Nối tiếp thành công, Ấn Độ phóng vệ tinh quân sự theo dõi radar kẻ địch
Sự kiện phóng vệ tinh của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) ngày 1/4 trở nên đặc biệt khi cơ quan này mời người dân theo dõi trực tiếp từ trung tâm chỉ huy.
Tên lửa đẩy Polar chở EMISAT rời bệ phóng. Ảnh: Sputnik
Hãng Sputnik đưa tin ISRO vừa phóng thành công vệ tinh tình báo điện tử EMISAT từ bệ phóng Sriharikota ở miền Nam nước này. EMISAT còn được phóng cùng 28 vệ tinh cực nhỏ khác theo yêu cầu của các khách hàng quốc tế.
Tên lửa đẩy Polar (hay còn gọi PSLV C-45) đã đưa “con mắt trên bầu trời” của Ấn Độ lên vũ trụ, cũng như cho thấy quốc gia hạt nhân lớn nhất Nam Á này có ý định tăng cường sự chuẩn bị quân sự và giám sát chuyển động của các kẻ thù.
Vụ phóng vệ tinh này diễn ra ngay sau khi Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa chống vệ tinh (ASAT) hôm 27/3.
Vệ tinh giám sát quỹ đạo Trái đất tầm thấp EMISAT nặng 436 kg, làm nhiệm vụ giám sát và cung cấp vị trí các cơ sở radar của quân địch nằm sâu trong lãnh thổ nước họ.
Cho đến nay, Ấn Độ vẫn còn phụ thuộc vào việc sử dụng máy bay trinh sát để cảnh báo sớm. Tuy nhiên, vụ phóng vệ tinh quân sự mới nhất sẽ đem đến cho New Delhi một nền tảng trên vũ trụ để giám sát các nước đối địch.
Video đang HOT
Sự kiện ngày 1/4 không chỉ đặc biệt ở chỗ đó. “Sứ mệnh trước mắt mà chúng tôi đang nhắm đến là PSLV C-45. Sứ mệnh này đặc biệt khi lần đầu diễn ra, PSLV sẽ thực hiện nhiệm vụ ở ba tầm quỹ đạo trong một chuyến bay”, Giám đốc ISRO K. Sivan nói.
EMISAT là vệ tinh do ISRO và Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) hợp tác phát triển.
Theo Xuân Chi/Báo Tin tức
"40 năm hành động sai trái" của Monsanto
Tính đến tháng 2-2019, đã có hơn 11.200 đơn kiện nhằm vào Monsanto vì thuốc diệt cỏ Roundup
Sau quá trình xét xử kéo dài 2 tuần, bồi thẩm đoàn một tòa án liên bang tại TP San Francisco, bang California - Mỹ, hôm 19-3 kết luận thuốc diệt cỏ Roundup của Công ty Monsanto là "tác nhân quan trọng" khiến ông Edwin Hardeman, 70 tuổi, bị ung thư hạch bạch huyết không Hodgkin (NHL).
Bên nguyên gặp bất lợi
Ông Hardeman, từ TP Santa Rosa, bang California, là người đầu tiên kiện thuốc diệt cỏ Roundup lên tòa án liên bang, với cáo buộc nó là nguyên nhân khiến ông mắc NHL. Người đàn ông 70 tuổi khẳng định trước tòa rằng ông đã sử dụng Roundup để kiểm soát cỏ dại và sồi độc tại nhà riêng của mình trong suốt gần 3 thập kỷ trước khi bị chẩn đoán ung thư vào năm 2015.
Động thái trên diễn ra theo sau phán quyết đáng chú ý hồi tháng 8-2018, khi bồi thẩm đoàn một tòa án ở bang California, trong một vụ kiện riêng biệt, đã kết luận Roundup là nguyên nhân khiến ông Dewayne Johnson, cựu nhân viên chăm sóc vườn cây tại một trường học ở TP Benicia, mắc ung thư. Bồi thẩm đoàn này yêu cầu Monsanto bồi thường 289 triệu USD cho ông Johnson vì không những không cảnh báo trước cho ông những nguy hại sức khỏe khi sử dụng Roundup, mà còn "hành động ác ý hoặc mang tính áp bức". Mặc dù mức bồi thường sau đó đã được hạ xuống còn 78,5 triệu USD, Monsanto vẫn kháng án và quá trình xét xử vẫn đang tiếp tục.
So với phiên tòa ở bang California, theo báo The Guardian, phiên tòa của ông Hardeman bị giới hạn phạm vi hơn. Trong khi các luật sư của ông Johnson tố cáo Monsanto "bắt nạt" giới khoa học và tìm cách ngăn chặn những nghiên cứu "vạch trần" sản phẩm của họ, thẩm phán Vince Chhabria của tòa liên bang lại không cho phép luật sư của ông Hardeman trình bày nghi vấn Monsanto tác động lên các cuộc nghiên cứu ung thư và cơ quan chính phủ trong suốt quá trình xét xử.
Ông Chhabria thậm chí còn dọa không cho một luật sư của ông Harderman tham gia phiên tòa khi người này vi phạm lệnh cấm nêu trên. Động thái bất thường này khiến nhiều người, đặc biệt là những người phản đối Monsanto, lo ngại phiên tòa có thể gây sức ép không công bằng lên bên nguyên. Vì chỉ được tranh luận duy nhất về việc liệu Roundup có phải là tác nhân gây ung thư hay không, các luật sư của ông Harderman khẳng định họ gặp bất lợi lớn.
