Nơi Triều Tiên phóng tên lửa cực mạnh khiến Mỹ-TQ lo sợ
Ngoài sức mạnh, tầm bay của tên lửa đạn đạo Triều Tiên mới phóng hồi tuần trước, giới chuyên gia cũng đặc biệt chú ý đến vị trí phóng loại tên lửa “mạnh chưa từng thấy”.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Triều Tiên phóng ngay trong đêm.
Theo Quartz, Mỹ và các đồng minh phát hiện ra dấu hiệu bất thường ở phía bắc tỉnh Chagang của Triều Tiên vào ngày 28.7. Lầu Năm Góc sau đó xác nhận Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa ( ICBM).
Sau nhiều ngày phân tích, các chuyên gia cuối cùng đã đi đến kết luận về vị trí chính xác Triều Tiên khai hỏa. Đó cũng chính là nơi mà Mỹ và Trung Quốc lo sợ nhất, theo Quartz.
Nhìn trên bản đồ, địa điểm Triều Tiên phóng tên lửa chỉ cách biên giới Trung Quốc khoảng 50km. Khu vực này nằm cách xa thủ đô Bình Nhưỡng.
Theo quan điểm của Trung Quốc, địa điểm phóng gần biên giới như vậy là hết sức bất thường. Bắc Kinh luôn lo ngại việc Bình Nhưỡng phóng tên lửa, thử hạt nhân sẽ gây ra tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh.
Trong trường hợp xấu nhất, một vụ thử hạt nhân thất bại cũng có thể kéo theo phóng xạ bay sang Trung Quốc.
Video đang HOT
Kim Yong-hyun, giáo sư tại trường Đại học Dongguk ở Seoul, Hàn Quốc nói: “Triều Tiên thử tên lửa ở đó có thể là thông điệp ngầm gửi đến Trung Quốc. Rằng Bình Nhưỡng đang không hề thoải mái với đồng minh duy nhất”.
Hồi đầu năm nay, Triều Tiên đã chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc vì “nhảy theo điệu của Mỹ”. Lý do là vì Bắc Kinh đã ngừng nhập khẩu than từ Bình Nhưỡng.
Vị trí Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo hồi tuần trước.
Đối với Washington, địa điểm Triều Tiên phóng tên lửa cũng là mối lo ngại lớn. Đó là khu vực vùng núi hết sức phức tạp.
“Các dãy núi trùng điệp khiến cho Mỹ gặp nhiều khó khăn nếu muốn tấn công phủ đầu phá hủy kho tên lửa Triều Tiên”, Park Hwee-rhak, giáo sư tại trường Đại học Kookmin nhận định.
Lẽ dĩ nhiên, Triều Tiên đã tính toán kỹ địa điểm phóng tên lửa. Vụ phóng ICBM thành công chứng minh Bình Nhưỡng có thể khai hỏa những nơi Mỹ và đồng minh không ngờ đến,
Jeffrey Lewis, chuyên gia về quân sự Triều Tiên nói: “Họ phóng tên lửa vào giữa đêm, gần biên giới Trung Quốc. Nơi này phòng thủ dễ, tấn công rất khó. Đó lại là vào ban đêm, khi mà các ống kính quang học gắn trên vệ tinh trở nên vô dụng”.
Mỗi lần phóng tên lửa là Triều Tiên lại khiến Mỹ và đồng minh bất ngờ. Nước này đã trình diễn khả năng phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, từ xe phóng hiện đại, cho đến việc sử dụng nhiên liệu rắn và giờ là phóng tên lửa ở vùng núi hẻo lánh, vào giữa đêm. Mỗi lần phóng, tên lửa Triều Tiên cũng bay cao hơn và nhanh hơn.
Giới phân tích cho rằng, Triều Tiên đang khẳng định lập trường không muốn tấn công phủ đầu kẻ thù. Bình Nhưỡng muốn tập trung vào năng lực phòng thủ, khiến cho Mỹ cảm thấy phải trả giá đắt nếu quyết tâm can thiệp quân sự vào nước này.
