Nóng 24h: 1.145 người đã chết vì dịch Ebola, tình tiết mới của vụ án đôi nam nữ chết trên xe ô tô
1.145 người đã chết vì dịch Ebola, người phụ nữ đôi nam nữ chết trên xe bị trúng 7 phát đạn,…là những tin nóng 24h qua.
Tin nóng nhất 24h qua
Vụ đôi nam nữ chết trong ô tô: Thi thể người nữ có tới 7 vết đạn
Cơ quan điều tra đã thu được một số giấy tờ liên quan đến việc anh Đinh Khắc Tú cầm cố chiếc ô tô với để lấy 23.000 USD để đánh bạc ở Campuchia.
Ngày 16/8, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bình Dương khẳng định cơ quan điều tra vẫn chưa kết luận cặp nam nữ chết trong ô tô ngày 15/8 là tự sát như một số thông tin các báo đăng.
Trong khi đó, nguồn tin riêng Báo Người Lao Động cho biết sau khi khám nghiệm tử thi, cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Dương phát hiện trên thi thể chị Bùi Thị Thời (38 tuổi, ngụ Gò Vấp – TPHCM) có 7 vết đạn ở đầu, cổ, ngực, bụng. Trong khi đó, trên thi thể nạn nhân Đinh Khắc Tú có 3 vết đạn (2 vết ở vùng ngực, 1 ở thái dương).
Cơ quan điều tra thu được 10 vỏ đạn tại hiện trường. Tuy nhiên, số đầu đạn lại thu từ thi thể nạn nhân, trên ô tô và ngoài hiện trường không đủ so với số vỏ đạn. Đặc biệt, trên thi thể nạn nhân chỉ thu được hai đầu đạn ở ngực và đầu. Theo nhận định ban đầu, một số đầu đạn có thể đã xuyên qua nạn nhân bay ra ngoài. Có 3 vết thủng ở cửa kính ô tô.
Hiện giả thiết được nhiều người đặt ra nhất vẫn là anh Tú bắn chị Thời rồi tự sát. Theo đó, anh Tú có thể đã dùng súng bắn về hướng chị Thời 7 phát sau đó tự bắn vào vùng ngực rồi kết liễu bằng phát cuối ở thái dương.
Nhiều tranh luận xảy ra về việc tại sao anh Tú đủ sức tự bắn mình vào thái dương sau khi đã bắn 2 phát vào vùng ngực. Một cán bộ điều tra lâu năm cho rằng, hai phát bắn vào vùng ngực của anh Tú, đạn không qua tim nên anh Tú vẫn có thể nã phát đạn thứ 3 vào thái dương.
Theo điều tra, thời gian gần đây anh Tú có nhiều bế tắc trong tình cảm và tài chính. Cụ thể, vợ anh Tú cho rằng anh muốn đến với chị Thời nhưng chị Thời không chấp thuận. Ngoài ra, anh Tú còn lâm vào nợ nần do bài bạc. Cơ quan điều tra đã thu được một số giấy tờ liên quan đến việc anh cầm cố chiếc ô tô lấy 23.000 USD để đánh bạc ở Campuchia.
2 trẻ em bị bắt lên ôtô giữa ban ngày gây xôn xao
Người đàn ông và 2 đứa trẻ đang đi trên đường thì bị nhóm người trên xe 16 chỗ nhảy xuống nhấc lên ôtô định chở đi.
Khuya 14/8, trên Facebook xuất hiện clip dài hơn một phút quay cảnh hàng chục người dân quây quanh chiếc ôtô 16 chỗ ngồi yêu cầu tài xế mở cửa thả một người đàn ông và 2 cháu bé đang gào khóc vì hoảng sợ khi vừa bị nhóm người đi trên xe này bắt lên. Khu vực xảy ra vụ việc là đê Ngọc Thụy (phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội).
Video đang HOT
Chị Hường, người quay và đăng clip cho hay, chiều hôm đó chị đang đi làm về thì thấy 3-4 thanh niên từ trên ôtô 16 chỗ nhảy xuống nhấc bổng người đàn ông đang bế một cháu trai và dắt một cháu gái đưa vào xe. Hai cháu bé gào khóc nhìn ra cửa cầu cứu, còn người đàn ông thì không có phản ứng gì vì bị vài thanh niên khác chắn tay canh chừng.
Khi bị người dân chặn xe yêu cầu mở cửa thả người vừa bị bắt, một trung niên mặc loại áo ngủ màu trắng liên tục bấm điện thoại, tự xưng là người của “bảo trợ xã hội” và nói làm như vậy “tự chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Vài giờ xuất hiện, clip đã nhận được chia sẻ của nhiều độc giả. Phần lớn người xem đều tỏ ra bức xúc trước việc bắt người giữa ban ngày. Một số cho rằng, kể cả đó là 3 bố con ăn xin thì cũng không thể hành xử thô lỗ như vậy. Hơn nữa, nếu là người của bên bảo trợ xã hội thì cần mặc đồng phục hoặc có giấy tờ chứng minh đang thi hành công vụ. Nghi ngờ về hành vi của nhóm này, người dân đã báo công an.
Theo chị Hường, khi công an đến, 3 người bị bắt cùng nhóm người đi trên ôtô 16 chỗ đã được mời về trụ sở. Ba người bị bắt lên xe được xác định là bố con (bố 30 tuổi, hai con nhỏ được 2 và 3 tuổi). Còn người đàn ông mặc áo trắng tên Duy, là người lái ôtô 16 chỗ đưa nhân viên Trung tâm bảo trợ xã hội số 1 Hà Nội đi thực hiện nhiệm vụ.
Khi bị người dân quây kín xe đòi thả người, tài xế này cho biết mình là nhân viên của trung tâm bảo trợ xã hội.
Chiều 15/8, trao đổi với pv, ông Nguyễn Văn Quảng, Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội số 1 (xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội) cho hay, chiều 14/8, nhóm nhân viên của trung tâm đi qua phường Ngọc Thụy phát hiện một người đàn ông và 2 cháu nhỏ đang bán tăm.
Sau khi theo dõi khoảng một tiếng, thấy 3 người này lợi dụng việc bán tăm để xin tiền nên nhân viên đã yêu cầu họ về trung tâm nhưng bị khước từ. “Ngay sau đó, nhóm nhân viên đã tiến hành cưỡng chế”, ông Quảng nói. Theo giải thích của vị phó giám đốc, trẻ em được xác định là lang thang, cơ nhỡ, ăn xin là những người nhỏ tuổi, di chuyển thường xuyên ở các phường, chợ, khu vui chơi giải trí để bán tăm, kẹo… với mục đích xin tiền, xin ăn.
“Nhân viên trung tâm có quyền yêu cầu, cưỡng chế trẻ em lang thang, cơ nhỡ, ăn xin theo quyết định của thành phố. Nhưng trong quá trình làm việc, nhóm này đã thiếu kinh nghiệm, không giải thích rõ khiến người dân hiểu lầm, bức xúc”, ông Quảng thừa nhận.
Cũng theo ông Quảng, theo đúng quy trình, các nhân viên phải phối hợp với công an phường Ngọc Thụy yêu cầu 3 bố con này về trung tâm, đồng thời giải thích rõ ràng cho người dân. Nói thêm về nhóm nhân viên rà soát, theo dõi, yêu cầu trẻ em lang thang cơ nhỡ về trung tâm, ông Quang cho biết thêm, họ gồm 15 người được phân địa bàn các quận, huyện của Hà Nội cũ. Khi theo dõi thấy trẻ em lang thang, ăn xin nhân viên sẽ phối hợp với công an phường sở tại yêu cầu về trung tâm.
Dịch Ebola: Thế giới phải mất 6 tháng để kiểm soát dịch, 1.145 người đã chết
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 15/8, số người chết trong đợt bùng phát dịch bệnh Ebola nghiêm trọng nhất đã tăng lên 1.145 người.
[Dịch Ebola: Dịch Ebola: Thế giới phải mất 6 tháng để kiểm soát dịch, 1.145 người đã chết] Dịch Ebola: Dịch Ebola: Thế giới phải mất 6 tháng để kiểm soát dịch, 1.145 người đã chết
WHO cho hay đã có 152 ca mới được xác nhận, có khả năng và tình nghi nhiễm virus Ebola chết người này được thông báo trong 2 ngày qua ở Guinea, Liberia, Nigeria và Sierra Leone, nâng tổng số các trường hợp này lên 2.127 người.
Trong khi đó, theo dự báo được Chủ tịch tổ chức phi chính phủ Bác sĩ không biên giới, bà Joan Lew đưa ra ngày 15/8 tại Geneva (Thuỵ Sĩ) thì để kiểm soát đợt bùng phát dịch bệnh do virus Ebola gây ra tại Tây Phi, cộng đồng quốc tế cần ít nhất nửa năm.
