Nokia sa thải 4000 nhân viên, giao Symbian cho Accenture
Hôm qua (27/4) Nokia công bố họ sẽ di chuyển 3.000 nhà phát triển Symbian sang công ty Accenture và sa thải 4.000 nhân viên khác đi kèm một chương trình an sinh xã hội lâu dài để giúp họ vượt qua những khó khăn ban đầu.
Nokia dự định có một cuộc tái tổ chức lớn và việc di chuyển 3.000 nhà phát triển Symbian đến công ty đối tác Accenture là một phần của kế hoạch đó. Khoảng 4.000 nhà phát triển khác(chủ yếu là bộ phận nghiên cứu và phát triển Symbian và MeeGo) sẽ bị sa thải trong giai đoạn từ nay đến năm 2012.
Accenture là một công ty tư vấn quản lí, dịch vụ công nghệ và gia công phần mềm lớn trước đây đã làm việc với Nokia. Công ty này bây giờ là mái nhà mới của 3.000 nhà phát triển Symbian, họ sẽ tiếp tục làm việc trên nền tảng này và các phiên bản trong tương lai của nó. Đây không phải là dấu chấm hết của Symbian bởi Nokia vẫn có kế hoạch sản xuất hơn 150 triệu điện thoại thông minh dùng Symbian trong những năm sắp tới. Accenture cũng là một đối tác chính của Nokia về giải pháp phần mềm cho phát triển WP7 trong tương lai.
Việc công bố mối quan tâm lớn tiếp theo của Nokia là 4.000 nhân viên trên khắp thế giới sẽ bị sa thải vào cuối năm 2012. Khoảng 1400 người sẽ bị sa thải từ Nokia Phần Lan. Các địa điểm nghiên cứu và phát triển (R&D) trên toàn thế giới sẽ thay đổi chiến lược để phù hợp với kế hoạch mới và mục tiêu của công ty – dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh với những sản phẩm sử dụng windows phone 7.
Video đang HOT
Có một số tin tốt cho các nhân viên không may mắn – Nokia sẽ chịu trách nhiệm để giúp đỡ những người này tìm một công việc mới với một chương trình xã hội đặc biệt. Chương trình này sẽ giúp các nhân viên cũ tìm một công việc ở một công ty tương tự hoặc trong chính Nokia, bắt đầu kinh doanh riêng hoặc tiếp tục sự nghiệp trong công ty khác thông qua các chương trình tài trợ, học bổng.
Theo Thông Tin Công Nghệ
Hệ điều hành cũ: Vàng son một thủa
Không có những con số về doanh thu ấn tượng, không có mặt trong cuộc đua "tam mã" iOS, Android và Windows phone 7, những hệ điều hành mang tên Rim, Palm, Symbian vẫn được giới công nghệ và một số người dùng đặc biệt quan tâm.
Có thể Rim, Palm hay Symbian không còn những ngày vàng son của cách đây nhiều năm nhưng tình cảm của người dùng cũng như nỗ lực của nhà sản xuất đã khiến cho những hệ điều hành này đến nay vẫn tồn tại, phát triển và gắn bó với một số lượng người dùng nhất định.
Symbian vẫn có chỗ đứng nhất định
Từng là đứa con cưng của Nokia và đã thống trị thị trường smartphone trong suốt thời gian dài, đến nay, Symbian tuy đã già cỗi nhưng vẫn sẽ là hệ điều hành chủ lực của Nokia trong cuộc cạnh tranh ở phân khúc thấp và tầm trung. Tại thị trường Việt Nam, người dùng vẫn có những tình cảm hết sức tốt đẹp với Nokia và hệ điều hành Symbian. Thậm chí với một số người dùng bảo thủ, họ chỉ một lòng một dạ với Symbian của Nokia với lý do giao diện thân thiện, quen dùng và đó là một tên tuổi quá lớn ở thị trường trong nước.
Do vậy, mặc dù mới bắt tay cùng Microsoft để phát triển Windows phone 7 hay tập trung phát triển Meego cho điện thoại Nokia nhưng Nokia vẫn phải duy trì phát triển Symbian. Vì nếu từ bỏ Symbian có nghĩa là từ bỏ lượng lớn người dùng thân thiết, Nokia chắc chắn không làm như thế. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng Symbian trong cuộc chiến phân khúc thấp và tầm trung. Cùng thời gian này, đẩy mạnh và sớm ra mắt Nokia dùng Windows phone 7 hay Meego để người dùng có thêm nhiều lựa chọn, đồng thời tạo sức mạnh canh tranh với các đối thủ đang vươn lên.
