Non nước Cao Bằng ‘vùng xanh’ vắng bóng Covid
Miền non nước Cao Bằng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, nơi cội nguồn cách mạng và sở hữu các danh lam, thắng cảnh đẹp, cùng nhiều điểm đến lịch sử – văn hóa nổi tiếng.
Hiện đây là nơi duy nhất ở Việt Nam chưa có ca Covid-19.
Theo chân người Dao Tiền thu hoạch tổ ong rừng khổng lồ Cao Bằng bảo vệ môi trường để phát triển du lịch Thang Hen – Hồ trên núi
Tỉnh Cao Bằng có diện tích tự nhiên hơn 6.700 km2, trong đó có tới 90% là đất rừng núi. Được che phủ bởi rừng, vì thế không khí ở đây trong sạch, đặc biệt ở các vùng nông thôn. Ẩn chứa những dấu tích lịch sử trên 500 triệu năm của Trái Đất, cùng với trên 130 điểm di sản được xếp hạng, trong đó, nhiều điểm di sản có giá trị tầm cỡ quốc tế, năm 2018, công viên địa chất Non nước Cao Bằng đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Tính tới chiều 13/8, đây vẫn là địa phương duy nhất cả nước chưa có ca mắc Covid-19. Là một điểm đến an toàn và hấp dẫn, chắc chắn Cao Bằng sẽ thu hút du khách ngay khi hoạt động du lịch được nối lại, trong điều kiện cho phép.
Pác Bó – Suối nguồn cách mạng
Trong 7 tỉnh của Việt Nam giáp ranh với Trung Quốc thì Cao Bằng có đường biên giới dài nhất, hơn 333 km. Phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc). Trong đó, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó nằm ở biên giới Việt – Trung, nơi vinh dự đón Bác Hồ trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước để gây dựng phong trào cách mạng. Tại đây, du khách sẽ được ngắm nhìn núi Các Mác hùng vĩ, suối Lê Nin xanh trong, cùng hệ thống các di tích về cuộc đời, sự nghiệp hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng thời kỳ 1941 – 1945.
Thác nước đẹp nhất vùng biên
Video đang HOT
Cách thành phố Cao Bằng 92 km về hướng Đông, thác Bản Giốc nằm giữa biên giới Việt – Trung. Đây được xem là một trong những tặng vật vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho Cao Bằng. Với độ cao 35 m, rộng 300 m, chia thành 3 tầng, thác Bản Giốc là một trong những thác nước tự nhiên lớn nhất Đông Nam Á, top 4 thác nước lớn nhất nằm trên đường biên giới giữa hai quốc gia, top 10 thác nước đẹp kỳ vĩ nhất thế giới. Thác nằm ở xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, bắt nguồn từ dòng sông Quây Sơn.
Vào mùa này, những khối nước lớn đổ xuống qua nhiều tầng đá, cuồn cuộn tuôn chảy như những dải lụa trắng lấp lánh, uốn lượn mềm mại giữa sắc xanh bạt ngàn của núi rừng. Tại đây, du khách có thể trải nghiệm dịch vụ cưỡi ngựa trên bãi cát và ngồi thuyền khám phá cảnh quan.
Kỳ vĩ Mắt Thần Núi
Thiên nhiên đã ban tặng cho Cao Bằng một điểm di sản vô cùng độc đáo nằm giữa một thung lũng đẹp tựa thảo nguyên du mục và những hồ nước xanh ngát cả một vùng trời – đó là Mắt Thần Núi. Vào mùa mưa, nước hồ Nặm Chá dưới chân núi Mắt Thần dâng cao, làn nước xanh như ngọc. Đây là điểm du lịch lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn khi đến với Cao Bằng.
Cảnh quan điểm di sản Mắt Thần Núi
Vùng núi diệu kỳ Phja Oắc – Phja Đén
Với đỉnh Phja Oắc cao 1.931m so với mặt biển, Vườn Quốc gia Phja Oắc – Phja Đén là bức tranh hùng vĩ và thơ mộng, ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của tự nhiên. Mùa xuân, hoa đỗ quyên rực nở bừng sáng cả khu rừng già. Hạ về, cẩm tú cầu xanh mát như chào đón du khách thập phương. Thu sang, những biển mây trắng, mây vàng, đỏ cam chuyển màu huyền ảo ôm lấy những ngọn núi. Đông tới, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bông hoa tuyết phủ đầy dãy núi, nhành cây.
Cắm trại bên dòng Quây Sơn – Trùng Khánh.
Đến với miền Non nước Cao Bằng, du khách còn có dịp khám phá nhiều di sản địa chất, danh lam thắng cảnh khác như: sông Quây Sơn, đèo Khau Cốc Chà, động Dơi, hồ Bản Viết, bãi tình Thanh Long, thác Hoa, thác Cò Là, cao nguyên Luốc Đắc, đồi cỏ Phiêng Mường (Bảo Lâm), đồi thông Nguyên Bình, đồi thông Vinh Quý (Hạ Lang)…
Không chỉ là nơi được thiên nhiên ưu đãi, vùng đất Cao Bằng còn lưu giữ nhiều nét Văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em. Đến với Cao Bằng, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc qua trải nghiệm du lịch cộng đồng tại các bản làng; tìm hiểu văn hóa, trang phục, làng nghề truyền thống; khám phá các lễ hội, chợ phiên đặc trưng miền biên viễn; đắm mình trong những điệu then, câu lượn, cùng hệ thống dân ca, dân vũ đặc sắc và thưởng thức những món ăn dân dã đậm đà hương vị núi rừng.
