Nỗi uất ức của kẻ đốt nhà hàng xóm trong đêm
Trời tháng 4 nắng như đổ lửa, qua cánh cửa chiếc xe tù chỉ khép hờ, người đàn ông chắp đôi tay bị còng chặt, nhắm mắt, miệng lâm râm… Trên gương mặt thất thần của ông, từng dòng mồ hôi thi nhau lăn xuống, vằn vện.
Người đàn ông đó tên Tăng Lâm Dũng (46 tuổi), bị đưa ra xét xử về tội “giết người” trong phiên tòa lưu động của TAND TP HCM vào một ngày cuối tháng 4.
Đây là vụ án được cơ quan chức năng đánh giá là quá nham hiểm, độc ác, dù hậu quả của nó sớm được ngăn chặn.
Theo cáo trạng, Dũng và gia đình ông Nguyễn ở sát vách nhau trong một con hẻm ở đường Ngô Tất Tố (quận Bình Thạnh). Trong sinh hoạt hàng ngày, hai gia đình phát sinh mâu thuẫn kéo dài rất nhiều năm. Đến ngày 11/2/2009, Dũng bị ông Nguyễn đánh gãy sống mũi mang thương tật 10% (công an quận không khởi tố vụ án) khiến người này tức giận, nảy sinh ý định trả thù.
Tăng Lâm Dũng bật khóc khi ra tòa. Ảnh: Vũ Mai.
Chiều 13/4/2009, khi vợ đưa đứa con nhỏ về quê tại Phan Thiết, Dũng cũng chở đứa con lớn về nhà mẹ ruột gửi rồi đi mua 10.000 đồng xăng về cất giấu. Đến hơn 4 giờ sáng hôm sau, người này đổ hết can xăng vào nhà ông Nguyễn, lấy dây điện buộc chặt hai khoen cửa lại, châm lửa… Thấy ngọn lửa bốc cao ngùn ngụt, Dũng bỏ trốn.
Lúc này, vợ ông Nguyễn cùng đứa cháu ngoại (3 tuổi) ngủ dưới đất, gần cửa nên bị ngọn lửa cháy vào người. Phát hiện sự việc, gia đình ông này cố gắng dập lửa, đồng thời mở cửa thoát ra nhưng không được do cánh cửa đã bị buộc chặt. Khi được cứu nạn, vợ ông Nguyễn bị bỏng với thương tật 10%, đứa cháu ngoại bị nặng hơn với 20% thương tích. Ngay chiều hôm đó Dũng đã ra đầu thú.
Bị cáo Dũng bước vào vành móng ngựa khi mặt trời đã gần đứng bóng. Bị cáo buông tiếng thở dài khi nhận ra những vết sẹo to tướng, sần sùi trên thân thể cậu bé nhà hàng xóm, nạn nhân của ông.
“Tại sao bị cáo lại buộc cửa, đốt nhà hàng xóm khi biết trong nhà có tới 6 người và có cả trẻ em?”, vị chủ tọa hỏi.
Video đang HOT
“Tại gia đình ông ấy ức hiếp, đánh đập vợ chồng con cái tôi suốt một thời gian dài. Biết bao lần chúng tôi kêu cứu, trình báo với chính quyền nhưng không ai xử lý. Sau khi đánh tôi gãy sống mũi, họ còn nhiều lần tạt nước tiểu vào nhà tôi nữa. Tôi ức lắm mới làm thế”, bị cáo Dũng trả lời.
“Sao bị cáo không dùng cách khác? Tức quá thì đánh chửi cũng có thể chấp nhận được. Đằng này, bị cáo nhìn xem đứa bé kia có tội tình gì mà phải chịu hậu quả từ những việc của người lớn? Bị cáo vừa phóng hỏa đốt nhà vừa buộc chặt cửa quyết giết hết mọi người, nếu không cứu kịp thì hậu quả sẽ thế nào? Còn số phận hàng xóm xung quanh sẽ ra sao nếu đám cháy lan sang? Bị cáo quá dã man…”, vị chủ tọa bức xúc.
Người đàn ông cúi đầu, trân mình chịu trận những câu hỏi dồn dập của vị thẩm phán. Một hồi lâu, bằng một giọng nghẹn ứ, ông này nói: “Tôi bị dồn nén quá. Bao nhiêu lần phản ánh với chính quyền nhưng mấy anh công an cũng không làm gì ông ấy, có anh còn bảo “chịu không nổi thì dọn đi nơi khác mà sống”. Còn ông ta lúc nào cũng xưng mình là công an đi hù tùm lum, còn tuyên bố đã “bít” hết mọi đường nên không ai làm gì được ông ấy”.
Trong sấp hồ sơ dày cộm của vụ án, hàng chục lá đơn kêu cứu của gia đình Tăng Lâm Dũng vì bị ông Nguyễn ở sát vách đánh đập, ức hiếp (kèm theo giấy chứng thương) được gửi đến các cơ quan chức năng suốt một thời gian dài trước khi vụ án này xảy ra. Thậm chí, có cả những tờ đơn bỏ trống nơi gửi đến, bởi họ không còn biết kêu ai, cơ quan nào, để bày tỏ nỗi thống khổ của mình. Chỉ có những người hàng xóm xung quanh là thấu hiểu mọi chuyện vì họ cũng từng bị ông Nguyễn ức hiếp nên đồng lòng ký tên làm chứng cho vợ chồng Dũng trong những lá đơn ấy.
Theo đơn kêu cứu, từ năm 2002, mâu thuẫn giữa hai gia đình bắt đầu phát sinh và ngày càng trầm trọng. Nhiều lần, chị Trần Thị Mỹ Dung, vợ Dũng bị ông Nguyễn đánh đập gây thương tích nặng. Thậm chí, hai đứa con nhỏ của Dũng cũng không ít lần nhận những cái tát tai nảy lửa của người hàng xóm này.
“Bản thân tôi nhiều lần làm đơn yêu cầu chính quyền can thiệp, cứu chúng tôi thoát khỏi cảnh lo âu sợ hãi này nhưng không được giải quyết. Trái lại, càng đi thưa, chúng tôi lại càng bị ông ta đánh chửi nhiều hơn… Nếu các anh không xử lý được ông ta thì hãy để tôi tự xử. Vì sức chịu đựng của con người có hạn mà tôi đã phải chịu đựng suốt 7 hay 8 năm nay rồi, đơn thưa cũng gửi trên 10 lần rồi…”, một lá đơn kêu cứu của chị Dung gửi công an phường 22, quận Bình Thạnh nêu.
“Từ ngày cha bị bắt, chúng con không dám ra khỏi nhà vì lúc nào cũng sợ ông hàng xóm đánh chửi”, con gái Dũng mếu máo nói. Ảnh: Vũ Mai.
Trình bày với tòa, ông Nguyễn cho biết do gia đình Dũng mê tín dị đoan, rước thầy cúng về nhà nhưng chính quyền lại không có ý kiến, mà bản thân ông muốn “giữ gìn an ninh trật tự” nên mới làm vậy. Tuy nhiên, HĐXX không chấp nhận lời giải thích này.
“Ông là người thế nào trong hồ sơ vụ án đã có hết, ông có muốn chúng tôi công bố lý lịch của ông không? Chính cách sống của ông đã gây ra hậu quả cho vợ và cháu ông, chẳng lẽ đến bây giờ ông không nhận ra? Hôm qua ông còn lên tận tòa tuyên bố mình quen ông lớn này, ông lớn nọ để hoạch họe. Hành vi của ông quá tệ, không thể chấp nhận được”, vị chủ tọa lớn giọng.
Sau khi bị đề nghị mức án từ 11 đến 12 năm tù, được nói lời sau cùng, Tăng Lâm Dũng đã bật khóc nức nở: “Chỉ tại ông ấy… Nhưng tôi sai quá rồi. Xin HĐXX xem xét giảm án để tôi sớm được về lo cho 2 con nhỏ”.
Hôm đó tòa nghị án khá lâu, cuối cùng, HĐXX đã tuyên phạt Tăng Lâm Dũng mức án 9 năm tù về tội “giết người”. Đồng thời kiến nghị cơ quan chức năng xem xét lại quyết định không khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích mà ông Nguyễn đã gây cho bị cáo 10% thương tật và cần phải có biện pháp xử lý về những hành vi sai trái của ông này. Bản án chưa được tuyên xong nhưng tiếng vỗ tay của người dự khán đã vang dậy cả khu vực xét xử.
Phiên tòa kết thúc, chiếc xe bít bùng hú còi lao vút đi, để lại sau lưng tiếng khóc xé lòng của hai đứa trẻ. “Giá như ông ấy đừng nông nổi, giá như chính quyền địa phương có trách nhiệm hơn thì vụ án này đã không xảy ra”, nhiều người dự khán day dứt.
* Tên bị hại đã được thay đổi.
Theo vnexpress
Lộ diện Aston Martin trong màn đêm huyền bí
Nhà thiết kế ô tô người Thổ Nhĩ Kỹ, ông Ugur Sahin vừa chính thức hoàn thành bản thiết kế của mình tại văn phòng ở Hà Lan. Đây là phiên bản sáng tạo mới nhất của ông có tên là Aston Martin Gauntlet.
Mục tiêu của Sahin là cho ra mắt bản thiết kế mang phong cách riêng của mình, trong khi đó vẫn có thể kết hợp được với kỹ thuật của những chiếc Aston Martin hiện tại. "Điều này lý giải rằng phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa những thiết kế trong quá khứ và tương lai để không vấp phải sự chồng chéo giữa những bản thiết kế này," Sahin giải thích.
Sahin cho biết, chiếc xe hơi giống như những bộ phim hành động của Tarantino, việc ăn cắp một chút ý tưởng nhằm xây dựng những khái niệm cho riêng mình. Theo Autoblog thì, bạn có thể nhận thấy những yếu tố trên tại Aston Martin One-77, DB AR1, và DB3S, cũng như các bộ phận trực tiếp từ Alfa 8C Competizione và Maserati Granturismo.
Cuối cùng, chúng ta cũng được chào đón một bộ máy đi đầu về phong cách, một chiếc xe hơi duy nhất nhưng không phải là bản gốc.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đêm... và nỗi nhớ Giữa thành phố ồn ào và náo nhiệt này đôi lúc anh cảm thấy mình như bé nhỏ và cô đơn đến kỳ lạ. Ở đâu chăng nữa, giữa đám bạn bè cười nói vô tư anh vẫn thấy mình lẻ loi và tâm trạng mang nỗi buồn hư ảo... Anh vốn là người lạc quan và yêu đời, không khi nào mất...