Theo Danviet
Mỹ bắn tên lửa hạt nhân có khả năng vươn tới Triều Tiên
Mỹ bắn một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhằm dằn mặt Triều Tiên sáng nay (2.8), vài ngày sau khi Bình Nhưỡng thử thành công tên lửa Hwasong-14.
Mỹ từng bắn thử ICBM từ Căn cứ không quân Vandenberg hồi tháng 4 để "dằn mặt" Triều Tiên.
Nhân viên Không lực Mỹ sáng nay giám sát vụ bắn ICBM Minuteman-3 từ Căn cứ không quân Vandenberg ở California. Theo Bộ Quốc phòng Mỹ, tên lửa Minuteman 3 được phóng vào rạng sáng ngày 2.8 từ bãi phóng cách thành phố Lompoc gần 20 km về phía tây bắc.
Một phát ngôn viên của Không lực Mỹ cho biết, động thái này là "bình thường" và đã được "lên kế hoạch từ lâu".
Tuy nhiên, giới chuyên gia bình luận rằng, đây là một động thái "dằn mặt" Triều Tiên của Mỹ. Minuteman-3 được phóng thử chỉ vài ngày sau khi Triều Tiên bắn ICBM mang tên Hwasong-14 vào biển Nhật Bản.
Đây là lần phóng thử nghiệm ICBM thứ tư của quân đội Mỹ từ căn cứ ở California trong năm 2017. Vụ phóng được tiến hành nhằm kiểm tra tính hiệu quả, độ chính xác cũng như khả năng sẵn sàng chiến đấu của các hệ thống vũ khí chiến lược Mỹ.
Trong một tuyên bố, ông Mark Graff, phát ngôn viên Không lực Mỹ nhấn mạnh, cuộc thử nghiệm sẽ "đánh giá độ tin cậy của lực lượng ICBM nhằm duy trì khả năng ngăn chặn hạt nhân đáng tin cậy của chúng tôi".
Triều Tiên đã tuyên bố nước này là một "cường quốc hạt nhân" sau khi phóng thử thành công 2 ICBM trong tháng trước. Một một tên lửa đạn đạo tầm xa được xem là ICBM khi đạt tầm bắn tối thiểu là 5.500 km. Chức năng chính của tên lửa là giúp phóng một số đầu đạn chứa vũ khí hạt nhân tới nhiều mục tiêu tầm xa.
Theo lý thuyết, người ta cho rằng Mỹ và Triều Tiên cách nhau khoảng 8.000 km có thể tấn công lẫn nhau bằng một ICBM.
ICBM lần đầu tiên được Liên Xô triển khai vào năm 1958, sau đó là Mỹ năm 1959 và Trung Quốc 20 năm sau đó.
ICBM Minuteman-3 là một phần trong bộ ba răn đe hạt nhân của Mỹ, bên cạnh tên lửa Trident 3 trang bị trên tàu ngầm lớp Ohio và các vũ khí hạt nhân trang bị cho máy bay ném bom chiến lược.
Minuteman-3 có tầm bắn khoảng 13.000 km, tốc độ pha cuối 28.700 km/h, độ cao bay tối đa 1.120 km. Mỗi tên lửa mang được một đầu đạn W87 với sức công phá tối đa 475 kiloton, gấp 31 lần quả bom nguyên tử thả xuống thành phố Hiroshima năm 1945.
Theo Danviet
Triều Tiên thử ICBM thành công, Iran hưởng lợi lớn Có nhiều quan ngại rằng, Triều Tiên có thể chuyển giao công nghệ tên lửa cho Iran, đồng minh lâu năm của nước này sau thành công của vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới nhất hôm 28.7. Tên lửa liên lục địa Triều Tiên (ICBM) rời bệ phóng hôm 28.7 Chỉ mới tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng...