Nơi xe đạp lên dốc không cần đạp
CycloCable, thang máy cho xe đạp duy nhất trên thế giới, giúp người dùng dễ dàng “chinh phục” độ cao 128 m.
Na Uy vốn được coi là đất nước thân thiện với xe đạp. Theo tập đoàn giải pháp dữ liệu Norstat, năm 2017, 75% dân số Na Uy sở hữu xe đạp. Tuy lành mạnh và không tốn kém nhưng phương tiện này lại gặp hạn chế với địa hình dốc.
Song, những con dốc không còn là vấn đề đối với cư dân Trondheim, phía đông bắc của Na Uy. Năm 1993, Jarle Wanvik đã phát minh ra Trampe - thang máy cho xe đạp. Cái tên này có nghĩa “dậm chân tại chỗ” trong tiếng Na Uy, phần nào miêu tả được cách hoạt động của nó.
Thang máy dành cho xe đạp leo dốc là một bước cải tiến phương tiện giao thông đô thị ở Na Uy. Ảnh: Knut Opeide
Jarle Wanvik sáng chế chiếc thang máy bởi quá mệt mỏi khi phải đạp xe một quãng đường xa, và luôn đến văn phòng trong tình trạng mồ hôi ướt đẫm và kiệt sức. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên lớn trong vùng và địa hình đồi núi ở Trondheim cũng là lý do thôi thúc ông biến ý tưởng này thành sự thật. Ông hình dung thang máy hoạt động như xe nâng khi trượt tuyết, đưa người đi xe đạp từ chân lên đỉnh đồi một cách nhẹ nhàng. Ý tưởng của ông nhận được sự ủng hộ của Cơ quan Quản lý Đường bộ Công cộng.
Video đang HOT
Thanh máy hoạt động khá đơn giản: người dùng đặt chân phải lên một trong số 11 bàn đạp được cố định vào đường ray, chân trái vẫn giữ nguyên trên pê-đan. Sau đó, họ cắm thẻ vào máy quét và bấm nút “Bắt đầu” (Start). Tấm để chân phải sẽ lùi về phía sau và từ từ đẩy người lái xe lên đồi với vận tốc 8km mỗi giờ cho đến hết quãng đường. Chiếc xe đạp lúc này đóng vai trò như vật hỗ trợ. Trông nó có vẻ bấp bênh và tốn sức, nhưng mẹo là người điều khiển nên duỗi chân phải ra sau, dồn trọng lượng cơ thể lên tấm để chân và hơi nghiêng người về phía trước. Nhà sản xuất tin rằng nó giúp người dùng tiết kiệm sức và có một trải nghiệm lên dốc đầy thú vị. Tối đa 5 người có thể cùng sử dụng một lúc.
Không chỉ xe đạp, mà người điều khiển xe đẩy em bé và scooter đều có thể dùng nó. Ảnh: BT
Sau khi chọn nhà sản xuất và lên kế hoạch chi tiết, Wanvik và chính quyền Thành phố Trondheim tiến hành chọn một ngọn đồi phù hợp. Ngọn đồi này là khao khát của những người đi xe đạp đồng thời cũng trở thành điểm thu hút khách du lịch của thành phố. Nó nằm gần trung tâm thị trấn và dẫn lên đến khuôn viên trường đại học – vị trí hoàn hảo cho cả sinh viên và người đi làm. Phí đi thang máy bằng thẻ khóa là 100 Kroner (khoảng 248.000 đồng) mỗi năm cho cư dân, thẻ dùng một lần được phát miễn phí cho khách du lịch.
Năm 2013, chiếc thang được nâng cấp và đổi tên thành CycloCable – nhanh chóng trở thành thỏi nam châm thu hút những du khách hiếu kỳ. Cho đến nay, nó đã giúp hơn 200.000 người điều khiển xe đạp lên dốc ở Brubakken gần Gamle Bybro, từ cây cầu đến tận pháo đài Kristianten.
Có một câu hỏi được đặt ra: Tại sao sáng chế tuyệt vời như vậy lại không được áp dụng ở những nước khác trên thế giới? Theo trang web chính thức của Trampe, không phải các quốc gia khác không hứng thú với sản phẩm này, trái lại, nó được đón nhận rất tích cực ở khắp các nước châu Âu, châu Á và Mỹ. Họ cũng hứa hẹn sẽ lắp đặt sản phẩm này trong tương lai.
Tuy nhiên, để thực hiện ý tưởng này, cơ sở hạ tầng dành cho xe đạp cần được hoàn thiện trước. Với nhiều nơi, điều này đồng nghĩa với việc họ cần có làn riêng cho xe đạp nếu muốn triển khai những dự án đầy tham vọng như Trampe.
