Nói với con gái
Sáng nay, mẹ vội đi làm nên dặn con mang áo quần cả nhà ra giặt. Con nhăn nhó: “ Sao mẹ không bảo chị ấy làm”. Đã hơn một lần, con có thái độ như vậy khi mẹ nhờ làm việc nhà. Mẹ hiểu, con đang ganh tỵ với chị dâu.
Trước khi anh Hai cưới vợ, con được yêu chiều như công chúa trong nhà nhưng giờ có thêm chị dâu, sự quan tâm dành cho con được san sẻ bớt. Anh Hai lo cho vợ, mẹ cũng trở nên nghiêm khắc với con hơn. Vì vậy, con thấy hụt hẫng và nghĩ mọi người chỉ quan tâm chị mà thờ ơ với con.
Mẹ hạnh phúc biết bao khi nhìn hai anh em khôn lớn từng ngày, biết yêu thương bảo bọc nhau. Anh Hai hơn con mười tuổi nên rất yêu chiều em gái. Mấy năm học đại học, mỗi lần con về nhà mẹ luôn không để con phải làm việc nhà nhiều. Anh Hai cưới vợ, con cũng ra trường, chuẩn bị đi làm. Lúc nhìn con vụng về gọt dứa, mẹ đã nghĩ phải tập cho con quen với việc nội trợ bởi sau này con còn đi lấy chồng, làm dâu nhà người ta. Mẹ không muốn ba mẹ chồng chê con gái mẹ vụng về chuyện bếp núc. Ngày chị dâu về nhà mình, mẹ định giao chuyện nấu nướng lại cho chị nhưng nghĩ đến con như vậy, mẹ lại đổi ý.
Con mới ra trường, chưa đi làm, quán xuyến việc trong nhà sẽ giúp con học hỏi được nhiều thứ. Những ngày đầu, con chỉ phụ mẹ nhặt rau, gọt quả, dần dần mẹ tập cho con nấu từng món. Mẹ nghĩ, con sẽ vui vẻ học nếu không ganh tỵ với chị dâu. Hàng ngày, con loay hoay đi chợ nấu nướng cả buổi, chị dâu đi làm về chỉ cần ngồi vào bàn ăn như ba với anh Hai, chỉ thỉnh thoảng rửa bát thôi. Con đâu biết, chị ấy cũng ngại ngần với cảnh đó, có lần bảo với mẹ: “Hay mẹ cho Út đi học mấy lớp kỹ năng sống, ở nhà nội trợ buồn chán lắm, chuyện nấu nướng cứ để cho con”. Nhưng, mẹ kiên quyết không thay đổi bởi mẹ muốn con gái mẹ tập tính chịu đựng, biết nhường nhịn. Con cũng biết, chị dâu làm cho công ty nước ngoài, thời gian rất hạn hẹp. Đi làm về lại lo chuyện nhà cửa trong khi con đang rảnh rỗi thì thật khó coi. Sau này, con lấy chồng, con cũng có chị em bên chồng. Sống chung mà không biết cư xử thì khó sống lắm, con à.
Tuy anh Hai mới cưới được vài tháng nhưng mẹ rất hài lòng về chị dâu. Chị là người biết quan tâm đến mọi người, giỏi nội trợ lẫn việc công ty. Chị cũng lo lắng cho con nhiều, sợ con buồn vì chưa có việc làm, chị mua sách cho con đọc, thỉnh thoảng đưa con đi xem phim, mua sắm cho khuây khỏa. Ngược lại, con toàn thấy nhược điểm của chị. Không ít lần, thấy chị gọi điện hỏi thăm ông bà ở dưới quê, con mát mẻ “người gì đâu mà dẻo miệng”. Chị ốm nghén không ăn được cơm, anh Hai phải đi mua cháo, con lại bỉu môi “đỏng đảnh quá”. Mẹ không hài lòng chút nào, khuyên con thì con cự lại “mẹ bênh chị”.
Con gái mẹ năm nay đã 26 tuổi, rồi đây con sẽ bước vào cuộc sống hôn nhân. Những gì con học được suốt mấy năm dài ở giảng đường không đủ để con trở thành một người mẹ, người vợ tốt. Con phải học từ mẹ, từ chị, từ những việc nhỏ hàng ngày trong gia đình đến cách cư xử hợp tình hợp lý thì mới giữ được hạnh phúc. Rồi con cũng thành chị dâu của một ai đó nên hãy hiểu và yêu thương chị dâu của mình, để mai này con sẽ nhận được những tình cảm như vậy. Mẹ tin con gái yêu của mình sẽ làm được…
Theo TTVN
Video đang HOT
1001 lí do cho những cuộc chia tay ngày ra trường
Ra trường đồng nghĩa với việc bạn kết thúc cuộc đời sinh viên đầy mơ mộng và đối mặt với thực tế khó khăn, khắc nghiệt. Đây có chăng là nguyên nhân để nhiều bạn trẻ kết thúc tình yêu đẹp như mơ của mình bởi đưa ra những lí do vì "không thực tế".
(Nguồn ảnh : Internet)
Do không còn phù hợp
"Ngày trước yêu thì chỉ cần anh ấy chở đi chơi lòng vòng qua mấy con phố là thấy vui rồi, còn bây giờ thì chẳng còn hứng thú như thế nữa. Mình thích đi đến các siêu thị để tìm hiểu về hoạt động, các sản phẩm, mặt hàng và các vị trí kinh doanh sau đó hai đứa sẽ trao đổi với nhau, tuy nhiên anh ấy lại tỏ ra khó chịu".
Đó là tâm sự của Thúy Lan vừa tốt nghiệp khoa Quản trị kinh doanh của trường ĐHKTQD khi nhắc đến tình yêu dài 2 năm với anh bạn cùng lớp. Yêu nhau từ cuối năm thứ 2 với những kỉ niệm như đi Bờ Hồ ăn kem, đi xem phim hay nhiều lúc chỉ là đi bộ quanh trường, tuy nhiên với cô những điều đó giờ không còn phù hợp.
Ra trường Lan dự định sẽ xin vào làm vị trí nhân viên marketing của một công ty có tiếng nên cô bắt đầu quan tâm đến việc kinh doanh. Tuy nhiên người yêu của Lan thì khác nên hai người xảy ra những mâu thuẫn và thường xuyên trong tình trạng "chiến tranh".
Trường hợp của Toàn (cựu SV ĐH Giao Thông Vận Tải) thì lại oái oăm đến mức gia đình bạn gái bắt cưới với lí do "cho chắc" nên cũng dẫn đến kết cục đường ai nấy đi.
Toàn yêu Hoa từ ngày hai người còn học chung lớp 12 ở quê và kéo dài suốt 4 năm đại học. Ra trường cậu dự định đi làm 2 năm có chút vốn và công việc ổn định sẽ cưới, nhưng gia đình Hoa không chấp nhận với lí do "yêu nhau lâu quá rồi nên cứ cưới cho chắc sau đó làm gì thì làm".
Hoa học sư phạm ra trường đi dạy công việc ổn định nên cũng cùng suy nghĩ với bố mẹ vì cô sợ sau 2 năm đi làm Toàn sẽ không còn yêu. Lời qua tiếng lại chán chê mà không bên nào chịu nhún nên giải pháp duy nhất là trả lại tự do cho nhau. Mặc dù còn rất yêu Hoa nhưng ý Toàn đã quyết, "con trai phải có sự nghiệp trước đã rồi mới lo gia đình".
Chia tay là chấm hết một chuyện tình cho dù trước đó có gắn bó, yêu thương đến cỡ nào. Tuy nhiên những lí do đưa ra cho rằng "không còn phù hợp" có chăng là đúng và hợp lí?
Hay những suy nghĩ ích kỉ riêng
Câu chuyện của Hải Anh (tốt nghiệp khoa Phát thanh truyền hình, HV Báo chí và tuyên truyền) lại theo hướng khác để dẫn đến việc chia tay người yêu. Vốn tính năng động và giỏi giang nên ra trường cô nhanh chóng tìm được cho mình một công việc với mức lương đáng nể, trong khi anh người yêu đã đi làm trước đó 4 năm cũng chỉ có thu nhập mức "bình thường".
Ngày còn yêu Hải Anh thấy rất hạnh phúc vì anh là người biết lắng nghe và chiều cô hết mức, và chẳng bao giờ cô mảy may quan tâm đến tiền lương của anh. Ra trường, đi làm suy nghĩ thực tế cô cảm thấy sợ khi sẽ làm vợ anh với đồng lương bèo bọt của chồng không đủ cho cuộc sống thuê nhà trên Hà Nội. Vì suy nghĩ như thế nên cô đã quyết tâm nói lời chia tay mặc cho anh cố gắng níu kéo.
(Nguồn ảnh : Internet)
Tương tự với Hải Anh, trường hợp của Minh Tú (27 tuổi, là nhân viên ngân hàng) mặc dù đã đi làm nhiều năm nhưng cũng có suy nghĩ "chê bai" bởi công việc của bạn gái không ổn định. Vừa mới ra trường nên Yến còn nhiều bỡ ngỡ và không tự tin khi đi phỏng vấn để xin việc cho dù đã được Tú hướng dẫn.
Kết quả dù đã ra trường được 6 tháng nhưng cô vẫn "nay chỗ này mai chỗ kia" vì chưa tìm được chỗ nào ổn định. Vốn là nhân viên Ngân hàng với đồng lương không phải là ít, Tú dần chán người yêu với suy nghĩ nếu lấy cô thì mọi gánh nặng sẽ đè hết lên vai anh ... Và kết thúc là giải pháp mà anh lựa chọn cho dù có nhìn Yến khóc hết nước mắt.
Lời kết
Cho dù bạn là người chủ động hay bị động trước lời nói chia tay thì đều phải suy nghĩ thật kĩ mọi việc trước khi quyết định. Cái mốc "ra trường" là khoảng thời gian làm thay đổi nhiều thứ về công việc, suy nghĩ, tiền bạc, các mối quan hệ nhưng không vì thế mà dễ dàng đánh mất đi tình yêu đã bao năm xây dựng.
Theo chuyên gia tâm lí phân tích, các bạn trẻ dễ dàng nói lời chia tay trong thời khắc ra trường vì đưa ra những lí do "chán" và "không phù hợp". Tuy nhiên trước một quyết định quan trọng nên có thời gian suy xét thật kĩ để không phải hối tiếc.
Ra trường là thời điểm bạn quan tâm nhiều đến những vấn đề khác ngoài chuyện tình cảm và bắt đầu sống thực tế hơn, tuy nhiên điều cốt lõi cho một tình yêu lâu dài là tình cảm chân thành và sâu sắc dành cho nhau. Đó mới là cái bền vững để hai người có thể xây dựng một gia đình hạnh phúc sau này.
Theo Dantri
Nhường chồng cho chị gái Tôi lấy chồng không có tình yêu nhiều mà chỉ theo kiểu "lọt sàng xuống nia". Chính vì vậy mà tôi đã phải đau khổ để chồng mình trở lại với cái sàng ban đầu. Gia đình tôi có 4 chị em gái, tôi là con gái thứ 3. Người ta nói tam nam bất phú, tứ nữ bất bần. Tôi thấy gia...