Nội thất có 1-0-2 nhìn như bản thảo nguệch ngoạc
Nếu chỉ nhìn thoáng qua, bạn sẽ tưởng rằng đây là những nét phác thảo 2D trên giấy, nhưng thực ra, đó lại là những đồ vật nội thất hoàn toàn thật.
Đó là các sản phẩm do nhà thiết kế Jinil Park sáng tạo ra nằm trong bộ sưu tập mang tên Drawing Furniture. Ban đầu, anh vẽ các phần khác nhau của các đồ vật như bàn, ghế, đèn, sau đó anh rèn các đoạn dây thép với độ dày mỏng khác nhau rồi hàn chúng lại với nhau để tạo lên một sản phẩm hoàn thiện.
Anh cho biết: “Tôi tạo ra sản phẩm bằng cách kết hợp các sợi dây mỏng với nhau cho đến khi chúng đủ giữ được trọng lượng của người thật thì thôi”. Ý tưởng của anh là để chứng minh cho mọi người thấy những thứ mỏng manh khi ghép lại với nhau thì sẽ trở nên vững mạnh hơn.
Video đang HOT
Jinil sinh ra tại Incheon, Hàn Quốc, nhưng và theo học ngành thiết kế kim loại thủ công tại Đại học Hongik, Seoul. Bộ sản phẩm của anh hiện đang được trưng bày tại một hội chợ thiết kế tại Cologne, Đức.
Mức giá của các sản phẩm này sẽ được Jinil công bố sau khi hội chợ kết thúc vào cuối tháng Giêng.
Trước đó, các nội thất độc đáo này cũng đã được triển lãm tại một chương trình thiết kế khác tại Hàn Quốc từ tháng Chín đến tháng 11/2013.
Nhà thiết kế Jinil Park
Cùng xem một số sản phẩm của nhà thiết kế Jinil:
Theo Datviet
Tiền đến tay người vay
Lần đầu tiên, người dân sẽ được hỗ trợ vay vốn mua nhà với lãi suất 6%/năm, nhưng chỉ dành cho một số đối tượng nhất định. Đó là người thu nhập thấp, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang vay để thuê, mua nhà ở xã hội với lãi suất 6%/năm nhưng chỉ được giữ ổn định trong 3 năm đầu. Sau thời điểm 15-4-2016, khách hàng sẽ được hưởng chính sách lãi suất hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước.
Phải thấy rằng, đây là một tín hiệu tích cực từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp. Theo Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, số tiền 30.000 tỷ đồng tương đương 1,5 tỷ USD để phục vụ cho chương trình này sẽ "tiếp sức" rất lớn cho những người thu nhập thấp có cơ may thực hiện được ước mơ sở hữu một căn nhà riêng. Song cần phải làm rõ đây là vốn ngân sách bỏ ra hay chỉ là vốn "mồi" hỗ trợ, thu hút các nguồn vốn khác. So với các nước khác, thời hạn hỗ trợ 6%/năm chỉ kéo dài trong 3 năm là quá ngắn, trong khi tối thiểu phải là 10 năm, thậm chí 20 năm. Người thu nhập thấp, người nghèo chỉ đủ sức vay lãi suất thấp nhưng phải nhiều năm.
Tính toán sơ bộ, một hộ gia đình ở Hà Nội và TP.HCM thu nhập bình quân khoảng 15 triệu đồng/tháng. Nếu dành khoảng 30% thu nhập để chi trả cho tiền nhà thì mỗi tháng sẽ phải chi 4,5 triệu đồng. Với một căn nhà 800 triệu đồng, lãi suất cho vay thấp nhất 10%/năm thì đã phải trả 80 triệu đồng/năm, tức là 6,6 triệu đồng/tháng, như vậy sẽ không thể xoay xở nổi. Còn đưa xuống 6%/năm thì 1 tháng phải trả 4 triệu đồng, đủ trả tiền lãi suất và có dư ra để trả tiền gốc. Rõ ràng có nhiều căn cứ để Ngân hàng Nhà nước đưa ra mức lãi vay trên, song trước hết phải dựa vào thu nhập, khả năng thanh toán của người dân.
Theo quan điểm của một số tổng giám đốc, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản, Ngân hàng Nhà nước nên cân nhắc hạ thêm mức lãi suất xuống vì xu hướng lãi suất đang có chiều hướng hạ. Nếu giữ cứng mức lãi suất trong 3 năm thì chưa hẳn đã phù hợp, bởi đã là chủ trương hỗ trợ người thu nhập thấp thì lại càng phải tạo điều kiện hơn. Nếu muốn người dân thực sự an tâm vay mua nhà, nên áp dụng mức lãi suất vay 6%/năm kéo dài ổn định trong 20 năm. Nếu lãi suất cho vay của nền kinh tế ở một thời điểm nào đó xuống dưới 6%/năm, thì cũng phải điều chỉnh hạ mức lãi suất vay này xuống tương ứng mức chênh lệch với lãi suất thương mại.
Thực tế vừa qua đã có một số ngân hàng có khá nhiều ưu đãi cho vay mua nhà, nhưng rầm rộ một thời gian ngắn, sau đó lại thả nổi. Có thời điểm lãi suất thả nổi lên tới 20%/năm khiến người mua nhà "méo mặt" phải bán tháo vì không có đủ tiền để trả lãi. Đó là chưa kể, sau 3 năm, trong trường hợp ngân hàng thả nổi lãi suất theo thị trường người mua nhà sẽ rơi vào tình thế "cưỡi trên lưng hổ"?
Chương trình cho vay mua nhà với lãi suất 6%/năm chỉ đạt được hiệu quả thực sự, nếu dòng vốn chảy tới đúng đối tượng thu nhập thấp. Muốn vậy phải giám sát chặt việc cho vay ở các ngân hàng, thậm chí lập đường dây nóng hoặc ban tiếp nhận phản hồi để những người bị hạch sách, hồ sơ đúng chuẩn vẫn bị gạt ra, có "cửa" để kêu. Có như vậy tiền mới đến được tận tay người vay.
Theo ANTD
Tác giả sách in cờ Trung Quốc nhờ bạn tìm ảnh minh họa Tác giả cuốn sách "Bé làm quen với chữ cái" đã nhờ một người bạn là họa sĩ thiết kế để tìm hình ảnh minh họa cho phần nội dung bằng chữ. Lãnh đạo NXB ĐH Sư phạm giải trình Những ngày này, dư luận hết sức búc xúc xung quanh việc phát hiện ra hai cuốn sách dạy cho trẻ sắp vào...