Ngay từ những ngày đầu chống dịch, Cao Bằng đã tổ chức kiểm soát tốt đường biên giới, không để dịch bệnh lây lan từ phía Trung Quốc. Thời gian qua, các lực lượng chức năng vẫn duy trì tốt sự tập trung, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở và nhân dân trong việc phát giác các công dân, các đối tượng từ vùng dịch trở về để khẩn trương cách ly.
Từ ngày 24/7/2021, tỉnh Cao Bằng đã ngừng đón khách du lịch ngoại tỉnh; đồng thời, kiểm soát chặt chẽ các tuyến giao thông vào địa bàn, duy trì 8 trạm kiểm soát, phòng, chống dịch Covid-19 tại các cửa ngõ ra, vào tỉnh để phân luồng, giám sát, quản lý chặt chẽ người và phương tiện vận tải lưu thông trên địa bàn tỉnh; tăng cường tầm soát các điểm tập trung đông người, các nhà hàng, các điểm giao lưu lớn như: bến xe, cửa khẩu, nơi công cộng… tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng để nâng cao sức đề kháng cho nhân dân. Ngành du lịch Cao Bằng sẽ mở cửa đón khách khi có chỉ đạo mới.
Về nơi đầu nguồn Pác Bó
Cụm di tích lịch sử suối Lê Nin - hang Pác Bó ở Cao Bằng là một địa điểm du lịch được rất nhiều du khách gần xa yêu mến.
Đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn để sinh sống và làm việc sau khi trở về nước.
Cách thành phố Cao Bằng 52 km về phía Bắc là Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó thuộc địa phận xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Pác Bó - tiếng Tày-Nùng có nghĩa là "đầu nguồn", là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt bước chân đầu tiên trở về Tổ quốc sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước. Trong những ngày sống và làm việc tại đây, dấu chân Bác đã in khắp chốn. Suối Lê Nin trong vắt như một dải lụa uốn lượn dưới chân núi Các Mác hùng vĩ. Dòng suối hiền hòa xanh màu ngọc bích tuôn chảy từ đầu nguồn Pác Bó được người dân bản địa gọi là suối Giàng hay Dòng Trừng.
Cửa hang Cốc Bó.
Du khách ấn tượng với hang Pác Bó (còn gọi là hang Cốc Bó), nơi tấm phản gỗ Bác nằm nghỉ còn đó với bếp lửa sưởi ấm hang lạnh hay bàn đá nơi Bác ngồi làm việc, tảng đá Bác ngồi câu cá... Hang có diện tích 80m2, cửa hang chỉ vừa cho một người đi vào. Ngay cửa hang có dòng chữ 8/2/1941 do chính tay Bác khắc lên để đánh dấu mốc thời gian Bác đến đây sinh sống.
Chị Nông Thị Trà My, thuyết minh viên tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó giới thiệu: "Tại đây có 2 tên gọi là Pác Bó và Cốc Bó - 2 tên gọi này có ý nghĩa na ná như nhau. Pác Bó theo tiếng địa phương là miệng nguồn, Cốc Bó là đầu nguồn. Pác Bó là tên địa danh, khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó. Còn Cốc Bó là tên hang của đầu nguồn và chính là hang mà Bác Hồ đã ở đây".
Di tích nơi Bác Hồ thường ngồi câu cá.
Đến với nơi đây, du khách không chỉ có cơ hội tìm hiểu một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và cách mạng Việt Nam mà còn được dịp chiêm ngưỡng bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Và vì sao Bác lại chọn Pác Bó, Cao Bằng mà không phải là địa phương khác để trở về lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam thì được chị Nông Thị Trà My, thuyết minh viên tại Di tích lịch sử Pác Bó cho biết thêm: "Sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước, ban đầu Người định chọn về nước theo 3 hướng, hướng thứ 1 là hướng Lào Cai, hướng thứ 2 là hướng Đồng Đăng - Lạng Sơn và hướng thứ 3 là hướng Cao Bằng.
Vào cuối năm 1940, Trung ương Đảng đã cử 3 đồng chí là các đồng chí Phùng chí Kiên, Hoàng Văn Thụ và Đặng Văn Cát lên Cao Bằng kiểm tra phong trào cách mạng ra nước ngoài báo cáo và đón Bác trở về. Ngày sau khi nghe đồng chí Hoàng Văn Thụ báo cáo tình hình quốc tế trong nước cũng như phong trào cách mạng ở Cao Bằng, đặc biệt là núi rừng ở Pác Bó, Bác đã đưa ra nhận định: căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng ta...
Và từ nhận định quan trọng này, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã quyết định chọn Pác Bó Cao Bằng làm nơi đầu tiên để trở về, trực tiếp chèo lái con thuyền Việt Nam. Đối với Bác thì Pác Bó thuận đường tiến, tiện đường lui của Người".
Du khách tham quan Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó
Đến với Pác Bó, du khách còn có thể mua sắm sản vật của địa phương tại các gian hàng của người dân bản địa. Các sản vật mang đậm đà hương sắc của miền non nước Cao Bằng như: bánh khảo, nấm hương, miến dong, măng khô, rau ngót rừng...Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ cùng các điểm di tích mang đậm dấu ấn lịch sử, Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó là niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây.
Những trải nghiệm thú vị không thể bỏ qua khi du lịch Pác Bó Là một xóm nhỏ biên giới thuộc xã Trường Hà (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), Pác Bó là địa điểm hấp dẫn du khách mỗi khi đến với Cao Bằng. Tới Pác Bó vào thời gian nào trong năm, du khách đều có thể trải nghiệm những điều thú vị riêng biệt chỉ có ở nơi đây. Tìm hiểu về lịch sử...