Nói thật, chỉ có giáo viên nào lười mới ngán kiểm tra hồ sơ chuyên môn cuối năm
Kiểm tra hồ sơ giáo viên là hoạt động bình thường trong trường học. Giáo viên đi dạy, phải chuẩn bị hồ sơ, giáo án dạy học, là chuyện bình thường.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 28, 32/2020/TT-BGDDT Ban hành Điều lệ trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nhiều cấp học, giáo viên trên cả nước rất phấn khởi vì từ nay giáo viên chỉ còn 4 loại hồ sơ:
Với giáo viên Tiểu học:
a) Kế hoạch bài dạy.
b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.
c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).
d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội).[1]
Với giáo viên trung học:
a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).
b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).
c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.
d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).[2]
So với trước đây, gánh nặng hồ sơ đã giảm đi một nửa, có thể nói đây là sự chia sẻ, thấu hiểu của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ với giáo viên, khi kịp thời chỉ đạo ra thông tư số 28,32/2020/TT-BGDDT.
Đặc biệt, từ tháng 11/2020 giáo viên tiểu học có quyền sử dụng hồ sơ, giáo án điện tử, chỉ có giáo viên trung học phải chờ… Sở Giáo dục cho phép.
Video đang HOT
Biên bản kiểm tra hồ sơ của một cơ sở giáo dục trước khi có Thông tư số 28,32/2020/TT-BGDDT, cho thấy gánh nặng hồ sơ của giáo viên. Ảnh do tác giả thu thập trên Facebook.
Bài viết “Thanh tra, kiểm tra chuyên môn cuối năm học như thế nào mà giáo viên ngao ngán?” sau khi đăng tải trên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã được chia sẻ trên công đồng mạng xã hội, phần nhiều giáo viên đều đồng tình với bài viết, không nên thanh kiểm tra chuyên môn vào cuối năm học.
Nguyên nhân thì có nhiều, tựu trung lại là giáo viên cuối năm có quá nhiều việc, thanh kiểm tra chuyên môn vào cuối năm học không có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học, nên không cần thanh kiểm tra.
Nhưng thực tế, có phải vậy không lại là chuyện khác.
Thanh kiểm tra hồ sơ chuyên môn vào cuối năm học mới đánh giá chính xác
Kiểm tra hồ sơ giáo viên là hoạt động bình thường trong trường học. Giáo viên đi dạy, phải chuẩn bị hồ sơ, giáo án dạy học, là chuyện bình thường.
Thế nhưng, có những cơ sở giáo dục khi không thấy Phòng Giáo dục (Sở Giáo dục) có kế hoạch thanh kiểm tra đơn vị mình trong năm học là… buông xuôi vấn đề kiểm tra hồ sơ chuyên môn ngay từ… đầu năm.
Một số cơ sở “non gan” hơn thì từ nửa học kì 2 trở đi, vấn đề kiểm tra hồ sơ chuyên môn chỉ còn nằm… trên hồ sơ tổ. Đến tháng, đến kì, cũng có lịch kiềm tra đó nhưng người kiểm tra và giáo viên “thỏa thuận” coi như có đủ, đỡ phiền hà cho cả hai.
Tâm lý chuẩn bị hồ sơ mang tính đối phó thanh kiểm tra, là có thật trong một bộ phận giáo viên hiện nay. Nói thẳng, nói thật như thế, có thể nhiều giáo viên không đồng tình, nhưng đó là sự thật.
Phàm làm bất cứ công việc gì, có kế hoạch, có chuẩn bị thì kết quả tốt hơn, trong dạy học càng chính xác như thế.
Một tiết dạy được chuẩn bị, được đầu tư sẽ có chất lượng hơn hẳn tiết dạy mà lên lớp giáo viên mới… biết đầu bài.
Những giáo viên có kỉ cương, tình thương, trách nhiệm, họ đều chuẩn bị bài đến tiết cuối cùng. Những giáo viên tâm huyết, vì học sinh thân yêu, họ sẵn sàng cho kiểm tra hồ sơ chuyên môn bất cứ khi nào, dự giờ bất cứ tiết nào.
Vì vậy, thanh kiểm tra hồ sơ giáo viên vào cuối năm học là chuyện… bình thường, giáo viên thật sự yêu nghề không có gì phải ngao ngán.
Thanh kiểm tra hồ sơ chuyên môn vào cuối năm học mới đánh giá chính xác, ai là người xứng đáng với các danh hiệu thi đua đã đăng ký đầu năm học.
Để nâng vai trò, vị thế nhà giáo trong xã hội, không chỉ mình Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm được. Mỗi giáo viên phải tự trọng, tự nâng vai trò, vị thế nhà giáo trong xã hội bằng cách hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm viên chức trước đã.
Xã hội nào, người thầy đó, thầy thế nào học trò thế đó. Vì vậy, giáo viên chúng ta hãy cùng góp sức với đồng chí tân Bộ trưởng, đơn giản nhất là có hồ sơ đầy đủ, chuẩn bị kế hoạch bài dạy đến tiết cuối cùng, giúp chất lượng giáo dục ngày càng tốt hơn.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-28-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-tieu-hoc-190610-d1.html
[2]https://luatvietnam.vn/giao-duc/thong-tu-32-2020-tt-bgddt-dieu-le-truong-thcs-va-thpt-190977-d1.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Sử dụng giáo án điện tử sao... cắt văn phòng phẩm giáo viên?
