Nội tình chuyện bắt đỉa bán cho Trung Quốc 600.000đ/kg
Thời gian gần đây, rộ thông tin về việc nhiều người dân ở một số xã của huyện miền núi Như Xuân, Thanh Hóa bắt đỉa về bán cho các thương lái với giá lên đến 600.000đ/kg…
Lần theo thông tin dư luận phản ánh về việc, nhiều người dân trên địa bàn huyện miền núi Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa bắt đỉa về bán cho các thương lái.
Điểm thu mua các loại dược liệu ở xã Xuân Qùy, huyện Như Xuân
Trong vai một người đi mua đỉa, phóng viên Dân trí đã đi tìm hiểu thực tế ở xã Xuân Qùy và xã Hóa Qùy – các địa phương được cho là người dân đang đua nhau đi bắt đỉa về bán cho các thương lái với giá hơn nửa triệu đồng/kg.
Qua tiếp xúc với nhiều người dân tại hai địa phương này, hầu hết người dân đều cho biết, trước đây cũng có nhiều người trên địa bàn đi bắt đỉa về bán cho một số người thu gom trên địa bàn.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, lượng đỉa không nhiều. Hơn nữa, phải “đặt hàng” trước thì người dân mới đi bắt đỉa về bán.
Chúng tôi bắt gặp một người đàn ông giới thiệu tên Thành, qua một hồi tiếp xúc, nghe chúng tôi ngỏ ý muốn mua đỉa, người đàn ông khoảng 50 tuổi này cho biết: “Phải đặt trước mới có. Lâu nay có mua đâu”, rồi người này quay sang dò hỏi: “Đỉa có phải xoa không?”.
Video đang HOT
Theo như người đàn ông này cho biết, ngày trước mỗi lần đi mua đỉa về phải xoa cho chảy máu ra mới bán được, nên người dân rất ngại.
Được biết, giá mỗi kg thời gian gần đây là 600.000đ, có thời điểm lên 1 triệu/kg. Nhưng không phải lúc nào cũng có hàng để mua. Thường những người đi thu mua mỗi nhà chỉ được vài ba lạng.
Sau khi gom hàng được một lượng nhất định, những người thu mua lẻ sẽ mang đến điểm thu gom lớn và có người mua lại để vận chuyển ra Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh để xuất sang Trung Quốc.
Người đàn ông này cho biết: “Giờ làm ăn phải chắc chứ. Con đỉa muôn vàn lắm, lúc lên, lúc xuống, con chết, con sống, mình buôn phải có độ hao lắm”.
Qua tìm hiểu được biết, giá thu mua hiện nay của các thương lái là 600.000đ/kg đỉa. Tuy nhiên, do có “động” nên thời gian này, các thương lái cũng ít hoạt động hơn.
Qua lời giới thiệu của người dân, chúng tôi tìm đến gia đình của chị H. được cho là điểm thu mua đỉa lớn nhất tại xã Xuân Qùy, huyện Như Xuân. Tuy nhiên, khi tiếp xúc, chị H. cho biết, ngày trước chị cũng thu mua nhập sang Trung Quốc, nhưng lâu nay không làm nữa vì đỉa rất bẩn.
Nhiều người dân đổ xô vào rừng “săn” tìm được các loại cây dược liệu về bán
Đồng thời chị H. giới thiệu cho chúng tôi một người tên Cường, ở xã Hóa Qùy hiện đang thu mua.
Chúng tôi tìm đến nhà ông Cường, ở xã Hóa Quỳ, khi vào nhà hỏi, một phụ nữ giới thiệu tên Thu là con gái ông Cường. Theo chị Thu cho biết, trước đây gia đình chị thu mua với giá dao động từ 500.000 đến 600.000đ/kg đỉa. Cũng theo chị Thu, thời điểm này không có đỉa để mua.
Không chỉ thu mua đỉa, hiện nay, phong trào “săn” các loại dược liệu như: cây máu chó, nấm lim… để bán cho thương lái đưa sang Trung Quốc nhập cũng đang thu hút nhiều người dân trên địa bàn huyện Như Xuân tham gia.
Nhiều người dân khi được hỏi đều tỏ ra khó hiểu trước việc nhiều người đi mua đỉa với giá cao không biết để làm gì. Nhưng vì lợi nhuận cao, nên nhiều người vẫn vào rừng tìm các loại cây dược liệu và tìm bắt đỉa về bán cho các thương lái.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Tuyển tri thức trẻ về các xã đặc biệt khó khăn
UBND tỉnh Thanh Hóa đã tuyển chọn 15 trí thức trẻ theo chỉ tiêu được giao theo Đề án thí điểm tuyển chọn tri thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020.
Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã tuyển chọn và phân bổ số lượng trí thức trẻ tham gia Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020.
Phó Chủ tịch UBND xã Phú Nghiêm, huyện Quan Hóa - Hà Thị Hạnh thuộc dự án đưa 600 trí thức trẻ về các huyện nghèo
Theo đó, tỉnh Thanh Hóa được phân bổ 15 chỉ tiêu cho các chuyên ngành: Văn phòng - Thống kê, Địa chính - Nông nghiệp, Tài chính - Kế toán, Tư pháp - Hộ tịch và Văn hóa - Xã hội.
Đợt tuyển chọn này, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 811 ứng viên tham gia nộp hồ sơ, trong đó có những chuyên ngành như Văn hóa - Xã hội có đến 218 ứng viên tham gia nộp hồ sơ, Địa chính - Nông nghiệp có 200 ứng viên tham gia...
Sau khi được tuyển lựa, các trí thức trẻ sẽ được phân bổ về 15 xã đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn các huyện như: Thường Xuân, Như Xuân, Bá Thước, Lang Chánh, Quan Sơn, Quan Hóa, Mường Lát, Nga Sơn, Hậu Lộc ... để cùng với cấp uỷ - chính quyền và quần chúng nhân dân cùng phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới và tạo nguồn cán bộ ở địa phương.
Ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa yêu cầu: Hội đồng xét tuyển phải thực sự công tâm, khách quan tuyển chọn các ứng viên thật sự có năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức tốt để tuyển chọn vào các vị trí phù hợp. Trong đó, ưu tiên những ứng viên là con em các dân tộc miền núi có trình độ theo quy định.
Thái Bá
Theo Dantri
Xót xa cậu bé bị bỏ rơi nơi hang đá bị gán tiếng là "ma rừng" Gần đây người dân xóm Ưng (xã Phú Vinh, Tân Lạc, Hòa Bình) rộ lên tin đồn về cậu bé mồ côi Đinh Chiến Thắng chính là con "ma rừng", là nguyên nhân của biết bao tai họa, bất hạnh cho bản làng. Cậu bé Chiến Thắng bị gắn với cái tên "con ma rừng". Đau đớn hơn chính người thân của đứa...