Non thiêng Yên Tử ngày xuân
Khu Di tích và Rừng Quốc gia Yên Tử, nơi khởi nguồn của Phật giáo Việt Nam là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của cả nước.
Vào mỗi dịp đầu xuân năm mới, khách thập phương lại tìm đến non thiêng Yên Tử để thưởng ngoạn cảnh đẹp và cầu chúc cho gia đình năm mới bình an.
Đặc biệt từ ngày mùng 1 (25/1) đến mùng 3 (27/1) Xuân Canh Tý 2020, Yên Tử đã đón trên 25.000 lượt khách trong nước và quốc tế về hành hương, tham quan vãn cảnh, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019.
Du khách hành hương về Yên Tử.
Hệ thống cáp treo với 2 tuyến cáp đã sẵn sàng, đảm bảo để du khách không phải chờ đợi.
Ban Quản lý Di tích và Rừng quốc gia Yên Tử phối hợp với Công ty CP Phát triển Tùng Tâm bố trí đội ngũ hướng dẫn viên dọc tuyến đường từ chân núi lên chùa Đồng.
Tuyến đường di chuyển hành hương đi bộ từ khu vực chùa Giải Oan đến chùa Đồng được sửa chữa, bảo dưỡng và có đủ hệ thống điện chiếu sáng, biển chỉ dẫn, hệ thống lan can nhằm đảm bảo an toàn cho du khách.
Du khách tham quan, chiêm bái tại khu đặt tượng đài Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Chùa Đồng trên đỉnh non thiêng Yên Tử, đích đến của hầu hết phật tử, du khách.
Ngoài tham quan, vãn cảnh chùa, tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, du khách còn được xem biểu diễn nghệ thuật tại khu làng hành hương thuộc Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử.
Video đang HOT
Du khách tham gia dịch vụ cưỡi ngựa tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm Yên Tử.
Gia đình chị Phạm Thị Diệu Thúy (Hà Nội) đã lựa chọn 2 ngày nghỉ Tết nguyên đán tại khu nghỉ dưỡng Legacy Yên Tử.
Yên Tử được quy hoạch gọn gàng, rộng rãi để du khách có không gian chiêm ngưỡng cảnh sắc đẹp bình yên nơi đất Phật.
Quảng Ninh Portal
Theo dulich.petrotimes.vn
Đặc sắc những phiên chợ Chiang Mai
Du lịch Chiang Mai, ngoài cảm giác bình yên khi tham quan và tìm hiểu truyền thống lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của thành phố này tại rất nhiều ngôi chùa cổ kính, những di tích thành cổ được bảo tồn, bạn cũng có thể cảm nhận cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây qua những phiên chợ.
Thực phẩm bày bán sạch sẽ và vô cùng bắt mắt. Người bán hàng thân thiện với nụ cười thường trực.
Chiang Mai có rất nhiều chợ phục vụ sinh hoạt hằng ngày của hơn nửa triệu dân bản xứ cùng rất đông du khách. Giống như các thành phố du lịch khác, Chiang Mai cũng có những khu chợ đêm, bày bán đủ các mặt hàng tiêu dùng, lưu niệm, thủ công, mỹ nghệ đến ẩm thực như chợ đêm Bazaar, chợ đêm thứ bảy, hay chợ Waroro, Su Thep, chợ cổng cổ Chiang Mai...
Nhưng có ba phiên chợ, du khách nên trải nghiệm để hiểu thêm về văn hóa, làng nghề, nông nghiệp, ẩm thực của người dân bản địa và cách làm du lịch từ chợ phiên. Đó là chợ hoạt động 24 giờ Mueang Mai, chợ nông sản Jing Jai, và chợ hoa Tonlamyai. Và hơn thế, tham quan, mua bán và thưởng thức ẩm thực tại các điểm chợ này để hiểu vì sao nông nghiệp Thái Lan trở thành ngành kinh tế chấn hưng đất nước, và vươn lên vị trí hàng đầu thế giới, để mơ ước về một nền nông nghiệp phát triển, có sự kết hợp yếu tố truyền thống và hiện đại.