Phát triển nuôi thủy sản lòng hồ hiệu quả, bền vững, hướng tới sản phẩm OCOP
Ngày 13/10, tại Hòa Bình, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: "Phát triển nuôi thủy sản lòng hồ đạt hiệu quả và bền vững hướng tới sản phẩm OCOP tại các tỉnh miền núi phía Bắc".
Tham dự có lãnh đạo đại diện Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Hòa Bình, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp, cùng đại diện của Trung tâm Khuyến nông các tỉnh: Hưng Yên, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Hòa Bình.
Phát biểu tại diễn đàn, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Kim Văn Tiêu nhấn mạnh, nhằm phát triển bền vững nghề nuôi cá nước ngọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì phối hợp với các địa phương xây dựng các dự án khuyến ngư về nuôi cá lồng bè, nuôi thâm canh cá rô phi theo VietGAP, nuôi ghép các đối tượng cá truyền thống, nuôi cá trên ruộng lúa...
Các dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sản phẩm sạch, an toàn phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu. Qua đó, kết quả các dự án nuôi thủy sản tại các tỉnh miền Bắc góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, thay đổi cơ cấu sản xuất, hạn chế phá rừng, cải thiện đời sống cho người nông dân, tạo ra sản phẩm có giá trị tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Cá Tầm được nuôi lồng trên lòng hồ thủy điện Hòa Bình sống khỏe ở vùng nước biến động, sạch, có cân nặng khi trưởng thành khoảng trên dưới 30 kg và có giá bán 1,5 triệu đồng/kg. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình Vương Đắc Hùng nhấn mạnh, diễn đàn giúp cho các nhà quản lý trong tỉnh cũng như người dân và doanh nghiệp được tiếp cận với các thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật, cũng như được chia sẻ học hỏi các kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện phát triển nghề nuôi thủy sản lòng hồ đạt hiệu quả cao và bền vững, hướng tới sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy sản, diện tích tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản vùng các tỉnh phía Bắc còn rất lớn khoảng 330.000 ha; trong đó, 89,4% diện tích nuôi nước ngọt, khoảng 11,6% nuôi nước mặn, lợ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nghìn héc ta diện tích mặt nước hồ chứa, hồ thủy điện, hồ thủy lợi có thể phát triển nuôi cá lồng bè, nuôi cá hồ chứa. Ước tính thực hiện năm 2019, diện tích nuôi trồng thủy sản của các tỉnh phía Bắc đạt hơn 194.000 ha, sản lượng thu hoạch đạt khoảng 902.000 tấn.
Theo số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, hồ Hòa Bình có diện tích trên 10.450 ha nằm ở thành phố Hòa Bình, huyện Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu với chiều dài 80 km, nguồn thủy sản trong lòng hồ phong phú, đa dạng. Vùng nước giàu dinh dưỡng nên rất thuận lợi để nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế như cá tầm, cá lăng, cá chiên, cá bỗng, cá trắm...
Đến nay, toàn tỉnh Hòa Bình có 2,7 nghìn ha mặt nước nuôi trồng thủy sản. Lồng nuôi truyền thống được thay thế bằng lồng cải tiến khung sát, lưới đã phát huy tiền năng mặt nước hồ thủy điện Hòa Bình. Năm 2020, có 4,6 nghìn lồng nuôi cá trên hồ. Sản lượng cá ước tính 7,7 nghìn tấn; trong đó, khai thác 1,4 nghìn tấn, nuôi trồng 5,3 nghìn tấn.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận đưa ra các khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ như đẩy nhanh việc công nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật mới hiệu quả để chuyển giao sản xuất nhân rộng mô hình; tăng nguồn kinh phí khuyến ngư để đáp ứng nhu cầu thực tiễn phát triển của ngành thủy sản; tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh để cảnh báo nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi; thông tin tuyên truyền, đào tạo tập huấn nâng cao nhận thức cho người dân về tầm quan trọng của việc nuôi thủy sản đảm bảo an toàn môi trường, an toàn vệ sinh gắn với tiêu thụ sản phẩm.
Thu hút đầu tư vào Cần Thơ vẫn còn nhiều khó khăn Với vị thế của Cần Thơ - được xem là động lực của vùng ĐBSCL, số dự án lẫn quy mô nguồn vốn đầu tư đến nay vẫn còn khá khiêm tốn. 9 tháng qua, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến sự phát triển của thành phố Cần Thơ. Với sự nỗ lực của các ngành, các cấp khi chuyển sang trạng...