“Nói thật với Quốc hội, càng làm càng thấy đau đầu”
“Nói thật với Quốc hội, chúng tôi càng làm càng thấy đau đầu”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước Ksor Phước giãi bày trước Quốc hội.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Minh Quang giải trình thêm trước Quốc hội
Ngày 10/11, Quốc hội dành thời gian thảo luận tại Hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004-2014.
“Càng làm càng đau đầu”
Trình bày báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận định, trong 10 năm qua, kết quả nổi bật là việc quản lý, sử dụng đất đai của phần lớn các nông, lâm trường trong cả nước đã có bước chuyển khá tích cực, tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng đất đai của các nông, lâm trường còn nhiều tồn tại, hạn chế trong việc tiến độ thực hiện rà soát, sắp xếp, đổi mới về quản lý sử dụng đất của các nông, lâm trường còn chậm; chất lượng công tác quản lý, sử dụng đất đai chưa được nâng cao.
Tình trạng bản đồ và hồ sơ quản lý đất đai kém chất lượng, thiếu chính xác, không được chỉnh lý kịp thời, không phản ánh đúng thực tế quản lý, sử dụng đất chưa được khắc phục; việc xác định, cắm mốc và lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất chưa được thực hiện đối với hầu hết các nông, lâm trường.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng vấn đề chính là tổ chức thực hiện nhưng thời gian qua công tác giám sát thanh tra còn yếu, nhiều trường hợp phát hiện sai phạm rồi xử lý không nghiêm minh, các cơ quan chính quyền rất lúng túng, “nhìn nhau để xử lý”.
“Nói thật với Quốc hội, chúng tôi càng làm càng thấy đau đầu”, ông Ksor Phước giãi bày trước Quốc hội.
Đánh giá cao công tác giám sát, nhưng, nhiều ĐBQH cũng thẳng thắn nêu thực trạng về tình trạng vi phạm pháp luật như giao khoán đất nông, lâm nghiệp cho những người không thuộc đối tượng trực tiếp sản xuất nông, lâm nghiệp.
Video đang HOT
Đặc biệt, có nhiều nông, lâm trường, nhất là những nơi khoán trắng, không quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng đất sau khi giao khoán, để xảy ra tình trạng người nhận khoán đất của công ty nông, lâm nghiệp tự do chuyển nhượng, mua bán hợp đồng giao khoán, chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật, tự ý xây dựng nhà ở, công trình dịch vụ kiên cố trên đất nhận khoán là phổ biến, nhất là đất vùng ven đô thị gây nhiều bức xúc.
Phó đoàn ĐBQH Hà Nội Chu Sơn Hà nhận xét, qua giám sát, tại nhiều địa phương, trường hợp không có bản đồ, hồ sơ gốc về đất đai sai lệch lớn với hiện trạng; có khi sai lệch đến hàng trăm héc ta nên đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ ngân sách cho các địa phương trong 2 năm 2015 – 2016 để thực hiện việc rà soát, xác định ranh giới, cắm mốc giới; đo đạc, lập bản đồ địa chính và hồ sơ ranh giới sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các công ty nông, lâm nghiệp…
Trước tình trạng đó, các ĐB kiến nghị cần hoàn chỉnh hồ sơ địa chính đất đai, lập quy hoạch rồi mới giao cho nông, lâm trường lập kế hoạch sử dụng đất, lập phương án kinh doanh.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát
Hai Bộ trưởng nhận khuyết điểm
Giải trình thêm về vấn đề này trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường Nguyễn Minh Quang và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đều thẳng thắn nhận phần khuyết điểm của mình trong vấn đề quản lý Nhà nước.
Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang cho hay Bộ thấy rõ trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ đối với những tồn tại yếu kém kéo dài trong quản lý đất đai nông lâm trường như các ĐB đã nêu. Cụ thể, Bộ TN-MT có khuyết điểm trong chậm ban hành một số văn bản hướng dẫn công tác quản lý đất nông lâm trường; chưa tổ chức thanh tra tất cả các nông lâm trường trong sử dụng đất; chưa quan tâm xử lý sau thanh tra dẫn đến vi phạm về đất đai kéo dài, gây bức xúc trong xã hội.
Với quá trình nhiều năm làm việc và rất trăn trở về nông, lâm trường, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng thấy rằng nhiều nông lâm trường hoạt động kém hiệu quả và còn có vi phạm (nhất là ở Tây Nguyên).
Theo ông Phát, với trách nhiệm quản lý Nhà nước, Bộ đã phối hợp với địa phương để kiểm tra, giám sát các nông lâm trường thuộc quản lý địa phương nhưng còn thiếu và yếu, khi thanh tra, xử lý các tồn tại chậm và không dứt điểm. Về tất cả những khuyết điểm này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng rất thấm thía và xin nhận khuyết điểm với Quốc hội.
