Nơi vịt duyệt binh trên thảm đỏ mỗi ngày
Hàng ngày, đàn vịt rời căn penthouse sang trọng của chúng trên nóc khách sạn Peabody, lạch bạch đi xuống tấm thảm đỏ để tới đài phun nước trong sảnh.
Khách xem vịt diễu hành hàng ngày tại khách sạn Peabody, thành phố Memphis. Ảnh: Peabody Hotel
Màn diễu hành lạ thường này có truyền thống từ năm 1933. Ông chủ Frank Schutt của khách sạn Peabody trở về từ một chuyến đi săn vịt. cùng ông bạn Chip Barwick. Thực ra họ chỉ ngồi uống rượu trong rừng ở Arkansas, không săn bắn gì. Trở về khách sạn vào đêm muộn, họ quên không để những con vịt sống làm mồi lại trang trại của một người bạn ở Arkansan.
Để “cứu vãn” tình hình, Frank thả lũ vịt vào đài phun nước của khách sạn. Không ngờ, những vị khách quá thích thú trước sự hiện diện của đàn vịt đáng yêu vào sáng hôm sau, đến mức chủ khách sạn từ đời này qua đời khác quyết định để chúng ở lại.
Hàng ngày, đều đặn vào khoảng 11h trưa, đàn vịt lạch bạch từ căn penthouse trên nóc khách sạn bước vào thang máy, đi xuống lối đi trải thảm đỏ, vây quanh chúng là những vị khách hiếu kỳ. Cuộc diễu hành của chúng diễn ra như màn duyệt binh trên nền nhạc hào hùng của John Sousa, nhạc trưởng từng phục vụ trong Quân đội Mỹ được mệnh danh là “Ông hoàng nhạc Hành khúc”. 5 con vịt sẽ đến đài phun nước giữa sảnh khách sạn, nơi chúng ngụp lặn thỏa thích đến 5h chiều rồi trở lại căn penthouse sang chảnh của mình.
Đến giờ duyệt binh, đàn vịt sẽ đi riêng một thang máy. Ảnh: Lance Murphey/The New York Times
Toàn bộ nghi thức này do Duckmaster chỉ huy. Duckmaster, công việc độc nhất thế giới, là một chức danh ra đời vào những năm 1940, từ khi Edward Pembroke, một bellman của khách sạn tình nguyện chăm nom đàn vịt. Từng là một huấn luyện viên trong rạp xiếc, Edward dạy lũ vịt cách đi đứng trong sảnh khách sạn – từ đó Cuộc diễu hành của Vịt Peabody (Peabody Duck March) bắt đầu có tiếng tăm. Edward làm công việc này trong 50 năm, cho tới 1991.
Anthony Petrina, Duckmaster đời thứ 5, kể lại: “Tôi sẽ không nói khoác. Công việc của tôi rất kỳ lạ: huấn luyện vịt để kiếm sống. Tôi không định làm việc này, nhưng vận may cứ đến”. Hàng ngày anh có nhiệm vụ trông nom đàn vịt, đưa chúng xuống đài phun nước, kể lại câu chuyện lịch sử của vịt Peabody và coi chừng những khách nhí quá tò mò có thể làm phiền chúng. Bản thân anh cũng trở thành một người nổi tiếng khi không ít du khách muốn chụp ảnh cùng, xin chữ ký.
Anthony trở thành huấn luyện viên của đàn vịt từ năm 2011, khi còn là một bồi bàn trong nhà hàng. Có bằng cử nhân Quản trị Khách sạn và Resort của Đại học Memphis, anh chỉ định ứng tuyển vị trí Duckmaster bán thời gian vì thích không gian của khách sạn Peabody. Nhưng dần dần vì yêu cầu từ ban quản lý, Anthony gắn bó với chức danh đó gần 10 năm nay.
Khi không xuất hiện trước công chúng, đàn vịt Peabody sống trong “Lâu đài Vịt” (Duck Palace) trị giá 200.000 USD trên nóc khách sạn. Lâu đài của chúng được xây dựng từ năm 2008 – kỷ niệm 75 năm truyền thống diễu hành, với thiết kế như một căn penthouse thu nhỏ, có cả bể bơi riêng với tượng đồng hình vịt phun nước.
