NÓI THẲNG: Hãy để họ về nhà!
Vì mưu sinh, hàng trăm ngàn người phải tha hương cầu thực. Giờ họ gặp khó khăn vì dịch bệnh nên đang rất cần những vòng tay nhân ái, “mở đường” để họ hồi hương trong trật tự.
Vậy là không như suy đoán rằng khi TP HCM nới lỏng giãn cách xã hội, tức là mạch sinh kế dần được nối lại, thì lao động ngoại tỉnh sẽ yên tâm bám trụ; mà trên thực tế, dòng người tự phát đổ về quê bằng phương tiện cá nhân đông không tưởng, diễn ra 3 ngày qua chưa dứt.
Hàng ngàn người đội mưa chạy xe máy về quê trong đêm. Ảnh: Camera trạm thu phí
Dòng người về quê đều biết tự ý đi lại và đi đông như vậy là thiếu an toàn phòng dịch, là sai quy định, chắc chắn sẽ bị chặn lại, song họ vẫn liều mình “chất” cả nhà lên xe bởi vì sợ đói hơn sợ Covid-19 khi túi đã rỗng từ lâu, nhà thì ở trọ, việc chưa biết khi nào có, đâu thể nương nhờ vào các gói an sinh của địa phương mãi, con cái học trực tuyến trật vuột… Về quê dù còn nghèo hay đã khấm khá song lúc này vẫn hơn trụ lại đất khách bởi trút được bao gánh lo.
Nguyện vọng hồi hương của người dân là chính đáng, có điều trong bối cảnh dịch bệnh tại TP HCM và nhiều tỉnh, thành còn khá phức tạp như thời gian này thì những làn sóng di dân tự phát đã đặt các địa phương vào thế khó. Ngăn cản, không tiếp nhận thì vừa sai luật vừa trái đạo lý, mà thả cửa thì dễ “vỡ trận” vì khả năng chăm lo mọi mặt của địa phương có hạn. Sóc Trăng là một trong những địa phương sớm quá tải, ngày 3-10 tỉnh này cùng nhiều tỉnh miền Tây kiến nghị Tổ Công tác đặc biệt của Chính phủ tạm ngưng cho người dân tự về quê, thời gian ngưng tiếp nhận 15 ngày.
Video đang HOT
Cứ mở rồi lại đóng, cứ tỉnh này cho qua, tỉnh kia ngăn lại, điệp khúc khổ ải này lại vang lên thêm lần nữa, cho dù trước ngày 30-9 (khi TP HCM chuẩn bị nới lỏng giãn cách xã hội) đã có cảnh báo về sự thiếu nhất quán, thiếu đồng bộ sẽ xảy ra. Qua đây cho thấy giữa các địa phương liên quan không liên kết và thông suốt với nhau. Chưa hết, quan sát lý do 13 tỉnh, thành Tây Nam Bộ tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày là để “chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về” thì đủ thấy các địa phương đã bị động, thiếu dự báo về tình huống này như thế nào.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hôm 2-10 lưu ý các địa phương tuyên truyền vận động người dân ổn định cuộc sống, không di chuyển tự phát. Trường hợp người lao động quyết tâm về quê thì tổ chức đưa đón có trật tự, an toàn, thực hiện đồng bộ giải pháp… Như vậy, ngay từ tuần trước, nếu các tỉnh dự lường được tình hình và chuẩn bị mọi thứ đâu vào đó để đến ngày 1-10 “tổ chức đưa đón” người dân thì đã không xảy ra cảnh tượng buồn như mấy ngày nay.
Tỉnh Phú Yên gần 2 tháng qua liên tục tổ chức đưa dân của mình từ TP HCM và Bình Dương về quê với hơn 30.000 người, tất cả đều bảo đảm an toàn phòng dịch. Đây là tỉnh xa TP HCM, cũng chưa khá giả gì mà làm được và làm tốt thì tại sao các tỉnh gần TP HCM hơn lại không làm được?
Xe cộ không thiếu, các tỉnh cần tổ chức thật sớm các chuyến đưa bà con có nguyện vọng về quê; sau khi sàng lọc y tế thì nên cho hầu hết cách ly tại nhà, bố trí lực lượng địa phương giám sát chặt; chỉ đưa đi cách ly, điều trị các trường hợp F0. Cách ly tại nhà đang là xu thế tiến bộ và hiệu quả. Làm kiểu này thì không tốn nguồn lực bao nhiêu và được người dân ủng hộ.
