kiên bị truy tố 4 tội danh. Còn cựu Bộ trưởng Trần Xuân Giá bị truy tố theo khoản 3 Điều 165 Bộ luật Hình sự, tội phạm và hình phạt có mức án từ mười năm đến hai mươi năm.
Theo Lương Kết
Dân Việt
"Bầu Kiên" cùng các bị cáo cố ý làm trái, lừa đảo ra sao? Hành vi cho nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiền vào Vietinbank của các bị can gây thiệt hại cho ACB 718,908 tỷ đồng Trong phiên toàn xét xử Nguyễn Đức Kiên và đồng bọn, ngoài "bầu Kiên" là nhân vật chính phiên tòa cũng đưa ra xét xử đối với các bị can Lý Xuân Hải, Trần Xuân Giá, Phạm Trung Cang,...