Video đang HOT
Những vị khách không thể chờ đến giờ diễu hành có lên thăm tầng cao nhất của khách sạn, quan sát cuộc sống sang chảnh của đàn vịt trong cung điện.
Thực tế, cuộc sống xa hoa của đàn vịt Peabody không kéo dài suốt đời. Chúng chỉ ở đây 3 tháng, và trở về với không gian hoang dã trong nông trang do một người bạn của chủ khách sạn sở hữu, nơi chúng lớn lên. Khách sạn áp dụng chính sách như vậy để lũ vịt có thể sống như những động vật hoang dã, không bị thuần hóa hay đối xử như thú cưng trong nhà. Chúng không có tên riêng, chỉ đàn vịt đầu tiên mang tên Peabody, Gayoso và Chisca – đặt theo tên ba khách sạn do tập đoàn khách sạn Memphis sở hữu vào năm 1933.
Đàn vịt Peabody từng xuất hiện trên những chương trình truyền hình lớn như The Tonight Show Starring Johnny Carson, Sesame Street, phim sitcom Coach và The Oprah Winfrey Show, hay tạp chí People. Những người nổi tiếng như MC Oprah Winfrey, diễn viên Kevin Bacon hay biên tập viên đài CBS Gayle King… từng thử tài chỉ huy đàn vịt.
Khách nghỉ qua đêm tại khách sạn có thể trải nghiệm “Ngày của Vịt” với giá từ 379 USD. Theo đó, khách được đóng vai Duckmaster danh dự dẫn đàn vịt đến đài phun nước hoặc về cung điện vào 11h hoặc 17h, ngồi bàn vị trí đẹp để quan sát cuộc diễu hành đặc biệt. Những quà tặng đi kèm là áo phông in hình Duckmaster, đồ chơi, bánh quy vịt Peabody và giấy chứng nhận Duckmaster danh dự. Ngoài ra, khách sạn còn bán gậy Duckmaster giá 50 USD một chiếc.
Thầy cô La Gi nên bình tĩnh đọc kỹ công văn trước khi đăng ký học chứng chỉ
Thi thăng hạng thì yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nếu giáo viên không có dự tính thi thăng hạng thì chưa bắt buộc.
Giáo viên thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận hiện đang rất hoang mang lo lắng và đấu tranh tư tưởng nên đăng ký đi học hay không đi để lấy chứng chỉ chức danh nghề nghiệp?
Người có kinh tế thì đăng ký học quách đi cho đỡ phiền, cho có cái kẹp hồ sơ yên tâm không bị nhắc nhở. Người khó khăn lại tặc lưỡi, bớt ăn bớt tiêu hoặc vay mượn mà học cho xong nợ.
Người đánh bài liều đến đâu hay đến đấy. Người cương quyết không học, bởi bỏ tiền lấy tờ giấy chứng nhận như thế thấy vô lý quá. Người lại án binh bất động để nghe ngóng tình hình trong âu lo...
Công văn đăng ký bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp của Phòng Nội vụ thị xã La Gi không yêu cầu giáo viên học để giữ hạng (Ảnh tác giả).
Giá như những lúc này, nhận được những lời giải thích đúng, những lời trấn an của lãnh đạo trường thì tình hình sẽ khác.
Đằng này, có những vị còn nói thẳng, thầy cô không đi học sẽ xuống hạng giảm lương, hay bóng gió mở đường kiểu, nếu đông người đăng ký học sẽ mở lớp giảng dạy tại chỗ, thầy cô đỡ phải di chuyển nơi xa...
Đi học phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ (tiền học phí 2.500.000đ, tiền đi lại, ăn ở cho người ở xa, hai vợ chồng lại mất gấp đôi tiền phí).
Nếu không đi học lại ôm trong lòng nỗi lo sợ bị xuống hạng và giảm lương mà lương lại là nguồn sống chủ yếu của nhà giáo.
