Nổi tiếng đến mấy, streamer game thủ vẫn “vạ miệng” như thường, phát ngôn gây tranh cãi kịch liệt trên sóng
Khiến cộng đồng tranh cãi kịch liệt với những phát ngôn “châm ngòi” của mình, các game thủ, streamer mỗi người có cách xử lý riêng.
Là một trong những nữ streamer nổi tiếng nhất trên Douyu, cô nàng Yan Wanbai đã giành được rất nhiều sự chú ý của dân mạng nhờ ngoại hình nổi bật. Trong một buổi phát sóng của mình, nữ streamer bày tỏ quan điểm về tình yêu và nhận về loạt ý kiến trái chiều.
Cụ thể, cô nàng thẳng thắn cho biết: “Nếu gia đình yêu cầu tôi tìm một chàng trai để yêu, chỉ cần anh ta yêu tôi, dù không có tiền thì cũng không có vấn đề gì. Nhưng nếu tôi thực sự muốn có người yêu, tôi muốn đó là một người có tiền hoặc có khả năng sẽ kiếm được nhiều tiền”.
Giải thích quan điểm của mình, cô cho biết: “Tôi không muốn đi vào con đường giống mẹ tôi. Mẹ đã ly hôn khi bố khởi nghiệp thất bại. Sau đó, tôi luôn hy vọng rằng mẹ tôi có thể tìm được một người đàn ông giàu có, bao nhiêu tuổi cũng được, để tôi sống một cuộc sống giàu có. Nhưng điều ước của tôi đã không thành hiện thực, bởi mẹ tôi lại cưới một người đàn ông có thu nhập đủ sống mà thôi” – Yan Wanbai nói thêm.
Nói đến đây, lời chia sẻ của Yan Wanbai nhận về nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi một số người đồng cảm với cuộc sống nghèo khổ của nữ streamer trong quá khứ. Nhưng vẫn có rất nhiều ý kiến chỉ trích nữ streamer sống chỉ biết đến tiền, bị đồng tiền làm mờ con mắt. Khi ấy, Yan chỉ im lặng như không có chuyện gì xảy ra.
Nữ game thủ Nhật Bản này gây tranh cãi với phát ngôn sốc, cho rằng đàn ông lùn không nên có quyền con người.
Tanukana – một nữ tuyển thủ Esports 29 tuổi với bộ môn Tekken, thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội với những câu phát ngôn sốc và gây tranh cãi của mình. Dù không biết là đùa hay không, tuy nhiên nữ gamer này đã hơi quá đà khi đưa ra bình luận về những người đàn ông lùn mà cô xem là không đáng có quyền con người nữa.
Trong một buổi stream bình thường như mọi ngày, Tanukana bắt đầu chia sẻ về một “biến cố” trong ngày của cô. Cô nàng kể về việc đặt đồ ăn qua mạng và người giao hàng là một nam thanh niên có chiều cao khiêm tốn. Sau khi thanh toán, cậu trai vẫn không đi ngay mà ngỏ ý muốn hỏi số điện thoại của cô để làm quen. Tanukana từ chối và vào trong nhà, tuy nhiên cô vẫn lo sợ rằng cậu trai cũng đã biết nhà của mình. Cô chia sẻ rằng: “Cậu ta khá lùn, chưa đến 1m65 nữa! Nếu cậu ta cao hơn và đô con hơn, tôi có lẽ đã cho số điện thoại rồi”.
Sau khi chia sẻ câu chuyện này, chat room đã khá sôi nổi về bình luận của cô về chàng trai này. Không rút lời, Tanukana còn châm dầu thêm lửa về việc mình rất ghét trai lùn: “1m65 là quá lùn, quá nhỏ con. Thật ra, nếu đàn ông mà dưới 1m7 thì chẳng được nhận quyền con người nữa đâu. Những ai là đàn ông mà dưới 1m7, hãy luôn tự nhớ trong lòng rằng mình không đáng có quyền của con người. Hãy tự tìm cách kéo dài xương nhờ phẫu thuật ngay đi. Nếu đạt được 1m7 rồi thì bắt đầu lấy lại quyền con người của mình rồi đó”.
