Nơi trú ẩn chênh vênh trên sườn núi Thụy Sĩ
Solvay là túp lều được xây dựng khá khiêm tốn, nằm trên sườn núi phía đông bắc của núi Matterhorn, ở bang Valais được xem như một nơi vô cùng cần thiết cho những nhà leo núi.
Đây là túp lều nằm trên ngọn núi cao nhất trong khu vực, ở độ cao hơn 3.962 m so với mặt đất. Nơi trú ẩn khẩn cấp này thuộc sở hữu của câu lạc bộ Alpine của Thụy Sĩ, được thiết kế để cung cấp thực phẩm và làm nơi trú ẩn cho người leo núi và đi bộ đường dài khi gặp thời tiết xấu.
Túp lều Solvay nằm ở lưng chừng núi, khoảng 457m tính từ đỉnh xuống và khoảng 2/3 tính từ dưới chân núi lên. Nó còn là điểm dừng chân lấy lại sức cho nhiều nhà leo núi Matterhorn.
Solvay là một địa điểm lý tưởng cho mọi người ngắm nhìn quang cảnh ngoạn mục của tất cả các đỉnh của ngọn núi Rosa gần đó. Nhưng dường như các nhà leo núi không ở túp lều để nghỉ dưỡng sức mà chủ yếu dừng lại khi gặp thời tiết xấu hay trong những trường hợp khẩn cấp khác.
Túp lều có thể chứa khoảng 10 người và không phải là một công trình mới xây dựng gần đây. Nó đã được xây dựng trong năm 1915 và chỉ mất vỏn vẹn 5 ngày để hoàn thành.
Video đang HOT
Tất cả các vật liệu xây dựng túp lều này đã được chuyển lên và đặt tại một túp liều khác dưới chân ngọn núi Hornli, ở độ cao khoảng 762m. Ở địa điểm này, người ta tiếp tục dùng một chiếc xe cáp được thiết lập tạm thời để nâng vật liệu lên xây dựng.
Đến năm 1966, túp lều được xây dựng lại lần hai, và vào năm 1976, người ta lắp đặt thêm một trạm điện thoại để gọi trong trường hợp cứu hộ, cứu nạn khẩn cấp.
Túp lều Solvay được đặt theo tên nhà leo núi Ernest Solvay, nhà phát minh kiêm doanh nhân đến từ Bỉ. Túp lều đã thực sự là do chính ông góp quỹ xây dựng nên, nó như một biểu tượng của lòng biết ơn, cho những thời khắc mà ông trải qua trên những ngọn núi. Ông nhận thấy thật sự cần thiết để xây dựng một nơi như thế này để tránh những cơn bão đột ngột mà dẫn đến những cái chết bi thảm.
Theo 24h
Làng Công Dồn e ấp giữa đại ngàn Trường Sơn
Làng Công Dồn (làng ngừi) nằm bên con suối Ring, được che chở bởi ngọn núi Coong Chang giữa mây ngàn gió sớm của mảnh đất miền Trung.
Làng Công Dồn nằm bên con suối Ring, tựa lưng vào ngọn núi Coong Chang như sự chở che, bao bọc giữa mây ngàn gió sớm. Những ưu phiền, bộn bề sẽ tan biến hết khi bạn đứng trước làng trong góc mây chiều, được tận mắt thấy nhịp sống bình lặng của đồng bào Cơtu cứ êm đềm trôi qua...
Làng Công Dồn nép mình dưới chân núi Coong Chang, một nơi còn giữ nguyên những giá trị văn hóa của người Cơtu cần được khám phá.
Trong nắng sớm, lang thang để được say sưa ngắm nghía bàn tay thoăn thoắt của những Mế, các chị em bên khung dệt, hay được hoà cùng nhịp bởi tiếng chày giã gạo bằng tay từ tay chày nhịp nhàng của phụ nữ Cơtu, với những âm thanh quen thuộc tạo nên những hạt gạo trắng ngần.
Trồng bông và dệt vải thổ cẩm không những là nét đẹp văn hóa mà còn giúp nhiều người dân Công Dồn cải thiện đời sống.
Nết đẹp dịu dàng của những cô gái Cơtu
Về đêm, ở Công Dồn thật yên tĩnh, có lẽ cuộc sống ở đây chỉ thấy qua chiếc bóng điện của một số hộ trong thôn được lấy từ việc khai thác thủy điện nhỏ dưới suối quanh làng, còn đa phần là đốt củi ở bếp.
Ngồi bên bếp nhà sàn hít hà hương vị trong cái lạnh buốt, uống cốc rượu tà vạt khai nồng là cảm nhận phần nào không gian sơn cước bạt ngàn. Bất chợp lại nghe tiếng nước chảy phát ra từ mạch nguồn của con suối Ring.
Khai thác rượu Tà vạt, một thức uống không thể thiếu đối với người Cơtu Công Dồn.
Nhà Gươl và lễ hội, là hình ảnh luôn được người Cơtu Công Dồn gìn giữ như trái tim của làng.
Đến Gươl, hòa mình vào vũ điệu cồng chiêng, được nghe lối nói lý đầy chí tình của đồng bào, bạn còn thưởng thức cung bậc phát ra từ cây đàn Abel như quyện vào nhau khi trầm khi bỗng hoà vào vách núi, băng qua dòng suối lúc thì nhẹ như tiếng lá rừng rơi, lúc thì khoan thai như đưa những mối tình trai gái Cơtu qua những lần đi sim để rồi nên duyên chồng vợ.
Ông Bh'ling Hạnh cùng vợ đang chơi đàn Abel-một loại nhạc cụ truyền thống luôn được người Cơtu thôn Công Dồn bảo tồn và gìn giữ gần như nguyên vẹn.
Trải qua bao đời nay mà vẽ đẹp hoang sơ của làng Công Dồn nằm dưới chân núi Coong Chang vẫn còn đó giữa đại ngàn của Trường Sơn sẽ giúp những ai chưa có dịp đến để khám phá thêm những giá trị văn hóa Cơtu nơi đây.
Bến nước, luôn được người Cơtu Công Dồn gìn giữ như báu vật của làng.
Theo 24h
Khám phá lễ hội Phật giáo lớn nhất Thái Lan Các tín đồ Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới phải xếp hàng nhiều tiếng bên ngoài chùa Phra Mahathat để có cơ hội được vào lạy Phật. Chùa Phra Mahathat là ngôi chùa lớn nhất miền Nam Thái Lan và được xây dựng cách đây 1.000 năm. Ngôi chùa nổi tiếng vì đây chính là nơi cất giữ xá lợi Phật....