Đã thế lại liên tục có công văn từ Sở, Phòng, từ tin nhắn của lãnh đạo...nhiều thầy cô giáo cho biết, nỗi lo sợ dường như tăng lên gấp bội.
Thế nhưng nhiều người ít đọc kỹ xem công văn nói gì mà chỉ nghe người này, người kia thông tin lại nên nỗi lo càng chồng chất nỗi lo hơn.
Cần đọc kỹ Công văn trước khi đăng ký đi học
Công văn số 295 của phòng Nội vụ thị xã La Gi ghi rõ:
Để tạo điều kiện cho công chức, viên chức và hợp đồng lao động đang làm công tác giảng dạy tại các cơ sở giáo dục bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu về chức danh nghề nghiệp và đảm bảo đủ các điều kiện để xét tuyển, thi tuyển, xét hoặc thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp trong thời gian tới Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục &Đào tạo dự kiến tham mưu Ủy ban nhân dân thị xã phối hợp với Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các lớp bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp tại thị xã La Gi.
Giáo viên lớn tuổi và những giáo viên nếu không có dự tính thi thăng hạng thì thôi.
Nếu đọc kỹ công văn của Phòng Nội vụ, chúng ta thấy hoàn toàn chưa đề cập đến chuyện giáo viên muốn giữ hạng phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nếu ai không có chứng chỉ này sẽ buộc xuống hạng như tin đồn.
Chúng tôi cũng đã có cuộc trò chuyện với bà Phan Thị Bích, Trưởng phòng Nội vụ thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận về vấn đề này.
Bà Bích cho biết: "Thi thăng hạng thì yêu cầu phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, nếu giáo viên không có dự tính thi thăng hạng thì chưa bắt buộc.
Danh sách các trường trên địa bàn thị xã La Gi đăng ký học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp theo sự chào mời nếu được 100 người sẽ được mở lớp bồi dưỡng tại chỗ (Ảnh tác giả) .
Những giáo viên còn ít năm công tác thì không cần nhưng lớp trẻ, giáo viên hợp đồng cần phải có để tham dự kỳ thi thăng hạng".
Có cần học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp để giữ hạng?
Năm 2015, Thông tư số: 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định chức danh nghề nghiệp giáo viên ra đời thì hàng ngàn giáo viên ở nhiều bậc học đã được chuyển từ ngạch sang hạng (cụ thể là hạng II như giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng II...).
Khi được chuyển hạng, các văn bằng chứng chỉ như bằng đại học, chứng chỉ ngoại ngữ, tin học đều đầy đủ nhưng ai cũng thiếu chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Cho đến nay, vẫn chưa có quy định nào yêu cầu những giáo viên đã được chuyển hạng thời điểm năm 2015 phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp mới được giữ hạng và không có sẽ bị xuống hạng như tin đồn.
Bởi thế, giáo viên cũng không cần phải hoang mang, lo lắng.
Bên cạnh đó, Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cũng khẳng định trước Quốc hội : "Chúng tôi cam kết sẽ sửa vào năm 2020 sau khi Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức được sửa đổi. Thực hiện quy trình bổ nhiệm, thăng hạng, xét nâng ngạch... đúng theo quy định của Đảng, không thêm bất cứ một hồ sơ nào".
Còn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng cho rằng cần cân nhắc có nên duy trì các chứng chỉ "không cần thiết" trong đó có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hay không?
Vì vậy, những thầy cô giáo hiện không có ý định thi thăng hạng cần bình tĩnh để không đăng ký đi học một cách ồ ạt theo hiệu ứng tin đồn sẽ mất tiền, tốn công vô ích.
Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông Cử tri thành phố Hải Phòng băn khoăn về việc đánh giá, cấp Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ thông của hiệu trưởng trường THPT và cấp Bằng tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12 của sở GD&ĐT. Ảnh minh họa/INT Cử tri đề nghị Bộ GD&ĐT làm rõ giá trị của Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình phổ...