Nội thất thiết giáp BTR-60 Việt Nam có trang bị
BTR-60 là dòng xe thiết giáp huyền thoại của Liên Xô, hiện được trang bị rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Một số vị khách nước ngoài có cơ hội được vào thăm bên trong xe thiết giáp chở quân BTR-60 do Liên Xô sản xuất. Các vị khách này đã đem lại những hình ảnh thú vị giúp người xem mường tượng được bên trong xe thiết giáp như thế nào.
Trong clip, anh ta đã thử hệ thống lái, các hệ thống kính ngắm quan sát và điều khiển cả tháp pháo (gỡ bỏ súng máy 14,5mm).
Xe bọc thép 8 bánh BTR-60 được ra đời nhằm thay thế cho loại BTR-152 của những năm 1950. BTR-60 là một bước phát triển vượt bậc trên nhiều phương diện, có thể nói là cách mạng trong thực tế. Nó cung cấp cho Quân đội Liên Xô một phương tiện cực kì cơ động trên mọi địa hình lẫn khả năng bơi nước tốt, bảo vệ tốt cho binh sĩ trong xe lẫn hỏa lực không hề yếu.
BTR-60 được giới thiệu vào tháng 12/1959 và gia nhập biên chế năm 1960 (nên được đặt tên là BTR-60), với khoảng 25.000 chiếc được sản xuất tại Liên Xô đến năm 1976. Hàng nghìn chiếc trong số đó được xuất khẩu tới hàng chục quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam (nó trang bị cho cả lục quân và hải quân).
Xe được bọc giáp thép toàn thân, tháp pháo đặt giữa thân xe, bốn bánh lốp to mỗi bên. Khối lượng BTR-60 vào khoảng 14,1 tấn với kíp lái tiêu chuẩn 3 người và khoang chở lính đặt ở giữa xe. Giáp xe khá mỏng, khoảng 5mm ở cửa hông và dày 10mm ở tháp pháo.
Video đang HOT
Thiết giáp chở quân BTR-60PB của Hải quân Đánh bộ Việt Nam.
BTR-60 sử dụng 2 động cơ GAZ-40P cho công suất tổng cộng 180 mã lực. Động cơ đặt ở đuôi xe khiến cửa ra vào của tốp lính bộ binh phải đặt trên nóc, động cơ của BTR-60 giúp xe đạt tốc độ tối đa 80km/h trên đường nhựa và dự trữ hành trình 600km. BTR-60 được thiết kế để bơi nước toàn diện (như nhiều xe khác của quân đội Liên Xô cho trang bị của họ trên chiến trường Châu Âu), tốc độ bơi của nó là 10km/h nhờ hai hệ thống bơi nước chuyên dụng sau đuôi.
Phiên bản BTR-60 được đưa vào biên chế Liên Xô năm 1960 là mẫu BTR-60P, nó chở được 16 lính và gắn súng máy 7,62mm. Tuy vậy thì việc không bọc giáp nóc khiến cho khả năng bảo vệ kíp lái lẫn binh sĩ theo xe bằng 0 nên nhanh chóng được thay thế bằng mẫu BTR-60PA với thông số y hệt, chỉ khác là nóc xe đã được bọc giáp, về sau BTR-60PA được lắp thêm đại liên 12,7mm DShK 1938/46 với 500 viên, đặt tên là BTR-60PA-1.
Tiếp theo sau là phiên bản BTR-60PAI với tháp pháo gắn trọng liên 14,5mm KVPT và súng máy đồng trục 7,62mm, cuối cùng là mẫu BTR-60PB với sự khác biệt ở chỗ kíp lính theo xe giảm từ 16 xuống 14 người, ngược lại pháo thủ sẽ có thêm kính ngắm, đây là phiên bản BTR-60 có trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Lính thủy đánh bộ Venezuela chọn thiết giáp Trung Quốc
Quân đội Venezuela sẽ sớm được trang bị các mẫu xe thiết giáp đổ bộ VN18 và pháo tự hành VN16 do Trung Quốc sản xuất.
Mạng FAV Venezuela cho biết, lực lượng thủy quân lục chiến nước này sẽ có được xe thiết giáp đổ bộ VN18, pháo tự hành VN16 cùng nhiều vũ khí trang bị khác do Trung Quốc sản xuất. Những vũ khí này sẽ được cung cấp theo khuôn khổ hợp tác do Venezuela và Công ty Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc (NORINCO) ký.
Tuy nhiên, mạng này không tiết lộ số lượng xe VN16 và VN18 mà lực lượng thủy quân lục chiến Venezuela mua, cũng như thời gian bàn giao cụ thể. Nhưng những bức ảnh mà trên mạng đề cập đến cho thấy, các trang bị kỹ thuật này đang trong giai đoạn sản xuất.
Xe thiết giáp đổ bộ đường biển VN18.
Theo một số nguồn tin, hợp đồng vũ khí này trị giá 500 triệu USD. Ngoài những vũ khí trên, công ty Trung Quốc còn có kế hoạch cung cấp cho Venezuela xe thiết giáp đổ bộ VN1, pháo phản lực phóng loạt SR-5 (lắp module ống phóng cỡ 122mm và 200mm), pháo cối tự hành cỡ 81mm và 120mm...
Xe chiến đấu đổ bộ đường biển VN18 là biến thể xuất khẩu của mẫu ZBD-05 được NORINCO nghiên cứu từ năm 2006 cho Hải quân Trung Quốc.
NORINCO cho biết, VN18 được trang bị tháp pháo 2 người lắp pháo cao tốc 30mm và súng máy đồng trục 7,62mm cùng tên lửa chống tăng HJ-73. Xe được trang bị động cơ diesel cung cấp công suất 1.176kW khi bơi và 440kW khi hoạt động trên bộ, tốc độ tối đa đạt được 65km/h.
Còn VN16 là biến thể xuất khẩu của pháo tự hành chi viện hỏa lực trực tiếp ZTL-05 với pháo 105mm có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng.
Bằng Hữu
Theo_Kiến Thức
Cận cảnh chiến sĩ Hải quân đánh bộ Việt Nam Hải quân đánh bộ là một lực lượng tinh nhuệ của Hải quân nhân dân Việt Nam, với nhiệm vụ cơ động chiến đấu trong toàn quốc để bảo vệ bờ biển và hải đảo xa bờ khi địch đánh chiếm, khi cần có thể tăng cường một số lực lượng để phòng thủ những nơi xung yếu. Thời gian qua, lực lượng...