Người dân vất vả trên đường về quê
Một số quận, huyện của Hà Nội báo cáo số người cần hỗ trợ và có nhu cầu về quê
Theo ông Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) TP Hà Nội, mới có một số địa phương báo cáo số đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 không đủ điều kiện hưởng theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thành phố.
Do đó, Uỷ ban MTTQ thành phố sẽ gia hạn thêm đến hết ngày 15/9 mới tổng hợp chốt số liệu.
Ủy ban MTTQ phường Láng Hạ (Đống Đa, Hà Nội) và các tổ chức đoàn thể hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Trước đó, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội đã có công văn gửi Ủy Ban MTTQ các quận huyện hoàn thành việc rà soát, lập danh sách xét duyệt hỗ trợ các đối tượng khó khăn do ảnh hưởng dịch COVID-19 không đủ điều kiện hưởng theo các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, thành phố trước ngày 14/9.
Theo đó, các đối tượng được hỗ trợ gồm người lao động bị dừng việc làm, mất việc làm trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 17, chỉ thị số 20 của Hà Nội đang gặp khó khăn nhưng không đủ điều kiện nhận hỗ trợ theo các quyết định, nghị quyết của thành phố. Những người không có hộ khẩu Hà Nội, chưa làm đăng ký tạm trú có nhu cầu, nguyện vọng cũng được xem xét hỗ trợ. Bên cạnh đó, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang thuê trọ, người nước ngoài đang sinh sống, học tập và làm việc trên địa bàn cũng thuộc đối tượng được rà soát. Để nhận hỗ trợ, những người thuộc các trường hợp trên làm đơn gửi Ủy ban MTTQ Việt Nam quận, huyện thông qua ban công tác Mặt trận, tổ dân phố nơi đang cư trú, tạm trú.
Ông Nguyễn Sỹ Trường, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội cho biết: Đến cuối ngày 14/9 mới có một số địa phương gửi báo cáo, trong đó có Hai Bà Trưng 9.000 người; Quốc Oai 549 người, Ứng Hòa 2.000 người... Tuy nhiên, số liệu vẫn đang được các quận huyện đối soát, tránh trùng lắp với những nhóm đối tượng đã hưởng theo Nghị quyết 68 của Chính phủ và Nghị quyết 15 của Thành phố. Theo đó, mỗi trường hợp đủ điều kiện sẽ được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội hỗ trợ 500.000 đồng. Kinh phí trích từ Quỹ phòng chống dịch COVID-19 thành phố.
"Từ khi đợt dịch bùng phát lần thứ 4 đến nay, Ủy ban MTTQ Hà Nội đã hỗ trợ hơn 366.000 suất quà, nhu yếu phẩm... trị giá hơn 107 tỷ đồng. Thông qua đường dây nóng, bất kỳ yêu cầu hỗ trợ nào được gửi tới đều được MTTQ các cấp xác minh và hỗ trợ với mục tiêu không để ai bị đứt bữa", ông Nguyễn Sỹ Trường chia sẻ.
Hà Nội cũng đang rà soát nhu cầu trở về quê của người dân, người lao động ngoại tỉnh. Sau 2 ngày thống kê, rà soát, một số địa phương đã tổng hợp danh sách và gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội.
Đơn cử như quận Hà Đông có 17 phường rà soát, lập danh sách 2.247 người có nhu cầu trở về quê; quận Cầu Giấy có 1.411 người; huyện Đông Anh có 1.704 người, huyện Hoài Đức có 1.027 người...
Về gói hỗ trợ an sinh xã hội của Chính phủ, tổng số người được có quyết định hỗ trợ theo nhóm đối tượng này là hơn 1,617 triệu người lao động, người sử dụng lao động với kinh phí gần 541 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách. Trong đó chính sách hỗ trợ lao động tự do đã đến với gần 150.000 người, số tiền hỗ trợ là gần 225 tỷ đồng.
Về chính sách đặc thù của thành phố, đã có hơn 285.000 người, hộ kinh doanh được thụ hưởng với kinh phí hơn 289 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách.
Hà Nội hỗ trợ nơi ở tạm thời cho lao động ngoại tỉnh Lao động ngoại tỉnh gặp khó khăn không có nơi cư trú do dịch Covid-19 sẽ được hỗ trợ nơi ở tạm thời và hưởng các chính sách hỗ trợ khác của thành phố. Thành phố Hà Nội ra công văn yêu cầu các quận, huyện, thị xã thực hiện chủ trương trên từ 14/8. Chính quyền cơ sở bố trí lực lượng...