Rim- hệ điều hành ưa chuộng của doanh nhân trẻ
Cũng giống iOS chỉ có trên iPhone, Rim là hệ điều hành chỉ có trên dòng điện thoại BlackBerry (BB). Tuy không mở rộng thị trường nhưng BB lại có một lượng người dùng khá đặc biệt và trung thành. Những người sử dụng BB hầu hết là doanh nhân trẻ. Đơn giản vì BB có bàn phím cứng, track ball và được tối ưu hóa cho doanh nhân, mạnh mẽ với các tính năng văn phòng, khả năng Push mail. Bởi thế, dù thời gian đầu khó dùng nhưng khi đã làm quen thì các doanh nhân trẻ đều có chung nhận xét, khó mà chọn được chiếc điện thoại văn phòng nào qua mặt được BB.
Thế nên, tại thị trường Mỹ, theo thống kê của Nielsen từ tháng 11-2010 đến giữa tháng 2-2011, Rim chiếm thị phần 27%, ngang bằng với iOS và chỉ thua sát nút Android với 29%. Rim cũng đã lọt vào top 5 nhà sản xuất di động lớn nhất. Tại Việt Nam, BB cũng chiếm được nhiều tình cảm đặc biệt và có lực lượng người dùng đông đúc. Đã có nhiều hội, forum chuyên dùng BB ra đời đủ để nói lên sức hút của BB.
Và cũng vì Rim mạnh mẽ, khó thay thế trong giới doanh nhân nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều trong cuộc cạnh tranh của 3 "con ngựa" Android, iOS và Windows phone 7. Trong khi các đối thủ khác đẩy mạnh nhiều tính năng giải trí, thiết kế mẫu mã bắt mắt thì BB vẫn duy trì kiểu dáng truyền thống và một chút thay đổi nhỏ. Còn tính năng vẫn nhấn mạnh vào văn phòng, một "truyền thống" đã làm nên tên tuổi BB và khó có đối thủ nào vượt mặt được.
Web OS và ngày trở lại
Trước đây, HP đã từng rất nổi tiếng với dòng PDA phone chạy Windows mobile. Bởi vậy, lợi dụng lúc Palm sa sút, HP đã nhanh tay mua lại hãng này để có thể sở hữu nền tảng Web OS. Một nền tảng mà Palm đã đầu tư nhiều công sức và tiền của với hy vọng cạnh tranh với các dòng smartphone khác. Palm từng là một tên tuổi lớn với nhiều mẫu điện thoại đi vào lòng người mà gần đây nhất là sự xuất hiện của Palm Pre.
Ngay sau khi mua lại Palm, tháng 2-2011 HP đã chính thức tuyên bố về sự xuất hiện của Veer, smarphone chạy Web OS mang kiểu dáng khá giống Palm Pre với bàn phím cứng trượt, màn hình 2,6inch. Lợi thế của chiếc điện thoại này nằm ở kiểu dáng nhỏ gọn và nền tảng Web OS nên chắc chắn sẽ thu hút được số lượng người dùng yêu công nghệ đã từng mến mộ, ưa thích Web OS. Tương lai của Veer thế nào sẽ phụ thuộc vào sức hấp dẫn, mức độ lôi cuốn mà Web OS mang lại. Hiện người dùng đang rất trong ngóng để xem ngày trở lại của Web OS ra sao. Liệu HP có làm sống dậy một huyền thoại Web OS như ngày xưa hay không?
Dù không bị lôi cuốn vào cuộc chạy đua "tam mã" nhưng những hệ điêu hành khác cũng thừa hiểu, họ cũng cần có ít nhiều thay đổi cho phù hợp với thời thế và để được tiếp tục phát triển nếu không muốn lụi tàn. Người dùng đang hi vọng với bàn tay "huấn luyện" của HP, Web OS sẽ có nhiều đổi mới, cải tiến hoặc phải có một "hương vị" gì đó hấp dẫn. Tương tự, dù hiện nay Rim vẫn có thị phần tốt trong giới doanh nhân nhưng họ cũng cần nhiều cải tiến để tiếp tục là "đối tác" tin cẩn của các doanh nghiệp. Vì vậy, người dùng không chỉ cảm nhận sức nóng của cuộc đua giữa những iOS, Android và Windows phone 7 mà họ sẽ còn được thưởng thức những màn "biểu diễn" ấn tượng của các hệ điều hành khác trong thời gian ngắn sắp tới.
Theo Xã hội thông tin
"iPad sẽ còn thống trị dài dài" Trong nhiều năm tới, iPad của Apple sẽ tiếp tục thống trị thị trường máy tính bảng đang tăng trưởng bùng nổ, bất chấp các sản phẩm chạy nền tảng Android đang cố gắng vượt lên, hãng nghiên cứu Gartner cho biết hôm qua (11/4). iPad tiếp tục hấp dẫn người yêu thích công nghệ toàn cầu.Theo Gartner, hãng dự kiến trong năm...