Những phát ngôn khó nghe ấy khiến cô nàng nhận về làn sóng phản đối liên tục trên mạng xã hội, bị đuổi khỏi đội tuyển Tekken Esports, nhãn hàng tẩy chay…
Được yêu thích vì sự hài hước, dí dỏm nhưng cũng không ít lần Pewdiepie có những phát ngôn đi quá giới hạn khiến nhiều người phải la ó, ném đá.
Video đang HOT
Đầu năm 2020, anh từng nhận phải chỉ trích sau khi phát biểu vấn đề khá nhạy cảm khiến nhiều người phải lên tiếng phản đối. Theo đó, anh đã không tiếc lời chế giễu những người đã donate tiền cho nữ streamer, cho rằng họ chỉ là những kẻ hạ đẳng: “Tưởng tượng đến việc donate tiền cho những nữ streamer, thật thảm hại! Nó làm tôi cảm thấy phẫn nộ”.
Tuyên bố này sau đó đã gây ra một làn sóng tranh cãi nảy lửa trên mạng. Đa số đều tỏ ý không đồng tình với ý kiến của nam streamer tuy nhiên, đây có lẽ cũng không phải là vấn đề lớn bởi từ trước giờ Pewdiepie vẫn luôn nổi tiếng là người không ngại nhắc đến những vấn đề nhạy cảm và lần này cũng vậy.
5 streamers đắt giá nhất thế giới: Top 1 stream vui vẻ một ngày kiếm 4 tỷ, top 2 có giá trị chuyển nhượng ngang ngôi sao bóng đá
Streamer đang là một nghề 'hái ra tiền' trong khoảng 10 năm trở lại đây.
1. PewDiePie
Khởi nghiệp streamer từ năm 2011, PewDiePie ban đầu stream một số game offline đang hot trên Twitch và YouTube. Sau một thời gian, vì không thu hút được nhiều người xem nên anh thử làm video theo dạng reaction, bình luận về một trò chơi. Quyết định này đã giúp sự nghiệp của PewDiePie sang một trang mới.
PewDiePie, ông vua content trên YouTube
Biểu cảm hài hước của PewDiePie chính là thứ giúp anh hái ra tiền. Tính đến thời điểm hiện tại, ngôi sao người Thụy Điển đã đăng tải hơn 4400 videos lên Youtube, thu về 28 tỷ lượt xem. Trong đó video đạt lượng view cao nhất lên đến gần 300 triệu.
Năm 2019, Business Insider tiết lộ rằng cứ mỗi lần PewDiePie lên sóng, YouTube phải trả cho anh hơn 3000 USD/phút. Tức là một ngày anh chỉ cần stream khoảng 1 tiếng là thu về 160.000 USD, tương đương 4 tỷ VNĐ.
Thông số của PewDiePie
YouTube: 111 triệu người đăng ký
Twitch: 1,3 triệu người theo dõi
Instagram: 2,1 triệu người theo dõi
2. Ninja
Vẻ ngoài điển trai giúp Ninja có một lượng fan nữ đông đảo. Tuy nhiên, tài năng thiên bẩm với các trò chơi bắn súng mới là thứ khiến anh đứng top 2 trong 5 streamers đắt giá nhất thế giới.
Tầm ảnh hưởng của Ninja trên mạng lớn đến mức năm 2019, Mixer, một platform streaming đã phải trả cho Twitch 30 triệu USD để chiêu mộ độc quyền Ninja. Kể từ lúc ký hợp đồng, cứ mỗi ngày anh lại bỏ túi gần 2000 USD tiền hoa hồng.
"Trai đẹp" Ninja mỗi lần lên sóng đều thu hút ít nhất 30 nghìn người xem trên Twitch
Khi Mixer "sập" vì không có người dùng, Ninja lại quay lại với Twitch cùng hơn 2 triệu USD tiền đền bù. Cộng thêm những bản hợp đồng quảng cáo béo bở, số tài sản của Ninja, theo iwealthyfox, rơi vào khoảng 25 triệu USD tính đến thời điểm hiện tại.
