Nói với anh
Em và các con phải làm gì, phải sống tiếp thế nào khi ý nghĩa cuộc sống đã vùi chôn nơi ba tấc đất, chí ít 52 ngày anh duy trì sự sống nơi phòng hồi sức cũng còn là sự hiện diện, bám víu cho em?
Hôm nay đúng 12 ngày anh từ giã vợ con để đi vào cõi vĩnh hằng; và cũng là 6 ngày anh đã nằm dưới lòng đất lạnh. Nơi chốn mộ sâu ấy, anh có biết vợ con đang thổn thức đau buồn, thương tiếc và cầu nguyện vong linh anh sớm siêu thoát?
Em đang ở Sài Gòn cùng với các con để hy vọng khuây khỏa phần nào, hy vọng vơi dần những kỷ niệm đầy ắp yêu thương mà anh để lại.
Suốt 50 năm làm vợ, em mải miết dựa vào đôi bờ vai vững chãi ấy, một bờ vai dịu ngọt và êm đềm. Nhớ lại khuôn mặt rắn rỏi, ánh mắt hiền từ, mái tóc xoăn và giọng nói trầm ấm, lòng em như dao cắt. Nhớ cái áo sơ-mi trắng, quần tây cà phê sữa mỗi chiều trở về, bàn tay còn bám phấn trắng lôi ra mấy cuốn truyện cho mùa hè của con gái, lúi húi lắp ráp cái bàn bóng bàn dã chiến cho con trai… Khoảnh sân vườn không rộng nhưng đủ cho anh dặm luống rau lang, cà chua cộng với mấy bụi sắn dây um tùm.
Nhớ giai đoạn khó khăn, để nuôi các con ăn học, anh không nề hà làm thêm bất cứ việc gì. Sau giờ dạy, anh mở tiệm sửa điện, nước. Sự tháo vát, tính nhẫn nại, chịu khó khiến anh cứ dang mình giữa nắng, bụi đường. Có lẽ đây là nguyên nhân đẩy anh đến căn bệnh quái ác sau này, phổi bị tế bào ung thư tấn công từng ngày…
Có đêm, đóng cửa tiệm, anh vội đạp xe về phía An Hòa, băng qua đường ray xe lửa, tìm đến nhà cậu học trò để kèm cặp môn vật lý. Anh bảo, ý chí và hoàn cảnh của thằng bé khiến anh không nỡ từ chối. Đến ngày vì lý lịch, nó không được vào đại học, lặng lẽ tìm đến cái chết, anh về nhà, cái dáng dong dỏng hấp tấp bước vô, quẳng cái cặp vào góc tối…
Video đang HOT
Để đến ngày con gái lớn đậu vào khoa Sinh, Đại học Tổng hợp TP.HCM, anh khăn gói đưa con vào Sài Gòn, chở con lên khu ký túc xá Thủ Đức. Không dặn con bất cứ điều gì, bởi lẽ anh đã quá hiểu và tin vào con mình. Nhưng lại ghi mấy dòng, nhét vào đáy ba-lô.
Giờ đây, khi không còn anh, sự trống trải như khiến bao hình ảnh, ký ức cứ thế mà ào ạt đổ về, quấn lấy từng hơi thở, suy nghĩ và sự sống quanh em.
Giờ đây, nước mắt em đang chảy ngược vào trong, nhức nhối, đau dai dẳng, thẫn thờ đến ngơ ngác.
Ảnh minh họa
Dẫu biết rằng sinh – lão là luật trời nhưng bệnh tình của anh, có phải vì đã lao lực cho cuộc sống của vợ con bao năm mà cuối con đường, chỉ một mình anh gánh chịu, chỉ một mình anh giờ nằm trong lòng đất, nhường hết sự sống cho vợ, cho con. Em và các con phải làm gì đây, phải sống tiếp như thế nào đây khi ý nghĩa cuộc sống đã vùi chôn nơi ba tấc đất, để chí ít 52 ngày anh duy trì sự sống nơi phòng hồi sức cũng còn là sự hiện diện, bám víu cho em.
Anh có biết, nhìn những khuôn mặt thân quen trong dòng họ, bà con đến chia buồn tiễn đưa anh, rồi cả những khuôn mặt em chưa một lần gặp, là bạn, là học trò của các con từ Sài Gòn ra, từ Hà Nội vào, cúi đầu tiếc thương anh, em như được an ủi phần nào, chỉ biết đứng cạnh anh, như mọi lần, như 50 năm qua, vợ chồng chung cả niềm vui chung cả nhọc nhằn.
Anh ơi, nếu thật có linh hồn trong cõi chết thì xin anh hãy thanh thản, nhẹ nhàng, an vui vì em và các con sẽ cố gắng vượt qua, anh hãy phù hộ cho các con đủ sức khỏe và nghị lực để mang theo nỗi mất mát này mà tiếp tục sống, làm việc đàng hoàng, tử tế.
Anh hãy yên nghỉ.
Hẹn gặp lại anh trong một ngày không xa lắm.
Theo phunuonline.vn
Vợ 1m6, chồng 1m2 thì sao?
Phát nói, lựa chọn anh để gắn kết nửa cuộc đời còn lại, Ngọc phải là người con gái dũng cảm lắm. Nếu không dũng cảm, sao Ngọc lại dám "lấy" một người chỉ cao vỏn vẹn 1m2 làm chồng?