Bà Lew thừa nhận hiện diễn biến dịch đang xấu đi nhanh hơn khả năng mà chúng ta có thể đối phó. Theo bà, cần quan tâm chủ yếu đến Liberia, nơi chỉ trong 2 ngày 10-11/8 đã có 71 ca lây nhiễm mới, 32 người nhiễm bệnh trước đó đã tử vong.
Bà cho biết các chuyên gia đặc biệt quan ngại một điều là với các đợt dịch trước xảy ra tại các ngôi làng nhỏ, hiện virus đã xâm nhập các thành phố lớn, trước tiên là thủ đô Conakry của Guinea, và giờ đây là thủ đô Monrovia của Liberia.
Trước đó chưa bao giờ xảy ra trường hợp như vậy. Cần phải đề ra chiến lược mới, vì các trường hợp lây nhiễm virus Ebola không chỉ còn trong phạm vi một vài làng mà đã lan đến cả thủ đô Monrovia với dân số 1,3 triệu người.
Bà Lew kêu gọi cộng đồng quốc tế hợp tác chặt chẽ hơn dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). WHO cuối tháng 7 vừa qua đã kêu gọi hỗ trợ 100 triệu USD để chống lại virus hiện chưa có vắcxin chủng ngừa cũng như chưa có thuốc đặc trị này. Tất cả các chính phủ phải nỗ lực ngay bây giờ nếu muốn ngăn chặn bệnh dịch này.
Phần lớn nạn nhân của bệnh dịch mà tuần trước WHO công bố là mối đe dọa toàn cầu, đều ở Guinea, nơi có 377 người thiệt mạng. Tại nước Liberia láng giềng có 355 người thiệt mạng. Tại Sierra Leone, số người thiệt mạng là 334. Số người thiệt mạng ở Nigeria đã tăng lên 3 người trong khi có 12 người nhiễm bệnh.
Để ngăn chặn đà lây nhiễm bệnh, các chuyên gia WHO hồi đầu tuần đã cho phép sử dụng các thuốc và vắcxin thử nghiệm, tuy nhiên số lượng thuốc rất hạn chế, trong khi vắcxin hiệu quả đầu tiên sớm nhất cũng phải đến năm 2015 mới có. Do đó nỗ lực hiện tại tập trong vào việc hỗ trợ các nước có dịch Ebola có hệ thống y tế yếu kém.
Virus Ebola lần đầu tiên được phát hiện năm 1976 tại Zaire, nay là Cộng hòa Dân chủ Congo. Đợt bùng phát dịch lần này là đợt có nhiều người tử vong nhất trong suốt gần 40 năm lịch sử căn bệnh này với tỉ lệ tử vong lên đến 90% và hiện dao động ở mức 50-60%.
Nhân viên ngân hàng bị bắt vì ăn cắp tiền của bốn hành khách MH370
Năm tháng sau khi chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích, số tiền hơn 30.000 USD đã bị rút một cách bí ẩn từ hai tài khoản của nạn nhân Malaysia và hai nạn nhân Trung Quốc.
Sau khi ngân hàng phát hiện, cảnh sát điều tra ra một nhân viên ngân hàng Malaysia và chồng đã lên âm mưu và ăn cắp số tiền này từ bốn hành khách trên chuyến bay MH370.
Cặp đôi này đã bị giam giữ từ thứ năm và cảnh sát cũng đang tìm kiếm kẻ tình nghi khác, một người đàn ông Pakistan, cũng là người tình nghi, người này được cho là đã nhận được một phần tiền thông qua chuyển giao trực tuyến vào tài khoản của họ.
Trưởng Công an tại Kuala Lumpur Zainuddin Ahmad cho biết họ tin rằng người đàn ông vẫn còn ở sống ở Malaysia và từ chối nêu tên ngân hàng, nơi người phụ nữ làm việc 10 năm qua và cùng chồng thực hiện hành vi ăn cắp, theo news.com.au .
“Cũng như các trường hợp khác, tất cả vẫn đang được điều tra một cách hoàn chỉnh hơn” ông Zainuddin nói với AFP.
The Mirror, nhân viên ngân hàng 33 tuổi và chồng bà bị điều tra sau khi một người quản lý nhận thấy hoạt động rút tiền đáng ngờ tại một chi nhánh Kuala Lumpur.
Một ngân hàng ở Kuala Lumpur, Malaysia, đã báo cáo sự khác biệt rõ ràng trong tài khoản của họ vào ngày 18/7, trước khi nộp đơn khiếu nại cảnh sát, Trợ lý Ủy viên đến bộ phận điều tra tội phạm Izany Abdul Ghany tiết lộ.
Theo Xahoi
3 sinh viên Nigeria vừa đến Việt Nam từ tâm dịch Ebola
3 sinh viên người Nigeria đến từ tâm dịch Ebola vừa tới Việt Nam được khuyến cáo tránh tiếp xúc với người xung quanh.
Tại buổi làm việc chiều muộn hôm nay (14/8) tại Văn phòng đáp ứng khẩn cấp (EOC), GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế cùng các các chuyên gia của WHO, USCDC và Sở Y tế Hà Nội đã đi kiểm tra trực 3 sinh viên người Nigeria (một trong 4 nước đang có dịch Ebola) vừa tới Việt Nam.
Bộ Y tế cho biết, ba sinh viên người Nigeria nhập cảnh vào Việt Nam để theo học trường Đại học FPT tại Hà Nội. Trong 3 sinh viên đến từ Niegira có 2 sinh viên nhập cảnh ngày 8/8 và 1 sinh viên nhập cảnh ngày 31/7.
Bộ Y tế đo thân nhiệt cho sinh viên người Nigeria
Theo Bộ Y tế, hiện tại sức khỏe của 3 sinh viên người Nigeria bình thường. Cả 3 người đến từ tâm dịch đều được Sở Y tế Hà Nội kiểm tra sức khỏe hàng ngày kể từ ngày nhập cảnh, được tư vấn về bệnh Ebola và cách dự phòng.
"3 người này được khuyến cáo nghỉ ngơi tại nhà, tránh tiếp xúc với người xung quanh và tự theo dõi sức khỏe bản thân và phải thông báo ngay cho cán bộ y tế khi có các biểu hiện như: Sốt, đau đầu, nôn, tiêu chảy, xuất huyết", Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long chỉ đạo Sở Y tế Hà Nội và Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội phối hợp với trường Đại học FPT thực hiện các biện pháp giám sát, theo dõi chặt chẽ 3 sinh viên người vừa mới nhập cảnh vào Việt Nam.
Thứ trưởng Long cũng yêu cầu theo dõi các trường hợp khác đến từ Nigeria và các quốc gia đang có dịch, tư vấn các biện pháp theo dõi sức khỏe và chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp cách ly, phòng chống dịch trong trường hợp cần thiết.
3 sinh viên người Nigeria vừa đến Việt Nam từ tâm dịch Ebola
Bộ Y tế cho biết, tại buổi làm việc, Sở Y tế Hà Nội và y tế trường cán bộ y tế theo dõi sức khỏe hàng ngày, phát nhiệt kế, tự theo dõi nhiệt độ cơ thể đến khi hết 21 ngày kể từ khi xuất cảnh.
Đến nay, Sở Y tế Hà Nội đã thiết lập 2 số điện thoại thường trực tư vấn và tiếp nhận thông tin về dịch bệnh trong đó có bệnh Ebola, cụ thể: 0969.082.115; 094.9396115
Để chủ động phòng chống dịch bệnh Ebola, Bộ Y tế khuyến cáo các trường hợp về Việt Nam từ các nước Nigeria, Guinea, Liberia, Sierra Leone, cần thực hiện các biện pháp sau trong vòng 21 ngày. Khai báo cho cơ quan y tế gần nhất để được theo dõi, tư vấn các biện pháp kiểm tra sức khỏe và phòng bệnh. Hạn chế tiếp xúc gần với những người khác.Thường xuyên thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng.Tự theo dõi nhiệt độ và tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ ngày xuất cảnh, nếu có dấu hiệu sốt, mệt mỏi, đau cơ, đau đầu, đau họng, tiêu chảy, phát ban... cần th ông báo ngay cho cơ quan y tế để được tư vấn hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra sức khỏe.
Theo Khampha
Việt Nam không cần nhờ nước ngoài xét nghiệm Ebola Viện Phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương khẳng định, Việt Nam có đầy đủ năng lực phát hiện virus chết người Ebola. Hiện nay số người tử vong do virus Ebola tại châu Phi đã lên đến 1000 người. Bộ Y tế lo ngại, virus Ebola có thể tràn vào Việt Nam. Đến thời điểm này, nhiều người lo ngại dịch...