Thông số của Ninja
Twitter: 6,7 triệu người theo dõi
TikTok: 8 triệu người theo dõi
Instagram: 13,2 triệu người theo dõi
3. Shroud
Cùng đội chơi game bắn súng giỏi với Ninja còn có Shroud. Anh này thậm chí còn từng chơi CS:GO chuyên nghiệp một thời gian dài rồi mới chuyển hẳn sang làm streamer.
Kênh của Shroud là "kênh kỹ năng" thực thụ khi anh không thường xuyên làm nhiều content giải trí thuần túy như PewDiePie mà chỉ tập trung vào highlights cùng những lần trải nghiệm trò chơi mới. Theo Cometoplay, số tiền Shroud kiếm được từ việc streamer thuần túy rơi vào khoảng 20 triệu USD.
Làm streamer giúp Shroud kiếm nhiều tiền hơn thi đấu chuyên nghiệp
Thông số của Shroud
Twitch: 10 triệu người đăng ký
Twitter: 1,8 triệu người theo dõi
YouTube: 6,8 triệu người đăng ký
4. Tfue
Như Shroud, Tfue từng thi đấu chuyên nghiệp trước khi làm streamers. Bộ môn anh yêu thích nhất là Fortnite.
Chân dung Tfue, người trẻ tuổi nhất trong top streamers đắt giá nhất thế giới
Mặc dù mới 24 tuổi (trẻ nhất trong top 5) nhưng Tfue đã kiếm được hơn 10 triệu USD từ stream. Thật đáng tiếc khi trong thời điểm sự nghiệp đang thăng tiến nhanh, Tfue lại vướng vào nhiều scandal.
Năm 2018, Tfue bị cấm phát sóng trên Twitch vì tội phân biệt chủng tộc. Một năm sau, anh lại mất đi tương đối nhiều fan vì vướng vào vòng pháp lý với đội tuyển chủ quản FaZe Clan, liên quan đến phần ăn chia quảng cáo trong hợp đồng.
Thông số của Tfue
Twitch: 10,9 triệu người đăng ký
Twitter: 4,2 triệu người theo dõi
YouTube: 12 triệu người đăng ký
5. Pokimane
Cô gái duy nhất xuất hiện trong top 5 là Pokimane. Xét về số lượng người subscribe, Pokimane không thể sánh bằng 4 cái tên kể trên nhưng giá trị hình ảnh thì lại ngang ngửa.
Theo TheLoadOut, mỗi ngày Pokimane kiếm được khoảng hơn 2000 USD nếu chỉ tính từ việc ngồi stream. Ngoài ra, cô thu thêm mỗi tháng 35.000 USD từ tiền đăng ký lại của fan và khoảng 10.000 USD/tháng từ Youtube.
Pokimane, niềm mơ ước của bao game thủ
Nguồn thu chính của Pokimane đến từ các hợp đồng quảng cáo khủng với nhiều hãng đồ điện tử lớn. Nhãn hàng tìm đến cô nhiều đến mức năm 2021, Pokimane đã từ chối hợp đồng lên đến 3 triệu USD vì... không thích.
Giá trị của Pokimane rơi vào khoảng 10 triệu USD.
Thông số của Pokimane
Twitch: 9 triệu người đăng ký
Twitter: 3,9 triệu người theo dõi
Instagram: 6 triệu người theo dõi
YouTube: 6,7 triệu người đăng ký
Tuyên bố làm game NFT không phải để kiếm tiền, studio game bị CĐM chỉ trích mạnh mẽ, tố luôn cả đạo nhái hình ảnh Làm game NFT ở thời điểm này nhưng tuyên bố không phải để kiếm tiền thì liệu mấy người tin. Những thuật ngữ như game NFT, Metaverse hay Blockchain ở thời điểm hiện tại đang là một trong những cụm từ có lẽ bị giới game thủ truyền thống ghét cay ghét đắng. Đã có rất nhiều ý kiến phản đối, thậm chí...