Nội thất tàu ngầm tự chế Trường Sa
Dù không được vào tận bên trong khoang tàu, nhưng một số chi tiết về nội thất của tàu đã được hé lộ qua ô cửa vào.
Khoang tàu chi chit những thiết bị và gần như không có không gian cho sự sửa chữa, kiểm tra.
Chiều ngày 23/1/2014, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa lần cuối cùng để đón Tết. Trong khi chuẩn bị thử nghiệm, một số chi tiết về hệ thống máy móc bên trong của tàu đã được hé lộ.
Khoang vận hành rất chật hẹp, chỉ đủ chỗ cho một người thao tác tất cả các công việc, từ kiểm tra radar, thiết bị định vị, cho đến vận hành di chuyển từ động cơ cho đến chân vịt, bánh lái, hệ thống không khí tuần hoàn.
Máy bơm để đưa nước vào hoặc ra trong các khoang chứa nước phục vụ việc lặn nổi của tàu ngầm. Tàu Trường Sa bố trí hai khoang chứa nước ở đầu và đuôi tàu.
Bảng điều khiển nguồn điện cho việc vận hành hệ thống không khí tuần hoàn AIP, các thiết bị chiếu sáng, máy móc.
Video đang HOT
Bình nhiên liệu oxy lỏng của hệ thống không khí tuần hoàn AIP.
Có rất nhiều đồng hồ và mỗi chỉ số đều cần có sự theo dõi một cách chặt chẽ và thường xuyên. Công nhân của xưởng sản xuất, anh Luật cho biết: “”Lý do khiến việc chú Hòa thử nghiệm không thành lần này vì khoang tàu rất nhỏ, chỉ đủ 1 người xoay sở, trong khi đó, có hàng chục cái van, nút ấn cần điều chỉnh, và hàng chục cái đồng hồ cần theo dõi. Ngay như việc bơm nước vào mũi và đuôi tàu để lặn xuống cân bằng cũng là một sự khó khăn mà chú Hòa chưa thành thục”.
Kính tiềm vọng của tàu ngầm Trường Sa. Theo ông Hòa, đây là kính điện tử, có khả năng nhìn và ghi lại hình ảnh như một chiếc máy quay.
Bánh lái phụ và những bình rỗng, phục vụ cho việc lấy nước biển để hỗ trợ cho việc trung hòa khí CO2 của hệ thống không khí tuần hoàn AIP.
Hai ống hình trụ là nơi chứa những thiết bị của hệ thống không khí tuần hoàn.
Khoang chứa nước ở đuôi. Con tàu theo thiết kế để nổi nặng 9 tần, nhưng khi chứa nước để lặn sẽ có khối lượng là 13 tấn.
Bánh lái chính chìm sâu xuống nước trong quá trình thử nghiệm.
Một kỹ sư người Nhật Bản khi đến làm việc với công ty Quốc Hòa vô cùng thích thú với chiếc tàu ngầm của doanh nhân người Việt Nam. Vừa chụp ảnh tàu ngầm bằng điện thoại, chàng kỹ sư ngoại này vừa không ngừng kêu lên “kỳ diệu” bằng tiếng Anh. (Minh Tú thực hiện)
Theo Xahoi
Thử nghiệm tàu ngầm 'made in Việt Nam': Kín nước, có thể lặn, nổi
Ông Nguyễn Quốc Hòa, người chế tạo tàu ngầm mini Trường Sa cung cấp những thông tin về tiến độ thử nghiệm con tàu.
Tàu ngầm Trường Sa vào bể thử nghiệm
Sau khi hoàn thành tất cả các bước kiểm tra cuối cùng, doanh nhân Nguyễn Quốc Hòa quyết định đưa tàu ngầm Trường Sa thử nghiệm trong môi trường kín nước. Ngày 6/1, tàu ngầm Trường Sađược di chuyển từ xưởng sản xuất vào trong bể nổi. Bể thử nghiệm này có khả năng chứa 200m3 nước, kích thước 4m x 10m x 5m.