Dù xem nhau như vợ chồng, Nguyễn Duy Phát (sinh năm 1990, quê ở Kiên Giang) và Tăng Thị Bé Ngọc (sinh năm 1995, quê ở Bạc Liêu, đang là sinh viên năm thứ tư - Đại học Y Dược Cần Thơ) vẫn chưa tổ chức đám cưới. Dù biết vợ chịu nhiều thiệt thòi và có ước mơ một ngày được khoác lên mình chiếc váy cưới màu trắng; Phát chỉ biết thở dài, tự nhủ, vợ chồng đang có nhiều cái phải lo quá. Cố gắng đợi một thời gian nữa, khi kinh tế gia đình ổn định hơn, sẽ làm một đám cưới để ra mắt hai bên gia đình.
Vợ chồng Phát - Ngọc đưa con đi chơi diều
Bị lùn bẩm sinh, từ bé, Nguyễn Duy Phát đã mang nhiều mặc cảm. Có hàng trăm thứ, bằng nghị lực và cố gắng của mình, anh đều có thể vượt qua; thậm chí khi được hỏi, người đời xem anh là người khuyết tật, anh có nghĩ mình là người khuyết tật không; Phát vẫn rất tự tin, nói chưa bao giờ anh nghĩ mình như thế. Thế nhưng, sự dị biệt về ngoại hình như một rào cản cho mộng ước về một ngôi nhà và những đứa trẻ của Phát.
Trải qua vài mối tình, người yêu không chịu đựng được ánh nhìn soi mói của người đời nên chia tay, Phát tin rằng, anh sẽ không bao giờ có cơ hội được yêu như những người bình thường khác. Vậy mà, từ khi quen Ngọc, sự giản dị và thật thà của cô gái này đã xóa bỏ cái mặc cảm cố hữu trong lòng người đàn ông ngoại hình khiếm khuyết này.
Quen nhau tình cờ qua mạng xã hội, họ tâm sự với nhau đủ thứ chuyện, rồi tình cảm phát triển một cách tự nhiên. Kết quả của mối tình "ngược" này là bé Nguyễn Tăng Tấn Lộc chào đời, đến nay tròn 14 tháng tuổi. Hiện cả nhà đang ở trọ tại khu dân cư Đoàn Kết, TP.Cần Thơ. Phát làm thuê, chạy xe bỏ hàng cho các tiệm tạp hóa, kiếm tiền trang trải sinh hoạt của cả nhà, đồng thời nuôi vợ học nốt bậc đại học.
Khi yêu Phát, Ngọc là cô sinh viên Đại học Y Dược, tương lai rộng mở. Tại sao lại chọn Phát? Ngày đầu tiên hai người gặp nhau, Ngọc nghĩ gì? Sao lại dám yêu một người đàn ông chỉ cao 1m2? Ngọc "điếc không sợ súng", Ngọc liều hay bởi Ngọc còn trẻ, chưa lường hết những khó khăn phía trước? Ngọc cười, chính cô cũng "chẳng hiểu cái duyên cái số nó vồ lấy nhau như thế nào".
"Những ngày đầu em cũng mặc cảm lắm. Mình là con người, có phải gỗ đá đâu mà mặc kệ tất cả mọi thứ. Đến cha mẹ mình còn nói, sao học hành đàng hoàng tử tế, thiếu gì người lại đâm đầu vào một người như vậy", Ngọc nhớ lại. Rồi đi đâu, người ta cũng chỉ trỏ về chiều cao của chồng. Có người còn nhìn cô ái ngại. Có một thời gian, Ngọc cũng bị tác động dữ lắm. Nhưng Phát đã nói một câu, đến giờ cô vẫn nhớ mãi: "Vợ chồng mình phải hiểu được mình cần gì. Cuộc sống của mình do mình tự tạo. Không ai lo cho mình đâu. Cuộc sống còn nhiều khó khăn, mình cùng nhau bước, tới khi mọi thứ ổn thì điều đó mới có ý nghĩa".
Sau một thời gian sống chung, Ngọc chấm chồng được bao nhiêu điểm trên 10? Ngọc cười, chắc 9/10. Anh chịu thương chịu khó, biết kiếm tiền, biết vun vén cuộc sống gia đình, lại thương vợ con, thật thà. Nhìn khắp nhà một lượt, dù là phòng đi mướn, vẫn chẳng thiếu thứ gì: từ bếp ga, tủ lạnh, máy giặt... mới thấy anh chăm lo cho tổ ấm của mình như thế nào. Một điểm còn lại là gì? Là chiều cao quá khiêm tốn của chồng. Thế nhưng, điều đó không khiến cô phải suy nghĩ nhiều như trước. Ngọc đã chấp nhận người đàn ông này, gọi anh là chồng và hơn hết, anh là cha của con cô.
Còn Phát, khi nói về vợ, thỉnh thoảng ánh mắt anh vẫn chùng xuống khó tả. Anh nói, anh cảm ơn Ngọc, vì đã dám đến với anh, để anh thấy cuộc đời không quá chán ngán như mình tưởng. Sau khi có bé Lộc, ông bà ngoại cũng đã chấp nhận quan hệ của Phát và Ngọc, thỉnh thoảng vẫn lên thăm cháu. Ngày 17/10 này, vợ chồng họ sẽ lên TP.HCM để dự đám cưới của chính mình trước sự chứng kiến của con trai họ.
Theo phunuonline.vn
'Xin mẹ đừng ruồng bỏ con' Câu chuyện cảm động về dì ghẻ con chồng Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trên đời, vậy còn tình cảm giữa những con người không phải máu mủ, giữa người mẹ kế con chồng thì sẽ ra sao. Chẳng phải từ nhỏ chúng ta vốn đã nghe rất nhiều câu chuyện về tình cảm của mẹ kế con chồng sao. Muôn đời vẫn là 1 câu...