Các nhà hoạt động biểu tình phản đối thuốc diệt cỏ Roundup bên ngoài trụ sở Bayer AG, công ty mẹ của Monsanto, ở TP Leverkusen - Đức, hôm 14-3 Ảnh: AP
Ông Edwin Hardeman rời một phiên tòa liên bang ở TP San Francisco hôm 25-2Ảnh: AP
Mặc dù giới hạn phạm vi tranh luận và tuyên bố các bằng chứng để chứng minh Roundup gây ung thư còn khá mơ hồ, thẩm phán Chhabria khẳng định "có bằng chứng rõ ràng mà từ đó, một bồi thẩm đoàn có thể kết luận Monsanto không quan tâm đến việc liệu sản phẩm của họ có gây ung thư hay không. Thay vào đó, họ tập trung vào việc thao túng dư luận và cản trở bất cứ ai nêu lên những lo ngại chính đáng và hợp pháp về vấn đề này".
Trong một tuyên bố sau phán quyết hôm 19-3, phát ngôn viên Dan Child của Tập đoàn Bayer AG (Đức) - công ty mẹ của Monsanto - khẳng định họ "thất vọng" nhưng vẫn tiếp tục tin tưởng mạnh mẽ vào các bằng chứng khoa học chứng minh thuốc diệt cỏ Roundup, với thành phần chính là glyphosate, không gây ung thư. Ngoài ra, ông Child còn nhấn mạnh phán quyết này sẽ không gây ảnh hưởng đến những vụ tố tụng khác trong tương lai vì "mỗi vụ có hoàn cảnh thực tế và pháp lý riêng". Theo Bayer, tính đến tháng 2-2019, đã có hơn 11.200 đơn kiện nhằm vào Monsanto vì thuốc diệt cỏ Roundup.
"Che đậy sự thật"
Trong ngày 20-3 (giờ địa phương), phiên tòa của ông Hardeman bước sang giai đoạn 2. Khi đó, theo báo The New York Times, bồi thẩm đoàn liên bang sẽ lắng nghe chứng cứ để quyết định liệu Monsanto có phải chịu trách nhiệm vì bệnh ung thư của ông Hardeman hay không và nếu có, mức bồi thường thiệt hại là bao nhiêu.
Trước mắt, các nhà hoạt động môi trường đã nhanh chóng hoan nghênh kết luận nói trên. Chủ tịch Nhóm Công tác Môi trường (EWG - Mỹ) Ken Cook khẳng định phán quyết hôm 19-3 ủng hộ những kết luận trước đây về việc "hóa chất glyphosate gây ung thư ở người". "Khi các vụ tố tụng tương tự gia tăng, sẽ có thêm nhiều bằng chứng cho thấy thuốc diệt cỏ Roundup không an toàn và Công ty Monsanto đã tìm cách che đậy sự thật này" - ông Cook nói thêm.
Nói về giai đoạn 2 của phiên tòa, bà Jennifer Moore, luật sư của ông Hardeman, khẳng định luật sư sẽ trưng ra những bằng chứng phơi bày "hành vi tồi tệ, thiếu trách nhiệm" của Monsanto, trong đó có thao túng dư luận và khoa học nhằm hạ thấp rủi ro của thuốc diệt cỏ Roundup đối với sức khỏe con người. "Chúng tôi tự tin rằng bồi thẩm đoàn, khi được trình bày mọi chứng cứ, sẽ nhận thấy Monsanto đã có hành động sai trái trong suốt 40 năm" - bà Moore nhấn mạnh. Đáp lại, Bayer AG cùng ngày khẳng định bằng chứng mà họ trưng ra trong giai đoạn 2 "sẽ chứng minh Monsanto không làm gì sai và bồi thẩm đoàn không nên bắt công ty này bồi thường cho ông Hardeman".
Đến thời điểm hiện tại, sự an toàn của glyphosate vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Năm 2015, hóa chất này bị Cơ quan Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC), thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), liệt vào danh sách những chất có khả năng gây ung thư. Theo sau động thái này, ông Hardeman đã trình đơn kiện Monsanto vào tháng 2-2016, khiến giới chức California liệt nó vào danh sách hóa chất được biết đến là có khả năng gây ung thư. Tuy nhiên, đến tháng 12-2017, Cục Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) khẳng định glyphosate an toàn và nó vẫn đang được phép sử dụng tại Mỹ cùng các quốc gia châu Âu.
Monsanto chính là một trong những công ty sản xuất "chất độc da cam" (tên gọi một loại chất diệt cỏ và làm rụng lá cây có liên hệ đến ung thư và những chứng bệnh khác) được quân đội Mỹ sử dụng trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, gây ra nhiều hậu quả nặng nề. Ngay sau khi có phán quyết hồi tháng 8-2018 nói trên, phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Trà khẳng định Công ty Monsanto cũng phải có trách nhiệm bồi thường cho các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam về những tác hại từ chất diệt cỏ mà công ty này đã cung cấp.
Theo Nguoilaodong
Siêu vũ khí thế hệ tiếp theo của Mỹ: Đường hầm chiến thuật Dự án Underminer (Người đào hầm) nhằm mục đích "chứng minh tính khả thi của việc nhanh chóng xây dựng các mạng lưới đường hầm chiến thuật Ảnh minh họa Người Nhật đã sử dụng đường hầm trong trận Iwo Jima để phục kích lính Mỹ. Du kích Việt Nam cũng vậy, buộc người Mỹ phải sử dụng "lính chuột cống" để tìm...