Nơi trú ẩn “khủng” Nga chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân
Sân vận động đang xây dựng ở thành phố St. Petersburg (Nga) đã nhận lệnh chuẩn bị nơi trú ẩn cho người dân nếu trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra.
Một vụ nổ hạt nhân.
Theo Daily Beast, Zenit Arena là sân vận động quy mô đang được xây dựng ở St. Petersburg để chuẩn bị cho Vòng chung kết World Cup năm 2018.
Ban lãnh đạo phụ trách việc quản lý sân vận động này tuần trước đã nhận được yêu cầu từ Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga về việc chuẩn bị chỗ trú ẩn an toàn cho người dân trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, báo Mỹ đưa tin.
Theo nội dung trong bức thư, trong trường hợp chiến tranh hạt nhân xảy ra, thành phố St. Petersburg sẽ có khả năng nằm trong vùng “hủy diệt và tràn ngập phóng xạ”.
Lần gần đây nhất người Nga biết đến yêu cầu từ chính quyền như vậy là lệnh tổng động viên chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân cách đây 20 năm. Dường như Điện Kremlin đang ngày càng nghiêm túc về vấn đề này, Daily Beast cho biết.
Vừa qua, đến 40 triệu người dân Nga trên cả nước đã tham gia diễn tập tìm chỗ trú ẩn trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh. Không có lý do rõ ràng cho các hoạt động diễn tập rầm rộ này của Nga.
Video đang HOT
Tuần trước ở Perm, thành phố khoảng 1 triệu người dân ở khu vực Ural đã bắt đầu chuẩn bị nơi trú ẩn “cho những nhân viên tiếp tục làm việc trong thời gian chiến tranh”, kênh truyền hình Nga đưa tin.
Sân vận động Zenit Arena đang được xây dựng để chuẩn bị cho World Cup 2018.
Chuyên gia từ Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga đến thị sát một trong những nơi trú ẩn để đảm bảo rằng có đủ chỗ, thuốc men, và lượng nước cần thiết cung cấp cho người dân mỗi ngày, theo truyền thông Nga.
Truyền hình Nga cũng tỉ mỉ hướng dẫn người dân thực tập cách trú ẩn trên truyền hình và trấn an rằng không có gì phải hoảng loạn. Nếu chiến tranh có xảy ra thì chính quyền Nga cũng sẽ đảm bảo hệ thống giao thông công cộng không bị nhiễm phóng xạ và mỗi người dân sẽ được cung cấp tối thiểu 300 gr bánh mì mỗi ngày.
“Quan hệ Nga-Mỹ đang ngày càng căng thẳng trong vài thập kỷ qua”, Giám đốc Viện nghiên cứu Chính trị kiêm cố vấn điện Kremlin, ông Sergei Markov nói. “Tôi ngờ rằng xung đột sẽ bắt đầu trước khi bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra”.
Ông Markov nói đã mua 200 hộp thịt heo trữ sẵn cho phòng trường hợp xảy ra chiến tranh. “Tôi khuyên mọi người cũng làm như vậy” là lời của ông Markov.
Phó Chủ tịch Duma quốc gia Nga, Vadim Dengin phát biểu: “Tôi không hiểu vì sao phương Tây lại không chịu để cho chúng ta yên. Người Mỹ cần hiểu rằng con cháu họ cũng sẽ phải tìm nơi ẩn náu nếu họ thực sự nghĩ đến việc tấn công Nga”.
Theo Đăng Nguyễn – Daily Beast (Dân Việt)
Báo Nga: Việt Nam quan tâm tàu tên lửa Buyan-M
Việt Nam quan tâm đến tàu tên lửa hiện đại lớp Buyan-M của Nga để thay thế cho các tàu hộ thống lớp Tarantul đã lỗi lời, báo Nga Sputnik đưa tin ngày 13.9
Tàu tên lửa cỡ nhỏ Buyan-M của Nga.
Theo Sputnik, tàu tên lửa hộ tống lớp Tarantul của Việt Nam do Liên Xô chế tạo nay đã cũ và đang trở nên lỗi thời. Trong tương lai, tàu tên lửa này cần được thay thế bằng loại tàu chiến hiện đại nhằm đáp ứng với những yêu cầu tiên tiến nhất, giúp Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền trên biển.
Báo Nga nhận định, một trong những lựa chọn có thể giúp Việt Nam thay thế những tàu Tarantul lỗi thời, có thể là tàu tên lửa lớp Buyan-M hiện đại nhất của Hải quân Nga. Đây là mẫu tàu tên lửa cỡ nhỏ, được trang bị tên lửa hành trình Kalibr tiên tiến.
Các tàu Buyan-M thuộc Hạm đội Caspian đã phóng tên lửa Kalibr, trong cuộc không kích Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Syria tháng 10.2015 và tháng 8.2016.
Hiện tại, Hải quân Nga mới được trang bị 5 tàu tên lửa Buyan-M. 3 tàu khác đang trong kế hoạch đóng mới, sẽ được chuyển giao cho Hạm đội Biển Đen và Baltic với chi phí 417 triệu USD. Nga có thể sở hữu 10 tàu tên lửa Buyan-M cho đến năm 2019.
Buyan-M phóng tên lửa hành trình Kalibr.
Ngoài 8 ống phóng tên lửa hành trình Kalibr-NK tầm bắn 220 km, các tàu Buyan-M còn được trang bị pháo A-190M 100 mm, tốc độ bắn 80 phát/phút, tầm bắn tối đa 20 km. Trên tàu hộ tống được trang bị pháo 12 nòng AK-630M-2 30 m, hai hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Gibka sử dụng tên lửa Igla, hai súng máy hạng nặng 14,5mm và ba súng máy 7,62mm.
Sử dụng động cơ Zvezda M520, tàu đạt tốc độ 25 hải lý/h và tầm hoạt động 2.800 km hoặc 4.300 km ở tốc độ 12 hải lý/h.
Trước những ưu điểm đáng kể của đội tàu Buyan-M khi thực chiến, Việt Nam đang nghiêm túc xem xét khả năng thay thế tàu tên lửa hộ tống lớp Tarantul từ thời Liên Xô bằng tàu Buyan-M mới nhất, Sputnik cho biết.
Ngoài ra, 10 quốc gia khác cũng đang quan tâm đến tàu tên lửa Buyan-M. Thông tin đăng tải trên Sputnik chưa được giới chức Nga và Việt Nam chính thức xác nhận.
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik (Dân Việt)
Điều bất thường từ vụ Triều Tiên thử tên lửa thất bại Chuyên gia Mỹ dự đoán Triều Tiên có thể đưa tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào hoạt động trong năm tới, sớm hơn nhiều so với dự kiến. Một vụ thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm của Triều Tiên. Quân đội Mỹ ngày 15.10 cho biết họ phát hiện Bình Nhưỡng đã phóng thử thất bại một tên lửa...