Tiếp đến, bể nổi được lấp kín cửa và bắt đầu bơm nước vào. Ông Nguyễn Quốc Hòa là người trực tiếp vào trong khoang để thử nghiệm tàu.
Trong những ngày thử nghiệm này, trước hết, ông Hòa đã kiểm tra được độ kín nước của các mối hàn, các roăng cao su của chân vịt hay nắp thân tàu và cho kết quả hoàn toàn chắc chắn. Đồng thời máy định vị vệ tinh và radar của tàu ngầm cũng được thử nghiệm và cho kết quả hết sức thuyết phục.
Điều thứ hai ông Hòa có thể kiểm tra được khả năng lặn, nổi của con tàu và sự hoạt động của hệ thống điện.
Ông Hòa cho biết sau khi tháo nước ra khỏi bể thử nghiệm ngày 14/1, ông Hòa chưa có thêm hoạt động thử nghiệm nào với tàu ngầm Trường Sa do bận rộn với những hợp đồng kinh tế của nhà máy.
Theo dự kiến, vào những ngày cuối tuần này (18-19/1), ông sẽ tiếp tục bơm nước vào bể thử nghiệm và tiến hành kiểm tra độ cân bằng của tàu ngầm. Ông Hòa cho biết đây là một hạng mục rất quan trọng cần thử nghiệm, nếu con tàu bị rung lắc hoặc lệch trọng tâm, mất cân bằng thì tất cả những hoạt động trong khoang tàu đều không thể thực hiện được.
Theo ông Hòa, nếu Trường Sa thành công về chế độ cân bằng thì ngay lập tức ông có thể kiểm tra luôn sự vận hành của hệ thống không khí tuần hoàn AIP cũng như hệ thống động cơ và kết thúc đợt thử nghiệm đầu tiên.
Tuy nhiên, nếu sự cân bằng của tàu ngầm không được hoàn chỉnh, rất có thể Trường Sa sẽ mất rất nhiều thời gian để căn chỉnh.
Ông Hòa nhận định thêm: "So với bản thiết kế của tôi, đến thời điểm này con tàu không có gì sai sót, ngay cả với trọng lượng của tàu. Hiện tại tàu có trọng lượng 9 tấn lẻ 50kg, trong bản thiết kế của tôi là 9 tấn. Do đó, tôi tin rằng không có vấn đề gì với sự cân bằng của tàu".
Bên trong bể thử nghiệm của con tàu
Về phương pháp lặn, nổi của con tàu, có nhiều ý kiến thắc mắc cho rằng không nhìn thấy khoang chứa nước để giúp con tàu có thể hoạt động chìm, nổi như một chiếc tàu ngầm bình thường, ông Hòa cho biết:
"Tàu ngầm của tôi được thiết kế nhỏ gọn tối đa và vô cùng khoa học. Nhiều người xem ảnh không nhìn thấy khoang chứa nước thì nghĩ nó không có, nhưng thực tế, phần đáy của mũi và đuôi tàu đã được thiết kế khoang chứa nước. Khi tàu nổi, tàu có trọng lượng là 9 tấn, nhưng khi tàu lặn sẽ có trọng lượng là 13 tấn, tất cả đều đã được tôi tính toán từ đầu. Còn ai cho rằng tàu của tôi không thể nổi, thì người đó nên học lại vật lý."
Dự kiến, nếu mọi thử nghiệm đều thành công, đợt thử nghiệm đầu tiên này sẽ kết thúc vào ngày thứ ba (21/1/2014).
Theo Xahoi
Tàu ngầm Trường Sa có thể được thử nghiệm trùng ngày Kilo về Cam Ranh? Tàu ngầm Trường Sa đang hoàn thiện những bước cuối cùng để đưa chiếc tàu mini vào bể thử nghiệm. Động cơ của tàu ngầm Trường Sa Chọn giờ đẹp thử nghiệm tàu Trường Sa Ngày 25/12, doanh nhân người Thái Bình, ông Nguyễn Quốc Hòa cho biết chiếc tàu ngầm vẫn đang trong quá trình kiểm tra, hoàn thiện. Hiện tại, mọi...