Đến những phiên chợ "quê" trong lòng thành phố Chiang Mai để thấy người nông dân Thái Lan chuyên nghiệp ngay từ thái độ ứng xử với sản phẩm mình làm ra và cách giao thiệp với khách hàng trong quan hệ bán - mua. Đó là sự trân trọng mang lại nhiều thiện cảm.
Chợ nông sản Jing Jai (Jing Jai farmers market) chỉ mở cửa hai ngày cuối tuần, từ 7 giờ sáng tới chiều muộn. Đây thực sự là phiên chợ của sáng tạo và dẫn dắt cảm xúc. Gọi là chợ nông sản, hay đúng hơn là chợ của người nông dân, nhưng du khách có thể tìm thấy những khu hàng thủ công mỹ nghệ, những sản phẩm làm tay với gu thẩm mỹ tinh tế từ đồ lưu niệm tới hàng thời trang, từ hàng nông sản tươi sống đến khu ẩm thực, tất cả đều được nhìn nhận, sắp đặt, phục vụ dưới con mắt nghệ thuật và thái độ trân trọng. Một khu chợ mà như không phải chợ, giống như những gian trưng bày sản phẩm. Khách thoải mái hỏi han, trả giá, dù có mua hay không ngay từ khi người bán còn chưa kịp mở hàng. Đặt biệt nhất, Jing Jai là phiên chợ hoàn toàn bán sản phẩm hữu cơ - organic và khuyến khích không sử dụng túi nilon.
Một loại bánh đặc sản được làm tại chỗ, nóng hổi.
Khu ăn uống dùng chung cho tất cả mọi hàng quán trong chợ. Mọi người dùng bữa xong, tự dọn sạch bàn ăn mới đứng lên.
Thưởng thức cafe gánh là một trải nghiệm thú vị.
Hàng nông sản được bảo đảm tiêu chuẩn sạch và chăm chút trước khi đưa tới khách hàng.
Khác với chợ Jing Jai, Mueang Mai giống như chợ đầu mối hoạt động cả ngày lẫn đêm, với đủ các mặt hàng nhu yếu phẩm từ khô đến tươi sống. Điều đặt biệt là chợ bán buôn nhưng hàng quán được bố trí, bày biện, bao gói rất sạch sẽ và ngăn nắp. Khách du lịch và người dân có thể tìm thấy các loại rau, củ, quả tươi ngon, các loại gia vị bếp ăn kiểu Thái từ phiên chợ này. Tại đây có những sản phẩm có kích thước "quá khổ" như bầu, bí, cà tím, mướp đắng, ớt chuông... mà có thể bạn chưa thấy bao giờ.
12 giờ đêm tại chợ Mueang Mai, người bán hàng có thể ngủ ngay tại sạp, mua bán vẫn diễn ra khi cần.
Người bán hàng vô cùng thân thiện, dù khách có mua hay không.
Sản phẩm tươi ngon, bắt mắt.
Khu chợ bán cả ngày lẫn đêm. Giá bán được niêm yết công khai, tuy nhiên khách vẫn có thể trả giá.
Sản phẩm "khổng lồ".
Và đừng lười biếng ngủ thêm, nếu bạn muốn trải nghiệm chợ hoa buổi sớm. Khi thành phố còn đang mơ màng thì khu chợ đã ngập tràn sắc màu. Ở đây không chỉ bán buôn, bán lẻ các loại hoa thông thường, mà còn được ngắm người dân tết hoa phục vụ lễ hội và đi chùa. Những tràng hoa được tết cầu kỳ, mang nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người dân đất Phật. Đến, trải nghiệm và cảm thấy bình yên.
Hoa được tết tỉ mỉ để phục vụ lễ chùa.
Trải nghiệm chợ hoa khi thành phố còn yên giấc ngủ.
TIỂU PHƯƠNG - TÙNG LÊ
Theo nhandan.com.vn
Thiền Viện Trúc Lâm- Nơi du khách không thể quên khi tới Đà Lạt Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng, mà còn là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất cả nước, là điểm tham quan và chiêm bái...