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm hỗ trợ các địa phương số kinh phí khoảng 1.000 tỷ đồng để hoàn thành đo vẽ hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2016.
Theo_Giáo dục thời đại
Đồng bằng Sông Cửu Long: Quá nhiều thách thức và áp lực
Chưa bao giờ vùng ĐBSCL lại đứng trước nhiều thách thức về biến đổi khí hậu cũng như áp lực ngày càng lớn của sự phát triển KTXH chưa bền vững như hiện nayBộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang nói.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu tại diễn đàn
Diễn đàn Đồng bằng sông Cửu Long được mở ra ngày 2/2 nhằm tìm kiếm những giải pháp mới cho công cuộc phát triển và ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay của các sinh kế bền vững và được cải thiện trong vùng.
Diễn đàn có sự hiện diện của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát, các Phó chủ tịch 13 tỉnh ĐBSCL, cùng với những đại diện từ các cơ quan phát triển khác như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á, Chính phủ Australia, Hà Lan, Nhật, Đức và các tổ chức khác như IUCN và IFAD.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh tầm quan trọng của vùng trong công cuộc phát triển của toàn miền nam Việt Nam cũng như của cả quốc gia. "Tuy nhiên khu vực này đang đối mặt với các thách thức rất lớn liên quan đến vấn đề nguồn nước, xâm nhập mặn và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu." Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nói.
"Nhận thức rõ về các thách thức này, cùng với các nỗ lực của cộng đồng quốc tế, Chính phủ Việt Nam đã và đang quyết liệt chỉ đạo và triển khai lồng ghép các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Trong đó, khu vực đồng băng sông Cửu Long luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt. Chúng tôi luôn nêu cao quyết tâm chính trị và các ưu tiên đầu tư phát triển của Việt Nam cho khu vực này theo định hướng tổng hợp và bền vững, hướng đến một tương lai tươi sáng cho vùng đất trù phú nhưng cũng rất dễ bị tổn thương này." Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
"Có thể nói chưa bao giờ vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, bao gồm cả các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng như các áp lực ngày càng lớn của sự phát triển kinh tế xã hội còn chưa thực sự bền vững." Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang phát biểu.
"Chúng ta cần phải xây dựng một lộ trình, trong đó có các kịch bản khác nhau về đường lối phát triển cho khu vực này, kết hợp với các kịch bản phát triển khác như phát triển kinh tế, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, phát triển thượng nguồn... mà chúng ta có thể lựa chọn đường lối phát triển tốt nhất cho khu vực này." ông Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh.
Chưa bao giờ, ĐBSCL chịu nhiều thách thức và áp lực như hiện nay
Tại Diễn đàn, các đại biểu cũng thảo luận về những thách thức đối với các cộng đồng và sinh kế của ngành nông nghiệp và thủy sản, là những thành tố quan trọng của kinh tế khu vực.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã nêu lên những thách thức cho sự phát triển trong vùng, đó là thoái hóa đất duyên hải cho sản xuất, lũ lụt, và cho rằng cần phát huy hơn nữa tiềm năng của khu vực nông nghiệp và thủy sản.
"Để phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn ĐBSCL phải khắc phục những thách thức và tồn tại nêu trên nông nghiệp ĐBSCL phải nhanh chống đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới trong mối quan hệ chặt chẽ đa ngành" Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát nói.
Theo ông, "nông nghiệp ĐBSCL phải chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa cạnh tranh quốc tế hướng tới chất lượng cao, giá trị gia tăng cao và bền vững trên cơ sở tiếp tục phát huy cao hơn lợi thế về sản xuất lúa gạo, tôm, cá tra, trái cây (cây ăn quả có múi, xoài, nhãn...)."
Diễn đàn kéo dài hai ngày đã thảo luận những điểm chính trong Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó gợi ý một tầm nhìn phát triển lồng ghép cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các thảo luận nhóm đã giúp các đại biểu thảo luận cần làm gì để xác định những thách thức và chiến lược đối phó, và tiếp tục sẽ phải làm gì, khi nào.
Theo các kịch bản BĐKH, đến năm 2100 nhiệt độ trung bình năm ở VN có thể tăng khoảng 2 30C, mực nước biển có thể dâng 1 m. Khi đó, dự kiến khoảng 40% diện tích ĐBSCL, 11% diện tích đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển của VN sẽ bị ngập. TP.HCM cũng bị ngập trên 20% diện tích, khoảng 10 12% dân số VN sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp với tổn thất khoảng 10% GDP.
Xuân Hưng
Theo_VnMedia
Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Sử dụng chất cấm là một tội ác" Trả lời đại biểu Quốc hội sáng nay 3/11, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết 9 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ mẫu thực phẩm sử dụng chất cấm vượt ngưỡng còn cao, chưa có cải thiện so với năm 2014. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát....