Nơm nớp sợ đi tù sau khi mua dâm ở nước ngoài
Quá quen thuộc đến nhàm chán với những cuộc chơi bời trong nước, anh Nguyễn D. (29 tuổi, trú tại TP.Hồ Chí Minh) rủ đám bạn ra nước ngoài “xả xui” trong các sòng bài, rồi sà vào “phố đèn đỏ” vui vẻ cùng em út.
Được thoải mái thực hiện các hành vi vốn bị pháp luật trong nước cấm đoán nên tâm lý ai nấy đều phấn khích. Tuy nhiên, sau phút thăng hoa, khi trở về nước anh D. lại nghẹt thở vì nỗi lo phạm pháp. Vậy trường hợp nào thì những hành vi tuy được nước ngoài cho phép nhưng lại bị truy cứu trách nhiệm bởi pháp luật hình sự trong nước?
“Phố đèn đỏ” công khai ở nhiều nước Châu Á.
Xuất ngoại “đổi gió”
29 tuổi, Nguyễn D. dường như có trong tay tất cả với một gia đình hạnh phúc, vợ đẹp con ngoan và khối tài sản khổng lồ được thụ hưởng từ người cha vốn là một “đại gia” trong ngành xây dựng. Vài năm nay bất động sản đóng băng, thị trường xây dựng cũng trầm lắng nhưng công ty của cha mẹ anh vẫn làm ăn phát đạt. D. lấy đó làm mừng vì thấy thời buổi lạm phát nhưng các khoản “sinh hoạt phí” được cha mẹ chu cấp cho gia đình anh vẫn đầy đủ.
Hai trò tiêu khiến mà D. “nghiền” nhất là kiều nữ và sòng bài. Người ta bảo “đen bạc, đỏ tình” nhưng với D. thì cả hai vấn đề này không hề có sự mâu thuẫn đối kháng. Với D., cả “bạc” và “tình” luôn luôn song hành và hỗ trợ lẫn nhau, mang lại niềm vui bất tận cho anh.
Để tìm cảm giác mới lạ, D. ra nước ngoài vừa là du lịch, thăm thú vừa “đổi gió” các ngón ăn chơi cho đời thêm tươi mới. Điều mà D. mừng nhất là ở hai “món” sở trường của anh là đánh bạc và chân dài thì ở một số nước đều không cấm đoán nên anh thoải mái sang đó để xả xui.
Nghẹt thở lo phạm pháp
Video đang HOT
D. kể, anh đã từng sang Campuchia, Singapore đánh bạc, có lần được nhưng cũng có lần thua. Có điều, được hay thua đối với anh không thành vấn đề, điều quan trọng nhất là anh có cảm giác thoải mái vì được chơi tới bến. Còn về cái khoản “em út”, D. thú nhận anh hay sang Thái Lan “đổi gió” vì “phố đèn đỏ” ở nước này hoạt động khá công khai. Nếu như trước kia đi đâu D. cũng phải mang theo “hàng xách tay” thì gần đây anh đã dám mạo hiểm dùng luôn “hàng” bên đó. Tất nhiên D. vẫn phải cẩn thận nhờ “đệ tử ruột” bên đó “tuyển” cho những cô trẻ đẹp, bảo đảm. D. bảo đúng là “có tiền mua tiên cũng được”, dù là ra nước ngoài nhưng nếu yêu cầu người phục vụ là con gái Việt Nam cũng được đáp ứng ngay.
Trong số những cuộc tình chớp nhoáng kiểu “bóc bánh trả tiền” đó, D. có cảm tình đặc biệt với một cô gái trẻ tên Nhung, quê ở Hậu Giang. Dương chỉ biết sơ sơ Nhung chưa đủ 18 tuổi, thậm chí theo D. đoán thì cô gái này chỉ độ 15 tuổi. D. không hiểu bằng con đường nào khiến Nhung lại “lỡ bước sa chân” làm cái nghề mua vui cho khách làng chơi nơi đất khách quê người? Có lần anh gạn hỏi điều này thì Nhung chỉ khóc. Nước mắt người đẹp khiến D. muốn nổi máu anh hùng cứu mỹ nhân nhưng suy nghĩ kỹ lại thôi.
Không phải D. lo khả năng tài chính không giúp được Nhung, cũng không phải anh lo sợ không thu xếp được chuyện gia đình, vì vợ anh cũng đã quá quen và hiểu bản tính chồng mình, dù đi đâu nhưng vẫn coi vợ con là số 1. Nhưng điều anh lo lắng nhất là ngộ nhỡ khi “cứu” Nhung về nước sẽ làm phát lộ hành vi mua dâm của anh ở nước ngoài, rất có thể anh sẽ bị công an “sờ gáy”.
D. băn khoăn không biết hành vi đánh bạc, mua dâm mà mình thực hiện ở nước ngoài một cách hợp pháp nhưng lại trái pháp luật trong nước thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự ở trong nước hay không? Trường hợp nào thì việc ra nước ngoài đánh bạc, mua dâm vẫn bị truy cứu trách nhiệm bởi pháp luật hình sự trong nước?
(Tên nhân vật đã thay đổi)
Để làm rõ hơn những vướng mắc pháp lý trong tình huống này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Hằng Nga (Đoàn Luật sư Hà Nội).
Thưa Luật sư, xin bà cho biết người Việt Nam ra nước ngoài đánh bạc, mua dâm thì có phạm pháp?
-Theo Điều 6 Bộ luật Hình sự (BLHS) thì công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam. Như vậy, một hành vi phạm pháp dù diễn ra ở nước ngoài nhưng vẫn có thể bị xử lý hình sự ở trong nước.