Cắt văn phòng phẩm của giáo viên khi sử dụng hồ sơ điện tử là vô lý, máy móc, thể hiện sự thiếu quan tâm chia sẻ của lãnh đạo nhà trường với giáo viên.
Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 28, 32/2020/TT-BGDDT Ban hành Điều lệ trường Tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông nhiều cấp học, giáo viên trên cả nước rất phấn khởi vì tử nay giáo án sẽ được quản lý và sử dụng dạng điện tử, sẽ giảm được phần in giáo án gây tốn kém, lãng phí so với trước đây.
Thế nhưng, niềm vui đó không đến với tất cả giáo viên trên cả nước, vẫn còn đó một số địa phương... trung thành với giáo án giấy, vẫn coi giáo án giấy là... pháp lệnh.
Cơ sở giáo dục thì không dám mạnh dạn áp dụng thông tư, Sở giáo dục thì "không thấy con khóc nên mẹ không cho bú", không có văn bản chỉ đạo, cứ thế, trên "rải thảm" dưới "rải đinh" giáo viên vẫn phải in giáo án.
Sử dụng giáo án điện tử sao... cắt văn phòng phẩm giáo viên?
Ở một số địa phương thực hiện hồ sơ điện tử, lại nảy sinh vấn đề khác, giáo viên đã sử dụng hồ sơ điện tử nên nhà trường ... cắt tiền văn phòng phẩm của giáo viên!
Phần đa trường học hiện nay trên cả nước đều không có máy tính cho giáo viên soạn bài. Để có hồ sơ điện tử, giáo viên cần có máy tính, đường truyền internet, hai điều kiện này đều do giáo viên bỏ tiền túi đầu tư.
Như vậy, dù không in giáo án, giáo viên cũng phải mất tiền mới có được hồ sơ điện tử nộp cho nhà trường kiểm tra. Chỉ khác là, số tiền đó chi hợp lý, góp phần bảo vệ tài nguyên, môi trường, không gây lãng phí xã hội.
Vì vậy cắt văn phòng phẩm của giáo viên khi sử dụng hồ sơ điện tử là vô lý, máy móc, thể hiện sự thiếu quan tâm chia sẻ của lãnh đạo nhà trường với giáo viên, cũng như thiếu thực tế cuộc sống.
Sử dụng giáo án điện tử sao... cắt văn phòng phẩm giáo viên? (Ảnh minh hoạ: Hoatieu.vn)
Tiền văn phòng phẩm của giáo viên được quy định như thế nào?
Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định về việc tiền văn phòng phẩm của giáo viên mỗi tháng, mỗi năm là bao nhiêu.
Bên cạnh đó cũng chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định về việc giáo viên sử dụng hồ sơ điện tử là không được cấp tiền văn phòng phẩm.
Theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thì văn phòng phẩm của giáo viên là khoản chi thường xuyên.
"Chi thường xuyên: - Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý
Đối với các nội dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ vào khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
Đối với các nội dung chi chưa có định mức chi theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi cho phù hợp theo quy chế chi tiêu nội bộ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình."[1]
Theo Thông tư 71/2014/TTLT-BTC-BNV về Quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Chi văn phòng phẩm: Đơn vị căn cứ vào mức kinh phí thực hiện của năm trước liền kề, xây dựng mức khoán kinh phí văn phòng phẩm (bút, giấy, sổ, bìa tài liệu...) theo đơn vị (Cục, Vụ, Phòng, Ban... chuyên môn), theo từng cá nhân, theo tháng, quý hoặc năm để thực hiện khoán.[2]
Như vậy, tiền văn phòng phẩm của giáo viên được chi theo Quy chế chi tiêu nội bộ. Quy chế chi tiêu nội bộ do tập thể người lao động thảo luận, nhất trí, phù hợp thực tế và không trái với quy định của pháp luật.
Muốn cắt hay duy trì tiền văn phòng phẩm của giáo viên đều phải thay đổi quy chế chi tiêu nội bộ.
Vì thế, giáo viên và các cơ quan trong trường học phải lên tiếng, bảo vệ quyền lợi chính đáng của giáo viên. Giáo viên sử dụng giáo án điện tử vẫn được cấp tiền văn phòng phẩm là phù hợp quy định của pháp luật và thực tế cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://thukyluat.vn/vb/nghi-dinh-16-2015-nd-cp-tu-chu-cua-don-vi-su-nghiep-cong-lap-41134.html
[2]https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Thong-tu-lien-tich-71-2014-TTLT-BTC-BNV-che-do-tu-chu-tu-chiu-trach-nhiem-su-dung-kinh-phi-nha-nuoc-235366.aspx
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên vất vả với yêu cầu minh chứng của Bộ GD-ĐT: 'Không rõ để làm gì' Thời gian vừa qua, không ít giáo viên vừa lo dạy học vừa nhao nhác tìm minh chứng để được truy cập vào hệ thống tập huấn giáo viên cho chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT đang triển khai việc tập huấn trực tuyến cho giáo viên, mỗi giáo viên được cấp một tài khoản riêng và...