Việc người Việt Nam ra nước ngoài đánh bạc có dấu hiệu phạm tội “Đánh bạc” theo Điều 248 BLHS. Tuy nhiên, hành vi đánh bạc chỉ coi là phạm pháp khi được thực hiện với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. Đối với những quốc gia không cấm người nước ngoài đánh bạc thì người Việt Nam đánh bạc tại đây không bị coi la vi pham phap luât (không trái phép), nên không thuộc trường hợp quy định tại Điều 248 BLHS. Chỉ trường hợp đánh bạc tại một nước cấm đánh bạc thì họ mới có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tương tự, hành vi của công dân Việt Nam ra nước ngoài mua dâm ở những nước cho phép kinh doanh thương mại tình dục cũng sẽ không bị coi là phạm pháp. Ở Việt Nam, hành vi mua dâm không cấu thành tội phạm mà chỉ vi phạm trật tự an toàn xã hội nên chỉ bị xử phạt hành chính. Nó chỉ cấu thành tội phạm nếu mua dâm người chưa thành niên.
Vậy trường hợp nào thì những hành vi này bị xử lý hình sự bởi tòa án trong nước?
BLHS quy định một hành vi phạm pháp ở nước ngoài “có thể” bị xử lý tại Việt Nam. Tuy nhiên, muốn truy cứu trách nhiệm hình sự thì cơ quan tố tụng phải có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Theo tôi việc thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm trong những trường hợp này tương đối khó. Thường thì chỉ những trường hợp đánh bạc với người trong nước, hoặc mua dâm trẻ vị thành niên là người Việt Nam mà họ về nước tố cáo thì cơ quan chức năng mới có thể xử lý. Hoặc trường hợp đối tượng ra nước ngoài đánh bạc, mua dâm là công chức, Đảng viên thì họ sẽ phải chịu hình phạt khiển trách, kỷ luật vì vi phạm đạo đức, lối sống công chức, vi phạm Điều lệ Đảng.
Vậy người nước ngoài mà ở nước họ được phép đánh bạc, mua dâm, nay họ vào Việt Nam thực hiện những hành vi này liệu có phạm pháp không, thưa bà?
- Đối với hành vi đánh bạc, nước ta có những casino dành riêng cho người nước ngoài nên nếu họ đánh bạc trong khu vực này thì không phạm tội. Chỉ khi người nước ngoài đánh bạc trái phép thì mới bị xử lý theo Điều 248 BLHS. Vì BLHS quy định áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bất kể đó là người trong nước hay người nước ngoài.
Về hành vi mua dâm, như trên tôi đã phân tích, chỉ khi mua dâm người chưa thành niên thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong các tội “Hiếp dâm trẻ em” nếu mua dâm người dưới 13 tuổi; phạm tội “Giao cấu với trẻ em” nếu mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; hoặc phạm tội “Mua dâm người chưa thành niên” nếu mua dâm người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
Xin cảm ơn luật sư!
Theo Dantri
Bảo hiểm xã hội TPHCM khởi kiện 100 doanh nghiệp
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TPHCM vừa chính thức cho biết, từ đầu năm 2014 đến nay do có rất nhiều doanh nghiệp không đóng BHXH cho người lao động. Và cơ quan này buộc phải khởi kiện khoảng 100 doanh nghiệp ra tòa.
Xét xử một doanh nghiệp nợ BHXH ở huyện Bình Chánh. Ảnh: P.T
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp dù đã có đơn kiện từ lâu nhưng chưa xử được như: Công ty TNHH Thiết bị điện V.N.E.C (K300, đường Cộng Hòa, Tân Bình) nợ hơn 235 triệu đồng; công ty CP Sông Hồng Sài Gòn nợ BHXH số tiền hơn 230 triệu đồng... bởi còn vướng thủ tục tại các tòa án cấp quận, huyện.
Nguyên nhân chính được xác định là do Bộ luật lao động 1994 quy định các tranh chấp của cơ quan BHXH là tranh chấp lao động. Đến Bộ luật lao động 2012 lại không quy định như vậy nên TAND TP xác định các tranh chấp của cơ quan BHXH là tranh chấp dân sự. Dẫn đến các tòa án quận, huyện có nhiều cách hiểu khác nhau.
Liên quan đến vấn đề này ông Nguyễn Đăng Tiến - Phó Giám đốc BHXH TP - đã có công văn 650/BHXH-THU gửi TAND TP nêu rõ: "Hiện nay, Tòa các quận, huyện tạm ngưng tiếp nhận đơn kiện của cơ quan BHXH dẫn đến tình trạng doanh nghiệp vi phạm pháp luật chậm bị xử lý, ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ BHXH cho người lao động. Vì vậy đề nghị Chánh án tòa TP chỉ đạo quận huyện tiếp tục tiếp nhận đơn, xét xử các doanh nghiệp vi phạm như trước đây". Dù vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi hiện nay vẫn chưa thấy có hướng dẫn mới nhất của Tòa TP về vấn đề này.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên BHXH TPHCM khởi kiện doanh nghiệp vi phạm, trốn đóng bảo hiểm ra tòa. Riêng năm 2013 cơ quan này đã khởi kiện tới 1.228 doanh nghiệp ra tòa, thu hồi hàng trăm tỉ đồng giải quyết quyền lợi cho người lao động.
Phạm Thọ - Việt Khuê
Theo Dantri
Đề nghị cách chức Phó Chánh án tòa án tỉnh nghi "chạy án" Trên cương vị thẩm phán đến Phó chánh án TAND tỉnh Phú Yên, nhưng ông Nguyễn Văn Tào lại mắc nhiều khuyết điểm, vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng, về nội dung bản án... mà dư luận cho là "chạy án". Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên vừa công bố kết quả kiểm tra dấu hiệu Đảng...